Những thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (Trang 45 - 49)

I. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

1. Những thuận lợi, khó khăn

1.1.Thuận lợi.

Hiện nay, với sự gia nhập WTO của nước ta đã mở ra cho thị trường bảo hiểm những cơ hội phát triển thuận lợi. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn cũng có nhiều thuận lợi để phát triển, cùng với những lợi thế của công ty, BIC sẽ tận dụng triệt để thuận lợi để nghiệp vụ này càng mở rộng thích nghi với tình hình mới.

- Môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện. Nhà nước có chủ trương khuyến khích các đơn vị tham gia bảo hiểm hoả hoạn từ lâu vì theo thông tư số 82/1991 TCLN-BTC ban hành ngày 31/12/1991 của BTC có một nội dung là: “ Nhà nước không cho ghi giảm vốn điều lệ trong trường hợp tài sản bị tổn thất do những rủi ro mà các công ty bảo hiểm trong nước đã triển khai”. Quy định thực hiện bắt

buộc bảo hiểm hoả hoạn cũng được nêu tại điều 8 của luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và điều 9 của luật phòng cháy chữa cháy 2001. Đó là các đơn vị, hộ gia đình và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy ( theo danh mục quy định ) phải mua bảo hiểm hoả hoạn tại các công ty bảo hiểm trong nước và ngược lại các công ty không được từ chối bán bảo hiểm nếu như các cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định. Chính vì vậy rất thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm hoả hoạn.

- Môi trường kinh tế sôi động cũng tạo ra ra nhu cầu ngày càng tăng về bảo hiểm hoả hoạn. Nhu cầu đầu tư mới và mở rộng đang tăng cộng với nhận thức của cộng đồng về vai trò bảo hiểm hoả hoạn đã tiến bộ hơn rất nhiều, hứa hẹn một thị trường bảo hiểm hoả hoạn đầy tiềm năng trong tương lai.

- BIC là công ty bảo hiểm trực thuộc của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, một trong những ngân hàng lớn có uy tín, quy mô hoạt động và mạng lưới lớn nhất Việt Nam. Chính lợi thế đó mà nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn khai thác được nhiều khách hàng từ các hệ thống BIDV, các dự án do BIDV cho vay đầu tư, các tài sản đảm bảo tiền vay

- Bảo hiểm hoả hoạn là sản phẩm bảo hiểm truyền thống của công ty, một trong những nghiệp vụ được ưu tiên để khai thác. Số phí bảo hiểm từ bảo hiểm hoả hoạn tính đến cuối năm 2006 là 10754 triệu đồng, chiếm 22,95% tổng phí thu. Vì vậy mà nghiệp vụ này rất được tập trung khai thác.

1.2.Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi, cũng có rất nhiều khó khăn đặt ra đối với sự phát triển của công ty cũng như nghiệp vụ.

Bảng 4: Thị phần của các doanh nghiệp theo doanh thu bảo hiểm gốc của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt năm 2006

Doanh nghiệp Thị phần (%) Bảo Long 1.93 Bảo Minh 37.67 Bảo Ngân 0.88 Bảo Việt 25.43 BIC 0.90 Công ty AAA 0.50

Công ty BH liên hiệp 2.74

Groupama 0.06 PIJICO 13.40 PTI 2.35 PVI Insurance 9.84 QBE 0.84 Samsung Vina 1.18 VIA 0.69 Viễn Đông 1.57

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 2006 Qua bảng nghiệp vụ trên ta thấy thị phần của BIC ở nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn so với các công ty khác còn rất khiêm tốn, một phần là do quy mô của BIC còn khá nhỏ, ngoài ra phải kể đến sự cạnh tranh khá mạnh của nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.Các đối thủ cạnh tranh lớn như: Bảo Việt, Bảo Minh, PIJICO, với bề dày hoạt

động, kinh nghiệm thương hiệu và ưu thế nhất định đã chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường với thị phần khá cao. BIC, mới tách ra khỏi liên doanh thành lập và hoạt động độc lập nên khó khăn còn rất nhiều, uy tín, thương hiệu... đang bắt đầu gây dựng,cộng với sự ra đời và phát triển của nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ như: công ty AAA, Viễn Đông, Bảo ngân...làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động và cạnh tranh trở nên khó khăn hơn. Cụ thể những khó khăn của BIC là:

- Do việc chia tách liên doanh đã dẫn đến việc thay đổi cơ bản nguồn nhân lực, nhiều cán bộ kinh nghiệm đã chuyển công tác, sự ra đi của cán bộ kéo theo sự ra đi của khách hàng. Chính vì vậy mà có một số khách hàng cũ của nghiệp vụ đã không được tái tục bảo hiểm tại BIC. Sự mất đi một số khách hàng cũ đã làm giảm doanh thu phí của nghiệp vụ ảnh hưởng đến doanh thu phí của toàn công ty.

- Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, có thêm nhiều công ty mới ra đời như: công ty AAA, Bảo ngân... Nhiều công ty mới thành lập chấp nhận thua lỗ để giành giật thị trường. Ngoài chất lượng dịch vụ các công ty đua nhau hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm, tăng chi hoa hồng. Do đó việc khai thác khách hàng của nghiệp vụ cũng phải linh hoạt hơn.

- Hiện tại, lực lượng cán bộ tâm huyết, làm việc vì sự phát triển chung của công ty còn chưa nhiều. Cơ chế làm việc chưa khuyến khích được cán bộ công ty, lương và các chính sách khác chưa thu hút được nguồn nhân lực tốt từ thị trường, chưa cạnh tranh, kết quả khai thác chưa thực sự tác động trực tiếp và tích cực tới lợi ích của người lao động. Trong năm tới, BIC cần phải xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lương theo kết quả kinh doanh để thúc đẩy hoạt động khai thác nhưng vẫn phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ.

liên kết, hợp tác nhiều nơi còn mang tính chất văn bản, giấy tờ; vì vậy hiệu quả hợp tác chưa cao. Thực tế chỉ còn 1/3 doanh thu khai thác năm 2006 của BIC là từ các chi nhánh BIDV, phần còn lại là do BIC tự khai thác. Kết quả này chưa thực sự thể hiện lợi thế, tiềm năng và hiệu quả chỉ đạo của ban lãnh đạo.

- Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của công ty còn đang trong giai đoạn xây dựng bước đầu. Trong thời gian tới, BIC sẽ phải xây dựng chương trình quảng bá hình ảnh và thương hiệu mang tính chuyên nghiệp hơn.

- Mạng lưới đại lý khai thác là các chi nhánh BIDV trong những năm qua chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, hoạt động đại lý chỉ mang tính chất giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty chứ chưa có tính chuyên nghiệp. Hạn chế này xuất phát từ mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách đại lý chưa phù hợp. BIC đang nghiên cứu để đưa ra được chính sách hấp dẫn hơn nhằm tăng số lượng dịch vụ và doanh thu phí bảo hiểm từ kênh phân phối này.

- Do mạng lưới chi nhánh chưa nhiều, nên khâu giải quyết khiếu nại đôi khi còn thiếu xót, chậm trễ thanh toán bồi thường. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nghiệp vụ, mất uy tín với khách hàng.

- Chương trình quản lý dữ liệu lạc hậu, chưa đồng bộ vì vậy còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý dữ liệu, theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm, chi trả hoa hồng…

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w