Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 36 - 41)

HIỆU QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI

ĐOẠN NÀY

3.1 Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra. tra.

Đánh giá đầy đủ, đúng đắn thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là một vấn đề quan trọng để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu cũng như của những tồn tại, làm cơ sở cho việc xác định những giải pháp nhằm nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện quyền công tố của VKS.

Những kết quả đạt được:

Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKS trong nhiều năm qua đã có những tiến bộ. Qua 6 tháng đầu năm 2002, VKS các cấp đã từ chối phê chuẩn tạm giam hơn 200 trường hợp không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, nhưng cũng yêu cầu CQĐT bắt tạm giam hơn 100 trường hợp. Các VKS địa phương đã cùng với cơ quan điều tra xác định được hơn 1000 vụ án trọng điểm, VKS đã quyết định truy tố hơn 800 vụ.

Năm 2003, VKS các cấp đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam. Số người bị bắt, tạm giữ sau đó bị khởi tố hình sự chiếm tỷ lệ 89,2%. Một số địa phương tỷ lệ bắt, giữ rồi chuyển khởi tố hình sự đạt trên 97%. VKS đã không phê chuẩn tạm giam gần 400 trường hợp do không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật. Số bị can được VKS đình chỉ do không phạm tội giảm 40,4% so với năm 2002. VKS các cấp đã có nhiều tiến bộ

trong việc quản lý và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm. Thông qua tiếp nhận, quản lý và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, VKS các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố gần 100 VAHS; hủy hàng chục quyết định khởi tố vụ án và quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT.

Trong 6 tháng đầu năm 2004, số vụ án VKS các cấp đã giải quyết đạt 88,6% số vụ phải xử lý, trong đó quyết định truy tố đạt 98,6% số vụ đã giải quyết. Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa VKS các cấp với CQĐT trong việc quyết định và phê chuẩn việc bắt, tạm giữ nên chất lượng bắt, giữ được nâng lên. Số người bị bắt, tạm giữ hình sự được chuyển khởi tố hình sự đạt 92,1% [10, tr.129].

Năm 2004, VKSND các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 154 VAHS; hủy 31 quyết định không khởi tố không đúng của CQĐT; trực tiếp khởi tố và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra 65 vụ, tăng 16 vụ so với năm 2003; đã hủy bỏ 41 quyết định khởi tố vụ án, 18 quyết định khởi tố bị can của CQĐT. VKS quân sự các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 13 VAHS, tăng 8 vụ so với năm 2003 [13, tr.36].

Thông qua thực hành quyền công tố, nhiều VKS địa phương đã chú trọng việc tổng hợp vi phạm để ban hành kiến nghị, yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Thực hiện sự chỉ đạo của VKSNDTC, VKS các cấp đã nâng cao trách nhiệm trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, đồng thời có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ các trường hợp quá hạn tạm giam trong các giai đoạn tố tụng để kịp thời kiến nghị, yêu cầu khắc phục. Số người bị bắt giữ chuyển khởi tố hình sự đạt 89,2%, tăng 1,2%. Việc phê chuẩn, không phê chuẩn các trường hợp bắt, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam được xem xét thận trọng hơn. VKS các cấp

đã không phê chuẩn bắt khẩn cấp hơn 40 trường hợp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ hơn 80 trường hợp, không phê chuẩn tạm giam hơn 100 trường hợp, không phê chuẩn bắt giam hơn 90 trường hợp, không phê chuẩn gia hạn tạm giam gần 20 trường hợp, yêu cầu CQĐT bắt giam hơn 100 trường hợp để điều tra, xử lý theo pháp luật [10, tr.130].

Năm 2004, toàn quốc có 45.205 người bị bắt, tạm giữ hình sự, giảm 1.190 người so với năm 2003, CQĐT điều tra và VKS đã giải quyết được 44.682 người, trong đó khởi tố 40.995 người, đạt 91,7%, tăng 1,3% so với năm 2003. Cũng trong năm 2004, VKS các cấp đã giải quyết được 49.884 vụ/79.036 bị can trên tổng số 51.580 vụ/82.675 bị can, đạt 98,5% số vụ, tăng 0,6%; trong đó quyết định truy tố 49.182 vụ/77.505 bị can, đạt 96,7% số vụ án, tăng 0,2% so với năm 2003. CQĐT và VKS các cấp đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án do không phạm tội đối với 289 bị can, giảm 67 bị can và 18,8% so với năm 2003 [13, tr.36].

Như vậy, ngành kiểm sát đã có nhiều cố gắng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, đảm bảo đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có hiệu quả. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, VKS đã kịp thời đưa ra truy tố nhiều tội phạm nguy hiểm. Việc phát hiện và xử lý các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia có tác động lớn đến dư luận trong và ngoài nước, làm rõ âm mưu đen tối của bọn phản động hòng gây mất ổn định chính trị đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, đã truy tố nhiều vụ án tham nhũng lớn, buôn lậu lớn, điển hình như: vụ A Quý và đồng bọn buôn lậu, vụ TAMEXCO, vụ Tân Trường Sanh, vụ Minh Phụng - EPCO, vụ Ngân hàng Việt Hoa, vụ án Mường Tè - Lai Châu và một số vụ tham nhũng xảy

phạm xâm phạm trật tự trị an xã hội, các VKS tập trung giải quyết và đưa ra truy tố nhiều vụ án nghiêm trọng xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân, các vụ phạm tội hiếp dâm, cờ bạc, vi phạm trật tự an toàn giao thông; đã tham gia giải quyết nhiều băng nhóm tội phạm nghiêm trọng như các vụ Vũ Xuân Trường, Nguyễn Văn Tám ở Nam Định, vụ Khánh Trắng và đồng bọn phạm tội giết người, cướp tài sản, vụ Trương Văn Cam ở thành phố Hồ Chí Minh, vụ Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội phạm tội tham ô, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, vụ Phạm Văn Phương ở Bà Rịa - Vũng Tàu phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vụ Bế Văn Huân phạm tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng…

Thông qua công tác nắm vững tình hình vi phạm và phạm tội, VKS đã kịp thời nắm chắc việc cơ quan Công an phân loại vi phạm và tội phạm, từ đó có biện pháp hạn chế tình hình khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều vụ án hoặc tự mình khởi tố vụ án, khởi tố bị can và yêu cầu điều tra. Nhận thức rõ mục đích yêu cầu của công tác thực hành quyền công tố không chỉ nhằm bảo đảm việc truy tố tội phạm và người phạm tội có căn cứ và hợp pháp mà còn bảo đảm việc điều tra của các CQĐT được thực hiện đúng quy định của pháp luật nên trong quá trình công tác VKS đã chú trọng theo dõi và tập hợp các vi phạm pháp luật của CQĐT để sau đó kiến nghị khắc phục.

Những hạn chế tốn tại:

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn điều tra còn bộc lộ nhiều tồn tại cần được khắc phục.

Hạn chế trong việc quản lý và xử lý tin báo, tố giác tội phạm của VKS. Nhiều nơi do không quản lý được tình hình tin báo, tố giác về tội phạm nên kết quả số VAHS khởi tố chưa phản ánh hết thực trạng số vụ phạm tội xảy ra, có những địa phương, VKS không yêu cầu CQĐT khởi tố hay trực tiếp khởi tố được VAHS nào.

Vẫn còn xảy ra những trường hợp khởi tố oan, sai khi chưa đầy đủ dấu hiệu của tội phạm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tình trạng để CQĐT khởi tố không đúng pháp luật còn xảy ra, nhưng VKS không kịp thời sử dụng quyền công tố để hủy bỏ, sau đó phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Tỷ lệ án đình chỉ điều tra hàng năm vẫn còn ở mức cao, thể hiện công tác thực hành quyền công tố chưa đạt hiệu quả, chất lượng cao, chưa bám sát chặt chẽ quá trình điều tra. Đặc biệt là trong những năm gần đây, công tác thực hành quyền công tố đã để xảy ra nhiều vụ án sai lầm nghiêm trọng, làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.

Một tồn tại cần chú ý là tỷ lệ số vụ án được VKS các cấp thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố và trong quá trình điều tra còn thấp, có những nơi chỉ mang tính hình thức, không đạt được hiệu quả thực sự. Việc không thực hành quyền công tố ngay từ đầu là một trong các nguyên nhân làm giảm chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra. Do không thực hành quyền công tố ngay từ đầu nên công tác thực hành quyền công tố trở nên thụ động, phụ thuộc vào kết quả điều tra của CQĐT. VKS không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra cũng như không chỉ đạo được quá trình điều tra, để xảy ra những trường hợp truy tố không có căn cứ, làm oan người vô tội. Do không khẳng định được đúng vai trò của mình nên vẫn còn xảy ra tình trạng cáo trạng chỉ là

Chất lượng điều tra, thu thập chứng cứ ở giai đoạn điều tra chưa cao nên việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn nhiều. Năm 2004, VKS trả hồ sơ để CQĐT điều tra bổ sung 3.162 vụ chiếm 6,1% tổng số vụ thụ lý, tăng 1.254 vụ và 2,5% so với năm 2003; Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung 2.517 vụ, chiếm 5,1% số vụ án truy tố, tăng 650 vụ và 1,4% so với năm 2003 [13, tr.38].

Trong quan hệ với CQĐT vẫn còn biểu hiện của tư tưởng hoặc ngại va chạm, xuôi chiều nên không sâu sát, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật của CQĐT, hoặc tuyệt đối hóa quan hệ phối hợp mà buông xuôi trách nhiệm, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hoặc của liên ngành, do vậy công tác phát hiện và kiến nghị đối với các vi phạm pháp luật của CQĐT chưa làm thường xuyên và đều đặn ở ba cấp kiểm sát.

Ngoài ra còn tồn tại những bất cập, cả chủ quan và khách quan như chưa có cơ chế bảo đảm để VKS thực hiện tốt chức năng của mình; lực lượng KSV nhiều nơi còn thiếu trong khi lượng án quá nhiều; năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ KSV chưa cao; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn thiếu. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải có những giải pháp tích cực, thiết thực để nâng cao chất lượng hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w