Trong việc tiếp nhận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn học của phương Tây, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hầu nhưđã tiếp thu toàn bộ các phương pháp mà giới nghiên cứu văn học các nước đã từng áp dụng. Trong phạm vi giới hạn số trang của một luận án, chúng tôi xin được chọn ra năm phương pháp nổi bật, có được nhiều thành tựu nhất
để nghiên cứu và phân tích.
Phương pháp so sánh là một phương pháp đã xuất hiện từ lâu trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu văn học nói riêng. Đây là một thao tác tư duy quan trọng trong việc nhận thức sự vật, hiện tượng nhằm phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt
để chiếm lĩnh bản chất sự vật, hiện tượng. Các tác giả thời trung đại như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Cao Bá Quát... khi khẳng định cái hay, cái độc đáo của văn học nước mình với Trung Hoa đều có so sánh tác giả văn chương Việt Nam với tác giả văn chương Trung Quốc.
Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, cùng với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Chính trong sự giao lưu này, văn học Việt Nam đã nhanh chóng hiện đại hóa. Vì vậy, ý thức về việc cần phải có so sánh trong văn học nhằm nhận ra chân lý nghệ thuật ngày càng rõ nét. Và so sánh thực sự là một trong những phương pháp rất thành công của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa của văn học dân tộc giai đoạn này.
Trong các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều, các tác giả như Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm đều có sử dụng phương pháp so sánh. Phạm Quỳnh, trong bài nghiên cứu của mình, ở phần “Cội rễ Truyện Kiều”, tác giảđã dịch cuốn tiểu thuyết Vương
Thuý Kiều - nguyên tác của Dư Hoài trong Ngu Sơ tân chí để so sánh với tác phẩm Truyện
Kiều, từ đó có cơ sở khẳng định tác phẩm Truyện Kiều có nguồn gốc từ tiểu thuyết Trung Hoa. Phạm Quỳnh cũng đã đem nhân vật Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du so sánh với nhân vật trong tiểu thuyết của “Thái Tây” để khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong việc sáng tạo nhân vật. Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều cũng đã sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự giống và khác nhau vế cốt truyện và nhân vật Kiều trong tác
phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du với Ngu Sơ tân chí của Dư Hoài và Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Dương Quảng Hàm khi nghiên cứu về Truyện Kiều
của Nguyễn Du, cũng đối chiếu Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện để khẳng định Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Và sau khi so sánh, nhà nghiên cứu đã nhận xét rất xác đáng: dù chịu ảnh hưởng về cốt truyện, nhưng Nguyễn Du không phải là nhà phiên dịch tác phẩm văn xuôi của Trung Hoa ra thành một truyện văn vần của ta. Tác phẩm Truyện Kiều là một công trình sáng tạo đặc sắc.
Vận dụng phương pháp so sánh xuyên suốt sự trình bày bộ mặt, diễn tiến và thành tựu của văn học nước nhà là một trong những thành công về phương pháp nghiên cứu của học giả Dương Quảng Hàm. Bằng cách này, tác giả Việt Nam văn học sử yếu đã chỉ ra được
những nhân tố và những nguồn gốc ảnh hưởng bên trong cũng như bên ngoài đã tác động vào sự hình thành và phát triển của nền văn học nước ta như: văn chương bình dân, ảnh hưởng của người Tàu, ảnh hưởng của người Pháp, phép học, phép thi, ngôn ngữ, văn tự; cũng như thấy được những biểu hiện mạnh mẽ của tinh thần độc lập, tự chủ, tự tôn của người Việt trong sáng tạo văn học bên cạnh sự ảnh hưởng của nước ngoài. Ở từng vấn đề nêu ra, Dương Quảng Hàm có những so sánh cụ thể. Chẳng hạn:
- So sánh ảnh hưởng trên phương diện nội dung và tư tưởng, Dương Quảng Hàm viết phần giới thiệu Tính cách phổ thông của văn chương Tàu và văn chương Việt Nam, trong đó nêu lên những điểm giống nhau về tư tưởng và lời văn như: chú trọng về luân lý, trọng lý tưởng, không vụ tả thực, tôn kính cổ nhân, tính cách cao quí, chú trọng điển cố, âm điệu trong văn chương Việt Nam và Trung Quốc. Tương tự, khi giới thiệu Ảnh hưởng của nền
văn mới nước Tàu (Lương Khải Siêu) và nền Pháp học đối với tư tưởng và ngôn ngữ người
Nam, Dương Quảng Hàm nêu lên cuộc cách mạng văn học của Tàu và các văn sĩ Tàu có ảnh hưởng đối với sĩ phu nước ta như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; ảnh hưởng của nền Pháp học về đường luân lý xã hội, học thuật, văn chương, ngôn ngữ, văn tự để thấy bước chuyển mình của văn học nước ta trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- So sánh ảnh hưởng trên phương diện thể loại, Dương Quảng Hàm đã giới thiệu Các
thể văn của Tàu và của ta, Thi pháp của Tàu và âm luật của ta, Phép đối và thể phú trong
văn Tàu và văn ta để trình bày những thể loại mà văn học Việt Nam tiếp nhận từ văn học
Trung Quốc cũng như những biến đổi của các thể loại ấy. Nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra
điểm khác biệt cơ bản giữa văn vần Việt Nam và văn vần của Trung Quốc là ở cách gieo vần. Đồng thời, ông cũng giới thiệu các thể loại chỉ có ở nước ta như: truyện Nôm, ngâm, hát nói, ca Huế, hát bội. Dương Quảng Hàm cũng giới thiệu Sự biến hóa các thể văn: Kịch - Phê
bình - Văn xuôi - Văn dịch - Văn viết báođể nói về sự ảnh hưởng trên phương diện thể loại
của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam. Đối với từng thể loại, sau khi nghiên cứu, Dương Quảng Hàm đều có những nhận xét tuy ngắn gọn nhưng bao quát toàn bộ về sự phát triển của nó. Chẳng hạn, bàn về thể phê bình, ông cho rằng: “Thể phê bình là một thể ta mới mượn của Pháp văn. Không phải xưa kia các cụ không hề phê bình, nhưng các lời phán đoán, khen chê của các cụ chỉ xen vào trong một bài văn hoặc một cuốn sách, chứ chưa hề biệt lập thành một tác phẩm, thành một thể văn riêng. Mãi gần đây, các văn gia mới phỏng theo thể
quốc văn mới, văn xuôi là thể văn đã biến hóa và có phần tiến bộ hơn cả, vì thểấy là thể văn hay dùng đến nhất và được nhiều nhà trứ tác viết đến” [46,tr.416].
- So sánh ảnh hưởng trên phương diện ngôn ngữ văn tự: cùng với việc xác định vị trí của chữ Hán với tư cách là văn tự chính thức và thành tựu văn học viết bằng chữ Nôm ở thời trung đại, Dương Quảng Hàm còn đánh giá cao vai trò của giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ. So sánh tiếng Việt với tiếng Tàu, tiếng Pháp, Dương Quảng Hàm cho rằng: tiếng Việt giàu về các từ ngữ cụ tượng nhưng nghèo về các từ
ngữ trừu tượng. Ông cũng đã phân tích khá kỹ về mặt nguồn gốc của những từ ngữ tiếng Việt mới xuất hiện mượn của Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, và nhận xét có ba loại như sau: mượn ở chữ Nho, có hai cách lấy chữ cũ dùng theo nghĩa mới và ghép chữ Nho để dịch tiếng nước ngoài; tiếng nôm na do dân chúng đặt ra; phiên âm từ tiếng Pháp. Nhà nghiên cứu cũng lưu ý cách dùng sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể nhằm đưa tiếng Việt thành một ngôn ngữ chuẩn mực và khoa học.
Không chỉ bàn về ảnh hưởng nhiều mặt trên phương diện ngôn ngữ, văn tự, nội dung, tư tưởng tác phẩm…, Dương Quảng Hàm còn so sánh ảnh hưởng trên phương diện tác giả. Bàn về vấn đề này, ông đã giới thiệu những văn sĩ và thi sĩ Tàu có ảnh hưởng lớn đến văn chương Việt Nam như: Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Lý Bạch, Hàn Dũ, Tô Đông Pha, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi; đồng thời ông cũng giới thiệu các tác giả Việt Nam danh tiếng thời Trung đại như: Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Du…và nêu lên những giá trị đích thực trong những tác phẩm xuất sắc được tạo nên bởi những tài năng này. Tóm lại, so sánh để truy tìm các nguồn ảnh hưởng
đối với sự phát triển của văn học nước nhà là một trong những giá trị độc đáo góp phần khẳng định thành công của tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu. Trong quá trình so sánh, nhà nghiên cứu một mặt thừa nhận ảnh hưởng lâu dài và mạnh mẽ của văn chương Tàu và văn chương Pháp trong việc hình thành và phát triển của văn học Việt Nam; mặt khác ông cũng thấy được sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn học nước ngoài của các nhà văn nước ta trong việc gây dựng nền văn học dân tộc từ trung đại sang hiện đại với sự nở rộ hài hòa đủ
các thể loại: thơ, văn xuôi, kịch nói, phê bình, nghiên cứu, lý luận văn học. Và điều này đã
được nhà nghiên cứu Thanh Lãng đánh giá chính xác như sau:
Nhưng cái hay nhất và giá trị nhất trong bộ văn học sử đầu tiên là việc nghiên cứu khá tỉ mỉ và cẩn thận các nguồn ảnh hưởng đã đóng góp vào việc quy định sự hình thành của văn chương Việt Nam. Ông (Dương Quảng Hàm - DTT) cũng có công ở
chỗ phân tích để ghi nhận những đặc tính của nền văn chương cũ, điều giúp ích cho người đọc dễ nhận sự tiến hóa của nền văn chương đó trong khi va chạm với thế
giới phương Tây [77,tr.361-362].
Thi nhân Việt Nam là công trình nổi tiếng viết về phong trào Thơ Mới của Hoài Thanh -
Hoài Chân. Trong công trình này, nhà nghiên cứu đã áp dụng nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp so sánh. Trước tiên, bằng phương pháp so sánh, Hoài Thanh đã nhận diện khá chính xác “Một thời đại trong thơ ca”. Ông đã quan sát cuộc giao tranh giữa Thơ Mới và thơ cũ và nhận thấy “sự cãi nhau mãn kiếp cũng chưa xong” của những người trong cuộc, bởi họ có cách so sánh mang tính khập khiểng: lấy Thơ Mới hay chọi với thơ cũ dở và ngược lại. Vì vậy, nhà nghiên cứu đề nghị xác lập đúng đối tượng so sánh: bài hay so với bài hay, thời đại sánh cùng thời đại. Từđó, ông chỉ ra sự khác nhau giữa thời chữTa và thời chữTôi, cũng là sự khác biệt căn bản giữa thơ cũ và Thơ Mới bởi: một đằng thơ cũ lấy cái Ta để nhìn
đời và nói chuyện với mọi người, đó là cái Ta cộng đồng (gia đình, đoàn thể), cá thể bị chìm khuất vào cái mênh mông như biển cả; một đằng Thơ Mới lấy cái Tôi để nhìn đời và nói chuyện với mọi người - một “chữ Tôi với nghĩa tuyệt đối của nó”; nhờ vậy cái tôi bản ngã, cái tôi cá nhân được bộc lộ và phát huy cao độ. Vận dụng phương pháp so sánh, Hoài Thanh
đã tiến hành phân loại Thơ Mới thành ba dòng Đường, Pháp, Việt. Và ở từng dòng thơ, nhà nghiên cứu đã so sánh rất cụ thể các nhà Thơ Mới đối với các nhà thơ phương Tây, Trung Quốc để thấy sự ảnh hưởng của thơ ca phương Tây, đặc biệt là thơ Pháp và thơ Đường Trung Quốc đối với Thơ Mới.
Cũng như Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, hay Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại, trong khi so sánh để thấy sự ảnh hưởng của văn học nước ngoài đối với
văn học trong nước, Hoài Thanh không quên “hội nhập”, “nội hóa” vốn là quy luật của sự
giao lưu và tiếp nhận. Vì vậy, bên cạnh việc nêu lên sựảnh hưởng sâu sắc của thơ văn Pháp
đối với thơ văn Việt Nam, nhà nghiên cứu cũng ca ngợi tài năng sáng tạo của các nhà thơ
Việt Nam trên cơ sở tinh thần dân tộc. Những câu ngắn gọn nhưng dứt khoát: “Hồn thơ Pháp hễ chuyển vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn”; “Thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam”; “Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” như là sự khẳng định mạnh mẽ Thơ Mới “đi sâu vào hồn nòi giống” và “tinh thần nòi giống không sao tiêu diệt” được trong Thơ Mới.
Đi vào nghiên cứu từng tác giả Thơ Mới, Hoài Thanh đôi khi cũng sử dụng phương pháp so sánh để nhận diện chân dung tâm hồn của mỗi nhà thơ. Chẳng hạn: nhận xét về
Bàng Bá Lân, nhà nghiên cứu đem so sánh với Anh Thơ và Nguyễn Bính:
Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ không nhà quê một tí nào. Anh Thơ là một người thành thịđi du ngoạn, nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê nhưng người hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ (…). Bàng Bá Lân không có cái tỉ mỉ của Anh Thơ, không nhìn đủ hình dáng đời quê như Anh Thơ. Anh Thơ có khi nhìn cảnh không mến cảnh, Bàng Bá Lân có khi lại mến cảnh quên nhìn, nhưng đã lưu ý đến cảnh nào, Bàng Bá Lân thường hay lưu luyến cảnh ấy [167,tr.169-170];
hoặc đánh giá tiếng cười trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, ông viết: “Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng dáng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao” [167,tr.298]; nhận xét về
thơ Hằng Phương, nhà nghiên cứu đã so sánh: “Thơ Hằng Phương cùng một giọng êm dịu, ngọt ngào như thơ Vân Đài. Nhưng ít dấu tích thơ Đường và thành thực hơn” [167,tr.332]. Tóm lại, với năng khiếu văn chương và tư duy chặt chẽ, sắc sảo của nhà khoa học, Hoài Thanh đã tìm ra những mối liên hệ giữa thơ cũ và Thơ Mới, những ảnh hưởng của thơ ca nước ngoài đối với Thơ Mới, phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nhà Thơ Mới, đã chứng tỏ sự thành công trong việc sử dụng phương pháp so sánh - một phương pháp không khó nắm bắt nhưng không dễ thực hiện này ở Hoài Thanh. Chính vì vậy, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã cho rằng: Hoài Thanh là tác giả của “công trình đầu tiên về văn học so sánh” ở Việt Nam.
Cùng thời với Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm và Thi nhân Việt Nam
của Hoài Thanh - Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan cũng đã sử dụng phương pháp so sánhmột cách tự giác trong Nhà văn hiện đại. Trong công trình này, nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp so sánh vào quá trình phân tích sáng tác của các nhà văn, nhà thơ nhằm nêu bật những nét đặc sắc, những cái mới mẻ trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn ấy. Viết về Vũ Hoàng Chương, ông luôn đặt bên cạnh Lưu Trọng Lưu để so sánh về âm điệu thơ, lời thơ, tình cảm được toát ra từ câu thơ giữa hai nhà thơ. Để nhận ra nét thơđặc trưng riêng của Vũ Hoàng Chương, Vũ Ngọc Phan viết: “Trái hẳn với Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương rất
chú trọng đến sự gọt dũa lời thơ, nên thơ ông là thơ của một thanh niên mà nhiều lúc giọng già cóc cách” [132,tr.687]; hoặc: “Thơ của Lưu Trọng Lư đầy tình và mộng; thơ của Vũ
Hoàng Chương là thứ thơ của một thanh niên già trước tuổi chán ngán sự đời và chán một cách mát mẻ, lạnh lùng (…). Đã thế, Vũ Hoàng Chương lại không được thành thật cho lắm, nên giọng thơ ông không bao giờ thiết tha được bằng giọng thơ Lưu Trọng Lư” [132,tr.690]. Nhận xét về thơ Huy Cận, Vũ Ngọc Phan so sánh với thơ của Xuân Diệu và Lưu Trọng Lư