o Nhóm giải trí : rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách. Mỗi hình thức và nội dung giải trí được nhân viên xã hội (NVXH) chọn lựa đều có mục đích xã hội (Trong nhà Mở, chiếu phim truyện cho trẻ xem hoặc kể chuyện cho trẻ nghe, sau đó cho các em thảo luận về nội dung, giúp trẻ phân biệt cái tốt/cái xấu cần tránh.
o Nhóm giáo dục : Giáo dục về kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹ phòng chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồng đẳng HIV/AIDS… o Nhóm tự giúp : Nhóm hỗ trợ nhau để vượt khó (Nhóm người khuyết tật, nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện…). Thường nhóm được NVXH giúp trong giai đoạn đầu, sau đó rút dần vai trò để nhóm tự đề ra các hoạt động, khi cần thiết thì NVXH mới can thiệp.
o Nhóm với mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội. Ví dụ : Nhóm trẻ có hành vi không thích nghi (nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố…). Mục đích ở đây là phát triển nhân cách, giáo dục con người. Đi từ thấp đến cao có nhóm giải trí, nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo, đọi nhóm CLB. Nhưng ở đây khía cạnh tâm lý xã hội được quan tâm nhiều chứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đây là một môi trường xã hội hóa bổ sung cho gia đình và trường học hết sức quan trọng. Trước tiên những nhu cầu cơ bản kểở phần trên được đáp ứng để dần tới những nhân cách lành mạnh, sung mãn. Kế đó sẽ có những con người tháo cát, biết hợp tác, cống hiến cho xã hội. Đó là nói đến các đối tượng bình thường. CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến những thanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, phá quậy. Bằng cách từ từ lôi cuốn họ tham gia vào các hoạt
động giải trí, thể dục, thể thao, văn hóa xã hội, họ sẽ thay thế những hành vi chống xã hội bằng những hành vi tích cực. Đó là mục đích tái xã hội hóa. Công việc này tất nhiên rất khó khăn. Thường thì các tác viên xã hội phải “thâm nhập” các băng nhóm sẵn có để tìm hiểu và từ từ giúp thay đổi cơ chế của nhóm cũng như hướng tới các hoạt động mang tính tích cực xã hội. Cũng có khó các nhóm được thành lập tại các trung tâm xã hội hay cộng đồng.
o Nhóm trị liệu : Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề gặp phải (Nhóm cai nghiện, nhóm gia đình…). Nhóm gặp nhau định kỳ, trao đổi, tâm sự những vấn đề của mình (thất bại trong cuộc sống, phản hồi, góp ý cho nhau, cá nhân nhìn thấy vấn đề rõ hơn và có hướng giải quyết vấn đề). Ở đây là những đối tượng có vấn đề tâm lý mà thay vì chỉ dùng biện pháp cá nhân, sinh hoạt nhóm sẽ giúp thân chủ có điều kiện tâm lý xã hội tốt hơn để tự bộc lộ, thay đổi thái độ, hành vi (nhóm nghiện ma túy đang trên đà phục hồi chẳng hạn). Khi vấn đề nằm ở mối quan hẹ như thành viên một gia đình, CTXH nhóm vừa giúp cá nhân có vấn đề vừa giúp điều chỉnh lại mối quan hệ.
o Nhóm trợ giúp : Nhóm giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác (Nhóm đồng đẳng HIV/AIDS vừa là tự giúp nhau vừa tác động xã hội để xã hội hiểu biết và đồng cảm với họ, không phân biệt đối xử ).
o Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội)
Trong đời sống hàng ngày con người tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết những vấn đề chung như cải thiện nhà ở, bảo vệ môi trường v.v... hay các quyền lợi khác. Ngày nay có nhiều nhóm gọi là “nhóm tự giúp” là các tổ chức do chính những người trước đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và NVXH. Đó là những cựu bịnh nhân các loại, những người khuyết tật, những người trước kia là nạn nhân xã hội đã và đang vươn lên để thật sự tự giúp mà không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nữa. Người nghèo nhiều nơi đã liên kết tự giúp để thoát khỏi nghèo đói và đưa cộng đồng họ đi lên.
Các tác giã phân chia CTXH nhóm theo nhiều cách, nhưng nói chung có thể gom lại vào ba hạng mục tổng hợp trên. Thực chất ở mỗi loại có nhấn mạnh một khía cạnh như trị liệu, xã hội hóa, hay hành động nhưng không có ranh giới giữa ba cấp độ. Nhóm người cựu nghiện ma túy một khi được trị liệu có thể trở thành một nhóm hành động để giúp đỡ những người đồng cảnh. Một nhóm
hướng đạo khi trưởng thành tiếp tục các hoạt động vì lợi ích xã hội trong cộng đồng. Đối với các nhóm hành động dù mục đích cuối cùng là hướng ngoại, là cải thiện môi trường xung quanh nhưng để hành động như một nhóm các thành viên cũng phải có những hiểu biết và kỹ năng tâm lý xã hội để hoạt động có hiệu quả. Từ đó thông qua hành động họ cũng có những thay đổi trong nhân cách, cải thiện mối quan hệ giữa người và người. Trong PTCĐ, chính các nhóm hành động nhằm giải quyết các mục tiêu khác nhau là động lực để cải thiện đời sống cộng đồng.
o Công tác xã hội nhóm và các ngành khác liên quan đến nhóm
Giữa các khoa như năng động nhóm, CTXH nhóm, trị liệu nhóm có những khác biệt như thế nào? Thực chất các lãnh vực này rất gần gũi. Sự khác biệt xuất phát từ mục tiêu, và một số khía cạnh về phương pháp.
Các khóa học về năng động nhóm (Group Dynamics) thường gọi là T Group (Training Group), Sensitivity Training Group thông qua thảo luận và một số phương pháp khác như sắm vai (role playing), trò chơi v.v... nhằm mục đích đào tạo. Đây là một môn tâm lý xã hội ứng dụng nhằm giúp học viên trở thành nhạy bén (sensitive) hơn về tâm lý nhóm, về mối tương tác trong nhóm, về chính mình trong nhóm.
Mọi thành phần trong xã hội có thể tham dự các khóa học về năng động nhóm để tăng kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo trong gia đình, giáo dục, nhà quản lý.
Nhân viên CTXH phải có kiến thức và kỹ năng cơ bản về năng động (hay tâm lý) nhóm mới có thể thực hiện CTXH nhóm.
Trị liệu nhóm (Group therapy) nhằm trị liệu cá nhân các bịnh nhân tâm thần, những người bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bịnh nhân được sử dụng để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý, tâm lý trị liệu và tâm thần học.
Gia đình trị liệu (GĐTL), là một phương pháp sử dụng gia đình như một nhóm. Nó nhằm giải quyết những vấn đề của cá nhân thông qua sự điều tiết lại các mối quan hệ vợ chồng con cái. Xuất phát ít nhiều từ dịch vụ xã hội nhóm, GĐTL nhắm vào các gia đình có vấn đề tâm lý, tâm thần trầm trọng và rạn nứt nặng. GĐTL đã trở thành một ngành riêng kết hợp kiến thức tâm lý học, tâm thần học và CTXH. Một số NVXH đã trở thành chuyên viên GĐTL nhưng phải thông qua
đào tạo thật vững chắc mới hành nghề này được.
CTXH nhóm nhằm vào người bình thường cũng như có vấn đề nhưng ở mức độ vừa phải. Khác với nhà tâm lý trị liệu mà mục đích chuyên môn là giúp cho thân chủ sáng tỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết khó khăn, NVXH còn phải giúp người đó vận dụng tài nguyên trong xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật bảo hiểm xã hội, biết cách xin trợ cấp, tìm nơi gởi con tạm v.v... Trong CTXH nhóm không chỉ có thảo luận trao đổi mà còn cần tới nhiều loại hình sinh hoạt như thể dục thể thao, ca hát, thủ công, kỹ năng đủ loại từ kỹ thuật đến xã hội. Ví dụ đối với trẻ em không thể ngồi thảo luận và với các cụ già không thể không có những cuộc du ngoạn, dã ngoại, đan móc v.v...
Tuy nhiên nhiều nơi coi các sinh hoạt này là mục tiêu thay vì chỉ là những phương tiện, công cụ để đạt tới các mục tiêu trị liệu hay xã hội hóa.