II NHCSXH trực tiếp quản lý
HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Quan điểm cho vay học sinh sinh viên
3.5.2 Kin ngh vi Chính quy n, Hi đoàn th các cp và các ấ
c quan liên quanơ
- Đề nghị cơ quan chức năng bố trí nguồn vốn ổn định từ ngân sách Nhà nước hàng năm hoặc phát hành trái phiếu chính phủ hoặc vay ODA ngay từ đầu năm, không nên dồn nén theo từng kỳ của năm học để tránh bị động nguồn vốn
- Chính quyền địa phương và hội đoàn thể cấp xã, Phường chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền về chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên để mọi người dân được hiểu và tiếp cận được với chủ trương đúng dắn của chính phủ
- Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội trong việc giám sát vốn vay, kịp thời thông báo cho ngân hàng biết những biểu hện có nguy cơ gây thất thoát vốn như: Sử dụng sai mục đích, cho vay không đúng đối tượng , học sinh sinh viên bỏ học đuổi học nhưng vẫn vay vốn, mắc bệnh tế nạn xã hội...
- Nhà trường lập danh sách học sinh sinh viên có nhu cầu vay vốn để tiện theo dõi, quản lý và xác nhận cho học sinh sinh viên theo đọt ( tránh tình trạng 01 HSSV được cấp nhiều giấy xác nhận trỏng một năm học ). Thông báo số tiền học phí của từng học sinh sinh viên và ghi rõ tài khoản của nhà trường( Trên giấy xác nhận của học sinh sinh viên ) để ngân hàng chuyển tiền học phí cho học sinh sinh viên đó, hạn chế trường hợp sử dụng tiền vay sai mục đích
KẾT LUẬN
Chương trình tín dụng học sinh sinh viên là một chương trình khá thiết thực, nó đã cụ thể hoá sự quan tâm của Nhà nước ta về đàu tư cho giáo dục, tạo niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước
Từ thực trạng đã phân tích ở chi nhánh cho ta thấy số học sinh sinh viên trên địa bàn được vay vốn, mức cho vay bình quân, dư nợ bình quân hộ không ngừng gia tăng.. Kết quả cho vay học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi trên địa bàn không có một học sinh nào phải bỏ học do thiếu học phí và luôn có những phản hồi tốt từ phía các bạn và gia đình. Chất lượng tín dụng xét về mặt định tính và định lượng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện kênh tín dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn
Qua nghiên cứu thực trạng cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà nội, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với học sinh sinh viên.
Nghiên cứu chuyên đề này còn khá mới mẻ và phức tạp giữa lý luận và thực tiễn. Với thời gian và khả năng có hạn, bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của cô giáo và các đồng chí cán bộ NHCSXH Thành phố Hà Nội để bài viết được hoàn thiện hơn.