Khuôn khổ chúng của luật pháp và qui định của Việt Nam liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là nằm ở Phần Part VI của Bộ Luật Dân sự và những Nghị định thi hành cũng như một số văn bản pháp luật khác, bao gồm::
- Nghị định 76/CP ban hành ngày 24/10/1996 về quyền tác giả;
- Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp,
- Nghị định số 12/1999/ND-CP ban hành ngày 06/3/1999 về xử lý vi phạm đối với quyền sở hữu công nghiệp;
- Nghị định 54/2000/ND-CP ban hành ngày 13/10/2000 về bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, rượu và rượu vang; và
Hơn nữa, Bộ Luật hình sự của Việt Nam cũng có những phần liên quan đến các vi phạm hình sự của quyền sở hữu trí tuệ.
Nghị định 54 nêu rõ việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý một cách tự động mà không cần phải đăng ký nếu thỏa mãn những điều kiện được qui định trước. Theo Nghị định này, việc đăng ký những nhãn mác thương mại tương tự hay làm gây nhầm lẫn đối với chỉ dẫn địa lý, kể cả tên gọi xuất xư, là bị cấm.
Theo Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11, giống thực vật được bảo hộ phải là giống mới, ổn định, đồng nhất và có giá trị sử dụng, và chỉ có người tác giả của giống thực vật hay người được tác giả ủy quyền muốn được đăng ký quyền tác giả đối với Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới. Các tác giả được bảo hộ sẽ được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có giá trị 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, đối với cây thân gỗ và nho là 25 năm. Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có một số quyền đáng kể như sản xuất hay nhân giống, chế biến giống, bán hay các hình thức trao đổi khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có các hiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhiều nước trên thế giới như EU, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ. Chính phủ hiện nay đang xúc tiến công việc để Việt Nam có thể nhanh chóng gia nhập Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng (UPOV).
Nói tóm lại, có vẻ như không có mâu thuẫn lớn giữa qui định của luật pháp hiện hành của Việt Nam và các yêu cầu của Hiệp định TRIPS liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù vậy, có những mối lo ngại nhất định về sự không rõ ràng cũng như khả năng thi hành pháp luật trong thực tế còn kém. Cũng có thể nhận thấy rằng, mặc dù các qui định trong luật pháp của Việt Nam có vẻ như đã đề cập đến mọi khía cạnh của Hiệp định TRIPS liên quan đến sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp, nhưng thực tế chúng đôi khi còn quá chung chung và do đó có thể dẫn đến những diễn giải khác nhau. Ngay cả trong nhiều trường hợp, mức xử phạp là quá thấp, không đủ để răn đe những đối tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Do vậy, những hạn chế này đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. Trước thực trạng này, nó đã tạo ra một trở ngại cho lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư vào những dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới và do đó hạn chế sự hội nhập tích cực của nông nghiệp Việt Nam.