3. Bàn về các phương án lựa chọn và khuyến nghị những vấn
3.2.3 Tiền góp chung và tất cả các nhà tài trợ sử dụng thủ tục chung
Có thể là không thể khắc phục được các thách thức để tiến tới hỗ trợ ngành.
Một phương án thay thế là giảm tối đa nhu cầu có cơ cấu song trùng bằng cách đàm phán thu xếp hài hoà hoá trước vòng cam kết dự án sắp tới vào năm 2010. Yêu cầu để làm việc này bao gồm:
• Ngân sách và kế hoạch tổng thể được yêu cầu như phương án 1, cùng với đánh giá hàng năm và tiếp tục đưa ra các đề xuất, xác định xem tiền của nhà tài trợ nên dùng ở đâu.
• Đàm phán các phương thức mua sắm, giải ngân, kế toán chung khi một nhà tài trợ vào nhóm cùng Chính phủ, có lẽ nên dựa vào thủ tục của một trong các ngân hàng phát triển;
• Đảm bảo rằng tất cả mọi luồng vốn được một BQLDA duy nhất ở trung ương quản lí, với không nhiều hơn một BQLDA Lâm nghiệp ở bất kì tỉnh hay huyện nào. Điều này có thể dẫn đến một quá trình pha trộn.
• Phương thức giải ngân sẽ được thoả thuận song có lẽ là cách góp tiền chung vào một chỗ. Tiền của các nhà tài trợ được trả vào một tài khoản chung, và các tài khoản tạm ứng được mở để các đơn vị tiêu tiền của Bộ NN&PTNT cũng như của các tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Các tài khoản tạm ứng sẽ được rót đầy dựa trên báo cáo chi tiêu. Đây là cách thực hiện rộng rãi trong các dự án hiện nay của WB và ADB. Cách này phần lớn theo các thủ tục của Chính phủ, song với một yêu cầu bổ sung là cung cấp báo cáo chi tiêu để có thể rót thêm tiền vào tài khoản. Ưu điểm chủ yếu của cách này là nếu Chính phủ không có khả năng nộp báo cáo chi tiêu tổng hợp và báo cáo kiểm toán, phương thức này cho phép chi tiêu Lâm nghiệp cụ thể sẽ được xác định vì mục đích kiểm toán. Nhược điểm chính là tiền có khả năng sẽ bị thay, hệ thống song trùng cộng thêm chi phí và không tăng cường hệ thống của Chính phủ một cách bền vững, tuân theo các thủ tục bổ sung có khả năng gây ra chậm trễ, và chi phí đàm phán có thể cao.