Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại NHNo & PTNT huyện Lý Nhân (Trang 34 - 40)

NHNo&PTNT huyện Lý Nhân có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng được NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam giao quyền, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn huyện. Chức năng, nhiệm vụ chính là áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng tiền nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư để cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn.

Mọi hoạt động của Ngân hàng phải tuân thủ theo đúng pháp luật Nhà nước, luật tổ chức tín dụng, các thông lệ về lĩnh vực ngân hàng. Trong những năm gần đây, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã phát triển đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội địa phương.

Các hoạt động của Ngân hàng bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng huy động vốn dưới hình thức

nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Hoạt động tín dụng: Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay. Đối tượng vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là các hộ nông dân, mục đích chủ yếu là phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

- Hoạt động thanh toán: Ngân hàng làm trung gian thanh toán như: dịch

hàng, chuyển khoản, thực hiện ủy nhiệm chi. Nhận chi trả tiền nhanh Westerm Union...

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: trong hoạt động này Ngân hàng chỉ

đơn giản là thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ từ khách hàng nhận chuyển tiền nhanh Westerm Union muốn nhận bằng VNĐ và bán cho NHNo tỉnh Hà Nam theo hình thức mua bán giao ngay.

- Hoạt động ngân quỹ: Ngân hàng thực hiện các dịch vụ ngân quỹ như:

đổi tiền rách, tiền lẻ, kiểm định ngoại tệ, kiểm đếm đồng tiền...

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tính đến ngày 31/12/2006

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ tăng trưởng

Lợi nhuận 2.157.006.009 2.307.996.526 7,0%

Thu nhập từ tín dụng 1.760.320.835 1.901.146.502 8,0%

Thu nhập phí từ hoạt

động dịch vụ 244.591.246 264.647.728 8,2%

Thu nhập từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối 3.892.565 4.242.896 9,0%

Thu nhập khác 474.818.100 489.400.600 4,0%

Lãi và phí phải trả 209.098.341 226.871.700 8,5%

Chi phí khác 117.518.396 124.569.500 6,0%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006

Những chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc này là kết quả nỗ lực của toàn cán bộ ngân hàng trong thời gian qua, cũng chứng tỏ sự sáng suốt trong đường lối của Nhà nước, tách NHNo&PTNT huyện Lý Nhân khỏi Ngân hàng chính sách, hoạt động hạch toán kinh doanh.

NHNo&PTNT huyện Lý Nhân là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán báo sổ, vốn điều lệ bằng không. Do chiếm vị thế trên địa bàn nên là kênh huy động tích cực.

Đơn vị: ngàn đồng

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ lệ tăng

trưởng

Tổng nguồn vốn 144.322.720 186.447.846 29,18%

Tiền gửi của dân cư 118.343.235 153.108.914 33,90%

Tiền gửi của kho bạc 24.706.949 33.031.301 33,69%

Tiền gửi của TCTD 1.272.536 307.631

Trong đó: ngoại tệ quy đổi 7.028.247 13.454.473 91,43%

Nguồn: Sao kê chi tiết tiền gửi tiết kiệm ngày 31/12/2005 và 31/12/2006.

Đây là tốc độ tăng trưởng khá tốt ở một ngân hàng huyện, con số tăng trưởng 30-33% luôn được duy trì trong mấy năm qua đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng phát triển tín dụng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân trong huyện.

Tiền gửi của người dân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn, tăng trưởng cũng mạnh nhất, điều đó chứng tỏ mức độ tin tưởng của dân chúng với ngân hàng ngày càng tăng. Ngân hàng thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn từ dân cư.

Cụ thể nguồn tiền gửi của khách hàng như sau:

Bảng 2.3. Kết cấu chi tiết tài khoản tiền gửi của khách hàng

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ lệ tăng

trưởng Tổng tiền gửi của khách

hàng

118.343.235.45 6

153.108.914.27

3 33,90%

Tiền gửi không kỳ hạn 3.079.058.060 4.033.566.058 31,00%

Tiền gửi vốn chuyên

dụng 262.077.762 338.080.313 29,00%

Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 188.461.538 245.053.090 30,00%

Tiền gửi tiết kiệm bưu

điện 40.992.836 54.110.544 32,00%

Tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn 1.308.833.314 1.740.748.307 33,00%

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ

hạn 99.308.591.090 133.051.675.869 33,98%

- dưới 12 tháng 34.557.899.752 46.342.143.567 34,10%

- 12 – 24 tháng 62.222.394.596 83.346.897.568 33,95%

- trên 24 tháng 2.528.296.752 3.362.634.680 33,00%

Tiền gửi ngoại tệ có kỳ

hạn 10.146.876.551 13.515.639.567 33,20%

Nguồn: Sao kê chi tiết tiền gửi tiết kiệm ngày 31/12/2005 và 31/12/2006.

Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tập trung vào tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng và 12 đến 24 tháng. Loại tiền gửi này có đặc điểm ổn định, người dân gửi vào để hưởng lãi nên thường ít rút ra trước hạn. Ngân hàng có thể dùng nguồn này để cho vay trung, dài hạn trên cơ sở tính toán chuyển hoán kỳ hạn hợp lý. Mặt khác loại vay tại ngân hàng cũng chủ yếu là vay ngắn hạn nên nguồn vốn huy động được hoàn toàn phù hợp, tăng vốn cho hoạt động tín dụng.

Kết quả hoạt động tín dụng

* Về quy mô tín dụng

Bảng 2.4. Kết quả dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2006

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỉ lệ tăng trưởng

Tổng dư nợ tín dụng 94.268.700.530 125.377.371.700 33,00% Vượt kế hoạch 115.013.000 125.377.000 9,01% Trong đó: -Cho vay bằng vốn huy động 79.926.110.940 108.568.248.300 35,84% -Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư

14.342.589.592 16.809.123.400 17,20%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006

Qua bảng ta thấy dư nợ tín dụng trong 2 năm gần đây luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tăng trưởng tín dụng tới 33% trong đó tăng mạnh cho vay bằng vốn huy động (35,84%). Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cũng tăng 17,2% điều đó chứng tỏ uy tín của ngân hàng tăng, nguồn vốn tài trợ, ủy thác ngân hàng nhận được tăng.

Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hộ nông dân, nhưng những năm gần đây do nền kinh tế chung của toàn huyện phát triển, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, các cơ sở sản xuất của các hộ nông dân cũng xuất hiện ngày một nhiều. Do đó ngân hàng đã mở rộng tín dụng sang đối tượng này đem lại nguồn thu nhập khá lớn mỗi năm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 2.5. Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tính đến 31/12/2006

Đơn vị tính: triệu đồng

trưởng

Dư nợ tín dụng 12.234 22.265 82%

Tỷ trọng cho vay DN nhỏ

và vừa so với tổng dư nợ 12,97% 17,76%

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DN nhỏ và vừa

Chưa phát sinh nợ quá hạn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006.

* Về chất lượng tín dụng

Song song với việc tăng trưởng khối lượng đầu tư thì chất lượng công tác tín dụng luôn được xem trọng và cải thiện. Công tác thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh được tiến hành thực hiện chặt chẽ, đúng chế độ, thường xuyên tổ chức theo dõi, giám sát nên đã hướng khách hàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Việc thực hiện nghiêm túc luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn, các quy định của ngành luôn được chỉ đạo quán triệt nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh mở rộng tín dụng NHNo&PTNT Lý Nhân còn coi trọng tập trung đôn đốc thu hồi nợ đến hạn

Bảng 2.6. Kết quả chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu 2005 2006

Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ 0,77% 0,56%

Đây là kết quả tốt về đảm bảo an toàn đối với một ngân hàng nông nghiệp đặc biệt là ngân hàng mới tách ra hạch toán kinh doanh.

Nhìn chung hoạt động của Ngân hàng còn đơn giản, nhưng với địa bàn hoạt động của mình đây là tổ chức tài chính thực hiện tốt các chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại NHNo & PTNT huyện Lý Nhân (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w