Lạm Phát ở ViệtNam giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu -ktvm_bai_hoan_chinh_4168 (Trang 32 - 36)

Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Tuy nhiên theo lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam đang phải chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Cái giá phải trả cho tốc độ tăng trưởng cao là mất ổn định kinh tế vĩ mô ít nhất là trong trung hạn. Điều này được thấy rõ nhất thông qua lạm phát và tình hình kinh tế nước ta năm 2008.

Năm 2008 đã đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam như một năm đầy biến động và sóng gió trên tất cả các thị trường. Từ thị trường trong nước đến thị trường nước ngoài, từ thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường, cao cấp đến thị trường tài chính và thị trường bất động sản. Nhìn lại chặng đường một năm giúp ta rút ra nhiều bài học quí giá cho những chặng đường phát triển tiếp theo.

2.3.4 Diễn biến

*Giai đoạn lạm phát tăng nhanh ( 3 quí đầu năm)

Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua. Tín hiệu này đã được ghi nhận và xử lý kịp thời. Tuy nhiên do không phân tích đúng nguyên nhân của lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện không nghiêm túc nên mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63%.

Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát. Trong bối cảnh lạm phát quá cao, kết quả tăng trưởng đã mất đi khá nhiều ý nghĩa. Nhất là đối với các tầng lớp nghèo dễ

bị tổn thương, thu nhập chủ yếu trông chờ vào đồng lương. Khi vật giá leo thang số tiền mỗi người có được dường như là nhiều hơn do doanh thu bán hàng, thu nhập hoặc tiền lương khá hơn trước. Nhưng thực chất họ lại mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn vì sức mua của đồng tiền đã giảm. Nếu không nhận diện đúng và có những biện pháp thích hợp thì nguy cơ phải đối mặt với lạm phát phi mã gây bất ổn kinh tế xã hội là điều khó tránh khỏi.

Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công bố chỉ số CPI đã lên tới 26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007. Riêng nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3% và gần 60%. Điều này đã phá vỡ mọi dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao động là nông dân. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ còn 20%.

Thông thường những tháng gần tết giá cả tăng nhanh. Nhưng năm 2008 đặc biệt hơn vì qua tết Mậu tý mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận động của giá cả trong thời gian gần đây.

Sau hơn 1 thập kỉ từ năm 1992, “bóng ma” lạm phát dường như đang quay trở lại và đe dọa những thành quả kinh tế xã hội mà nước ta đạt được.

Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng. Giá cả tăng liên tục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước. So với tháng 12 (2007), CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9.2%. Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới 16%. Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo lắng sẽ quay về nạn đói khủng

khiếp năm 1945. Còn các cơ quan chức năng nhà nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu mặc dù giá lúa gạo đang rất cao.

Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm trong khi tỷ lệ đầu tư vẫn ở mức cao. GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gấn đây. Xuất hiện những cơn “sốt ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới chỉ bằng khoảng ¼ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đánh mất toàn bộ điểm tích lũy được 3 năm qua. Giá vàng có thời điểm lên đến xấp xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ giá hối đoái trên thị trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD….

Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài chính tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản. Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8% và 21.7%.

Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ 17 năm qua. Điều đó cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ mất giá của đồng tiền: sau 3 năm (tính đến tháng 9/ 2008) đồng tiền đã mất giá 48.5% so với kỳ gốc 2005.

*Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm)

Sang tháng 10,11,12 liên tiếp 3 tháng giá nhiều loại hàng hóa đã chững lại và giảm xuống. CPI cũng giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tháng âm: -0.19 (tháng 10), -0.76 (tháng 11), -0.66 (tháng 12). Tỷ lệ lạm phát từ 21.9% vào thời điểm tháng 9 chỉ còn 19.89% so với tháng 12 (2007), làm dịu bớt cơn lạm phát của Việt Nam. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng nhanh; hàng phi lương thực thực phẩm mặc dù chậm nhưng vẫn tăng giá. Đến cuối năm hàng lương thực thực phẩm dường như không tăng nữa và đồ thị là một đường nằm ngang. Trong khi đó giá hàng hóa phi lương thực thực phẩm giảm nhanh nên tốc độ tăng giá chung giảm xuống. Bên cạnh đó là nhờ những biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng chẳng hạn như Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP

ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp…..

Chúng ta đã chủ trương đúng khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung vào chống lạm phát. Thành công nhờ hệ thống chống lạm phát bảo đảm tính trọn gói, sát với nguyên nhân. Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động cả hệ thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát.

2.2.2 Nguyên nhân

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009 là sự tác động của tổ hợp ba dạng lạm phát: lạm phát tiền tệ , lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.

2.2.2.1 Lạm phát tiền tệ

Tăng trưởng tín dụng trong nước được mở rộng quá mức từ 2005 đến năm 2007 và kéo dài sang nhiều tháng đầu năm 2008 làm cho việc cấp tín dụng cho các hoạt động đầu cơ chứng khoán, đầu cơ bất động sản còn dễ dàng hơn cấp tín dụng cho các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%, tốc độ tăng tổng

phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006. Tính đến 31/12/2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31/12/2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 57,53% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế tăng mạnh. Các nguồn vốn ngoại ( đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài , ODA, kiều hối ) tràn vào khá lớn từ năm 2007 và tăng đột biến ngay từ đầu năm 2008. Để duy trì tỷ giá USD, ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỷ USD (năm 2006 ) lên 21,6 tỷ USD (năm 2007) và đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường. Trong khi đó, một mặt khả năng tiêu hóa nội địa còn thấp kém, năng lực sản xuất trong nước không theo kịp làm xảy ra tình trạng dư thừa tiền trong lưu thông. Mặt khác, công tác điều hành của nhà nước không theo kịp nhịp độ, không thu hồi kịp thời lượng thiền tung ra mua ngoại tệ dự trữ khi các dòng ngoại tệ tràn vào đã làm cho các nghiệp vụ thị trường mở không đủ khả năng trung hòa các “ phản ứng phụ” của dòng ngoại tệ. Trong lưu thông, cung tiền qua mức cần thiết trong khi cung đứng yên thì tất yếu dẫn đến lạm phát. Nếu phản ứng không kịp, để kéo dài sẽ sinh ra lạm phát cao, điều đó không thể tránh khỏi.

2.2.2.2 Lạm phát cầu kéo

Do lượng tiền cung ứng vào lưu thông quá nhiều, quan hệ-tiền- hàng mất cân dối nghiêm trọng. Điều đáng chú ý là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ được nới lỏng từ nhiều năm trước và tiếp tục được nới lỏng trong quý đầu năm 2008. Tổng đầu tư của xã hội năm 2007 là 493,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 77% so với năm 2006, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỷ đồng, bắng 4,95% GDP.

Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỷ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Điều đó dẫn đến cả chi tiêu công và tư đều tăng làm tăng nhu cầu trong khi nền cung không tiến kịp dẫn đến cầu lớn hơn cung kéo giá cả tăng, gây ra lạm phát cầu kéo.Không chỉ thế, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập liên quan đến hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp luật đã làm gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc gia tăng đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo đà phát triển bền vững trong dài hạn.

2.2.2.3 Lạm phát chi phí đẩy

Trước hết, việc tăng lương, tăng giá xăng dầu, điện nước, vận tải… đều xuất phát từ phía người bán ( do chiếm vị tri độc quyền, do liên kết, thao túng giá, do thiếu trách nhiệm với chính phủ và xã hội… ) và nhiều khi còn được cộng hưởng với việc điều hành, quản lý giá chưa hiệu quả của nhà nước. Sự hợp lực của hai yếu tố này đã tạo lực đẩy chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao làm tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế nước ta phải đối mặt với tình trạng nhập siêu hơn 20 năm nay do hiệu quả cũng như năng suất lao động thấp, khả năng tiêu hóa các luồng vốn lớn từ bên ngoài còn kém…. Tình trạng nhập siêu còn nghiêm trọng hơn vào đầu năm 2008, từ đó tạo điều kiện cho lạm phát chi phí đẩy bùng phát. Nền kinh tế bị phụ thuộc vào bên ngoài, nhập siêu quá lớn sẽ làm loạn giá cả trong nước, nhất là khi gía cả trên thị trường thể giới biến động mạnh. Điều này đặt biệt rõ khi giá dầu thô và nhiều nguyên vật liệu chính, sắt thép, phân bón, xăng dầu… trên thị trường thế giới tăng đột biến đầu năm 2008 và sau đó giảm mạnh từ quý IV-2008 đã làm cho giá cả trong nước biến động theo một cách thất thường. Gía dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1/2007 lên 89,4 USD/ thùng tháng 12/2007 và đạt đỉnh mới 125,96 USD /thùng vào ngày 9/5/2008.

Một phần của tài liệu -ktvm_bai_hoan_chinh_4168 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w