• Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một bộ luật nào dành riêng cho hoạt động bảo lãnh. Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, bảo lãnh chỉ được đề cập đến trong một số văn bản dưới luật của NHNN. Trong hoạt
động của mình , các NHTM quốc doanh vừa phải chấp hành luật Doanh nghiệp Nhà nước vừa phải tuân thủ luật các Tổ chức tín dụng. Chúng ta cần xây dựng một đạo luật về bảo lãnh đồng bộ và thống nhất với các luật trên để tránh tình trạng quá chung chung như hiện nay dẫn đến khó thực hiện, khó xử lý và có khi bị lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để phát sinh tiêu cực . Luật bảo lãnh cần có những quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục thực hiện cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch của bảo lãnh, giải quyết những tranh chấp phát sinh.
• Thứ hai, chính phủ cần ổn định môi trường chính trị xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ, tín dụng và giá cả. Môi trường kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ- ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Bất ổn về kinh tế chính trị xã hội luôn đem lại những rủi ro bất khả kháng đối với ngân hàng và doanh nghiệp, làm giảm chất lượng của họat động bảo lãnh.
• Thứ ba, chính phủ phải xây dựng một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngân hàng trong kinh doanh, phân chia rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động chính sách hỗ trợ của các ngân hàng thương mại để giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.
• Thứ tư, công khai hoá các thông tin tài chính, báo cáo tài chính, tạo ra một môi trường kinh doanh trong sáng, lành mạnh không chỉ trong hệ thống doanh nghiệp mà còn trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Kết luận
Trong thời gian thực tập, đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ, tôi đã nhận thức được vai trò của hoạt động bảo lãnh và tầm quan trọng của việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nước ta hiện nay. Bảo lãnh không chỉ mang lại doanh thu cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của NHCT Sông Nhuệ và phát triển hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại của ngân hàng. Trong các năm vừa qua NHCT Sông Nhuệ với khả năng và sự nỗ lực của mình đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động này cũng gặp phải không ít những khó khăn và hạn chế. Do vậy, việc phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ là một việc làm hết sức cần thiết.
Bài viết trên đã đưa ra được phần nào thực trạng hoạt động bảo lãnh và một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ . Hy vọng rằng đây sẽ là những giải pháp phù hợp và có tính khả thi cao giúp ngân hàng có thể đạt được mục tiêu phát triển của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khả năng tìm hiểu lý luận và thực tiễn của bản thân nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót cần phải bổ sung. Vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến phê bình, đóng góp của thầy cô và độc giả để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Lữ - Giảng viên khoa Ngân hàng – Tài chính trường ĐH KTQD và sự giúp đỡ của ban giám đốc và các cô chú phòng Khách hàng - NHCT Sông Nhuệ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
---
1. Các báo cáo tổng kết của NHCT Sông Nhuệ năm 2004, 2005, 2006. 2. Các quyết định về hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng.
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại- TS. Phan Thị Thu Hà- Nhà xuất bản Thống kê,2006.
4. Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng- Lê Uyên- Nhà xuất bản Thống kê,1997.
5. Bảo lãnh tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng- Nguyễn Trọng Thuỳ- Nhà xuất bản Thống kê, 2000.
6. Các luận văn của khoá 43, 44 về phát triển chất lượng hoạt động bảo lãnh. 7. Luật các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng- Nhà xuất bản chính
MỤC LỤC
1.1.1.1.Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau...5
1.1.1.2. Bảo lãnh mang tính độc lập...6
1.2.3.4. Bảo lãnh thanh toán ...18
1.3.1.3. Quy trình bảo lãnh...22
1.3.1.4 .Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng...22
2.3.1. Những thành tựu đạt được...50
3.2.1. Nâng cao công tác điều hành và hoạch định chiến lược phát triển bảo lãnh...56
3.2.4.Tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh...58
3.2.6. Tiếp tục hiện đại hoá ngân hàng...62
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước...63
3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ...64