Tư tưởng Phật

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 37 - 65)

Trong bài Tinh thần Phật học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả Minh Chi đã giải thích rất cụ thể từ “cư sĩ”: “Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhận tự hiệu là Bạch vân cư sĩ. Từ cư

sĩ là ngôn ngữ nhà Phật. Từ cư sĩ có thể là xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương Phật giáo, trong Kinh Duy Ma Cật. Trong kinh, ông Duy Ma Cật được tôn bằng bốn danh hiệu là

Đại xĩ, là Thượng nhân, là trưởng giả, là cư sĩ….Như vậy, từ Cư sĩ trong Kinh Duy Ma chỉ

có những vị có trí tuệ lớn, tuy không xuất gia, nhưng hành đạo Bồ Tát, để cứu nhân độ

thế.”[60, tr.161]

Xét trong cuộc đời, tinh thần Phật giáo thấm sâu vào trong tư tưởng nên nhà thơ mới tự xưng mình là Cư sĩ. Và lúc về trí sĩ ông cùng với các cụ già làng “làm chùa, làm quán, chốn chốn đều được tu sửa”(Bài bia ký quán Trung Tân). Khi vãn cảnh chùa, Bạch Vân cư

sĩ cảm nhận không gian cao rộng cô tịch của cảnh chùa tạo cảm giác về sự hiện hữu vô thường của vạn vật, cảm nhận nơi đây có thể giúp ông dứt hẳn bụi hồng trần. “Ngọn núi lặng lẽ, bóng trăng tịch mịch, mây phủ sâu kín” là những thi liệu độc đáo trong thơ Thiền gợi cảnh tĩnh lặng, trang nghiêm; gợi nhớ cái bản thể vũ trụ lớn lao không hình sắc, hằng thường. “Đó cũng là cái tâm trống không của con người đã đạt đến sự hòa nhập cùng bản thể tự nhiên, tự tại và thư thái vô biên”(Thơ Thiền Việt Nam thời Lý Trần-Khảo sát từ góc độ nghệ thuật-Đoàn Thị Thu Vân)[71]. Thư thái trong không gian tĩnh lặng, trang nghiêm:

“Xanh um tùng trúc rợp ngàn cây, Chùa cổ nguy nga tựa núi xây.

Chỗ cách phàm trần, soi nguyệt lặng; Cửa ngăn thế tục, tỏa mây dày.

Mắt tăng sắc núi làm thêm tỏ, Tâm Phật đèn đêm đã rạng bày. Cảnh giới trang nghiêm bàn khó hết, Khách xem ai chẳng muốn lên đây?”

(Thơ vịnh chùa-BVATT-Nguyễn Khuê dịch)

Nguyễn Bỉnh Khiêm đêm đêm thường tĩnh tâm trước bàn thờ Phật để mong ánh sáng Phật Tổ soi sáng tấm lòng ái quốc ưu thời: “Đèn Phật đêm soi rõ dạ rồi”(Tân quán ngụ hứng- Nguyễn Khuê dịch), bình lặng lắng nghe: “Tiếng chuông chùa làng văng vẳng giữa canh khuya”(Thơ ngụ hứng về quán Trung Tân-bài 12). Và giác ngộ được âm thanh kỳ diệu của tiếng chuông chùa. Tiếng chuông ngân vang, trầm bổng, hiền hòa có thểđánh tan giấc mộng phù danh của con người và kêu gọi con người trở về với tịnh thổ không chút bụi trần:

“Chùa chiền, cảnh vật khói sương che; Tiếng tiếng kình kêu khắp suối khe.

Vang đến u nhàn, tan giấc mộng; Gọi về tịnh thổ, thức lòng mê…”.

(Thơ vịnh cái chuông-BVATT-Nguyễn Khuê dịch) Nếu không có cái tâm tĩnh của Thiền, không thấu đáo sâu sắc tư tưởng Phật giáo thì làm sao Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể giác ngộ được giá trị thực tiễn của chiếc Khánh đá, chuông

đồng ở các chùa thờ Phật. Cái nhạc khí đó vừa có tác dụng giáo dục vừa giúp con người giác ngộ Phật pháp. Âm thanh của các nhạc khí này nhằm thức tỉnh lòng người mê mộng, biết tu dưỡng thần tâm, biết bỏ ác làm thiện, biết sống hòa hợp với mọi người: “…Nguyên có chùa Trang Hoa ở làng Đồng Dịch, huyện Vĩnh Lại, thuộc Hồng Châu, chùa ởđất cổ mà thanh u, cảnh đẹp mà vắng vẻ, rõ rệt là một vùng trời “Thiền” ở cõi Chấn Đan (Đông Á). Phiến đá khi chưa gõ lên sao mà lại có thể khiến người ta tự xét mình sâu sắc, hiểu rõ được về nghiệp chướng của tấm thân, rửa sạch được nhĩ căn mà có thểđược sự cảnh tỉnh giác ngộ ư ?....Ôi! Hòa là cái chủ của âm nhạc, thiện là dòng dõi của giáo hóa, khánh đá một khi treo lên, tiếng nó vang tỏa ra không cùng”(Bài Ký về chiếc Khánh đá)

Như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi tìm chân lý Phật không chỉ trong kinh Phật, tư tưởng Phật mà còn nhận ra qua những cảnh hiện hữu trước mắt. “Tư tưởng của ông là những sởđắc từ

trong kinh điển, nhưng chất liệu của thơ ông lại được lấy từ hiện tượng giới”(Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập-Nguyễn Khuê)[24, tr.120]. Nhân chuyến vãn cảnh chùa

Phổ Minh, ngắm nhìn ngôi chùa xưa phủ rêu xanh; tấm văn bia mờ dần theo bụi thời gian; vạc Phổ Minh đã bị quân xâm lược Minh phá hỏng; Nguyễn Bỉnh Khiêm nghiệm ra được một chân lý từ trong kinh Phật: cái không có hình tượng cụ thể thì thắng cái có hình tượng cụ thể:

“Sau khi loạn lạc lại tìm đến chùa Phổ Minh, Vẫn hoa vườn cỏ nội với cửa đá cũ.

Văn bia mờ nhạt hòa trong làn khói biếc, Mắt Phật lạnh lùng soi thấu đêm thanh.

Pháp giới phải ngang với tầm rộng lớn của trời, Người làng vẫn nói đến sự anh linh của đất.

Vắng vẻ lặng lẽ, vạc xưa nay còn đâu? Thế mới biết vô hình vẫn thắng hữu hình.”

(Chơi chùa Phổ Minh)

Nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm nghiệm chân lý Phật từ những vật hữu hình ở chùa Phổ Minh, ở

chiếc Khánh đá thì Nguyễn Trãi cũng đã từng gắn bó với giáo lý Phật trong những lúc náo thân ở vùng đất Côn Sơn, du lãm và làm thơ vịnh các chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử, chùa

Đông Sơn, Tiên Du, Nam Hoa …..Đến Yên Tử, Nguyễn Trãi hồi tưởng đến vị Thiền sư

Trúc Lâm: “Dấu cũ Nhân Tông còn ở đấy. Trùng đồng thấy giữa áng quang minh”(Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự). Đến chùa Đông Sơn, Nguyễn Trãi nghiệm ra cái lẽ huyền diệu của một kiếp đời từ một tiếng chim kêu:

“Ba mươi năm lẻ trong trần mộng. Và tiếng chim kêu: tỉnh lại thôi!”

(ĐềĐông Sơn tự)

Xét về bản thể luận, Phật giáo đưa ra tư tưởng “nhất thiết duy tâm đạo”(duyên), đưa ra quan niệm vô thường, tinh thần vô ý “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”(tùy duyên mà hành

động, gặp việc phải làm, ở vị trí nào khu xử theo vị trí đó, không rơi vào cái Có hay Không, không cần nhiếp niệm) với phương châm “Dĩ tâm truyền tâm” và luật nhân quả. Nói một cách cụ thể học thuyết Phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đốn ngộ, giác ngộ ra chân lý Phật pháp. Ông cho rằng việc hành xử trong đời người đều phải tùy duyên. Lợi lộc có hay không là do cái duyên đến hay không đến: “Lợi lộc mặc duyên, chăng ý chớ. Đôi co dầu thế, chớ cho hay”. Đó là đầu mối và điều kiện cho nguyên nhân biến thành kết quả. “Thời” đến ông hăng hái bước vào chốn quan trường, thăng tiến nhanh trên con đường lập sự nghiệp công danh. “Thời” hết ông lui vềởẩn chốn nước non bằng lòng với những gì đã mơ ước. Có thể nói tinh thần vô ý

đã len vào trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tạo cho ông có cái thế bình tĩnh mà khu xử theo từng vị trí trong cuộc đời:

“Hễ kẻ làm quan đã có duyên, Tới lui mặc phận tự nhiên.

Thân xưa hương lửa chăng còn ước, Chí cũ công danh đã phỉ nguyền.” (Thơ Nôm, bài 51)

“Công danh đã phỉ nguyền” bởi vì Cư sĩ thấu hiểu qui luật vận hành của tự nhiên. Ông nhận

định tự nhiên bằng tinh thần phá chấp triệt để. Mọi vật do nhân duyên tạo thành, sau đó tồn tại trong một khoảng thời gian vô cùng, rồi dần dần lụi tàn và cuối cùng mất đi. Như vậy, nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì mọi vật “có sinh tất có diệt, hữu hình tất hữu hoại”(Nguyễn Khuê). Hoa xuân nở tất hoa xuân sẽ tàn. Trăng thu tròn vằng vặc rồi trăng cũng lại khuyết. Tất cả vốn vô thường. Không có rồi lại có : “Xuân hoa thu nguyệt không mà sắc”. Quan niệm “sắc không, không sắc” của Phật giáo được đưa vào trong thơ của nhà thơ một cách nhẹ nhàng mà thấu đáo: “Trời đất vốn là đầy, lại là vơi, Bỗng vào mà lại bỗng ra. Lại chẳng thấy: Quỉ thần vốn ghét sự thịnh mãn, Được một cách phũ phàng thì cũng mất một cách phũ phàng. Từđầu, thì sắc đã là không, Vốn là không có một vật gì cả.” (Ý xưa cảm khái về thời thế)

Tác giả chẳng những tiếp thu tư tưởng Phật giáo mà còn nhận thức tư tưởng đó từ sự suy nghiệm trong thực tại. Nếu Khổng Tử than thở cho cảnh: “Nước chảy mãi như thế kia, ngày

đêm chẳng ngừng” thì Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ngán ngẩm cảnh: “Khói thôn, nước suối tươi rồi nhạt; Mây núi, trăng sông sắc ấy không. Thế sự nhân tình là vậy đó,

Đường đời đừng lạ có cùng thông.”

(Ngụ hứng, H29, Nguyễn Khuê dịch)

Có thể nói cuộc đời làm quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm không đầy chông gai như Nguyễn Trãi. Nhưng ông cũng nhận ra qui luật biến đổi của tự nhiên, sự tráo trở trong lòng người, cái có và cái không trong thế giới vô thường. Còn Nguyễn Trãi, có lúc ông muốn thoát ly cõi đời, lúc “Lại tìm lên núi để nói chuyện tiền duyên”, lúc muốn “tu đạo thiền thượng

thừa”(Tống tăng Đạo Khiêm qui sơn) và có lúc bừng tỉnh, đốn ngộ ra quãng đời hành xử

trong quá khứ chỉ là “sắc” và “không”. Bông hoa trong ánh nước, mai nở rồi hôm rụng là hình ảnh thực và không thực, hữu hình và vô hình, có cũng như không:

“Ánh nước hoa in một đóa hồng, Vết nhơ chẳng bén, bụt làm lòng. Chiều mai nở chiều hôm rụng,

Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.”

(Cây mộc cận-Nguyễn Trãi)

Phải hiểu rõ cái lẽ sắc không trong kinh Viên Giác: “Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ”(tất thảy những giáo lí giảng bày trong kinh điển đều là ngón tay chỉ mặt trăng), phải ngẫm sâu câu nói của nhà hiền triết Hi Lạp: “Người ta không bao giờ tắm hai lần trong một dòng sông”, Nguyễn Trãi mới có những vần thơ uyên áo, sống động đến như vậy.

Nếu Nguyễn Khuê cho rằng: “Chỉ đức Phật là bậc đã giác ngộ mới vượt lên trên bình diện tương đối của hình tướng, thoát khỏi ngã chấp và pháp chấp mà đạt tới cảnh giới tuyệt đối, không nhìn chân lý từ một trong hai quan niệm cực đoan của một lưỡng tính “có” và “không có”….” [24, tr.120] thì Ni sư Diệu Nhân cho rằng cầu Phật, cầu Thiền là một việc làm sai lầm: “Mê chi cầu Phật. Hoặc chi cầu Thiền”. Trong Bài Tân quán ngụ hứng, H 18, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có lúc quan niệm:

“Chưa Phật nào hay vô hữu tướng, Đạt thiền mới biết bổn lai cơ.

Ởđời mọi việc không mà sắc.

Phải trái còn bàn, rõ chán chưa!”

Chính vì vậy mà Bạch Vân cư sĩ khuyên nhủ người đời rằng cho dù họ không phải là Phật nhưng nên giữ chữ nhẫn. Giữđược chữ nhẫn thì lòng trong sáng, tâm thanh thản. Tâm thanh thản sẽ không vướng bụi trần, sẽ coi tiền tài, danh vọng như gió thoảng qua. Chỉ có những người từng trải nghiệm cuộc đời mới có thể sống thanh nhàn lúc về già. Chỉ có ai yêu cảnh nhàn mới nhận ra giá trị của cuộc sống nhàn:

“Chửa dễ ai là bậc Thích ca,

Mọi niềm nhân ngã, nhẫn thì qua. Lòng vô sự; trăng in nước,

Của thảng lai, gió thổi qua. Kìa khách xuân xanh khi trẻ, Mấy người đầu bạc tuổi già.

Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách, Được thú, ta đà có thú ta.”

(Thơ Nôm, bài 31)

“Thú ta”, chính là cái thú thanh nhàn. Cái thú không bị trói buộc bởi lợi danh, không có cái nhìn vướng mắc nhị nguyên, mà là cái tâm không sai biệt. Chính nhờ cái thú đó mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mới trở thành con người tự do, tự tại với tinh thần phóng nhiệm tiêu dao. Trong thơ, người đọc bắt gặp những giây phút Bạch Vân cư sĩ để tâm hồn thanh tĩnh hòa hợp với tạo vật, chẳng khác nào phong thái tiêu dao của vị đạo sĩ tu tiên. Tâm hồn cư sĩ lâng lâng siêu thoát với gió với trăng. Cùng uống rượu ngâm thơ nghe đàn với thiên nhiên hữu tình. Cư sĩ sống tự tại cùng trời đất trong từng khoảnh khắc của thực tại. Với tinh thần vô ngã, có lúc Cư sĩ đặt mình trong trạng thái như Huyền Quang cư sĩ “ vong thân, vong thế, dĩ đô vong”(quên mình, quên hết cuộc tang thương)(Cúc hoa):

“Cửa xuân rợp, gió đưa cầm, Mùi tới hay thuở bụng im.

Mặt trời vàng, còn in bóng thỏ

Dầu non bạc, đã chật cây chim Hữu tình là cảnh đà cùng hẹn, Vô sự thì tiên lọ phải tìm?

Bạn cũ Kỳ anh xuân họp mặt,

Lòng mừng phơi phới nhẹ tăm tăm.” (Thơ Nôm, bài 42)

Vì có tinh thần vô ngã nên Nguyễn Bỉnh Khiêm mới thực hiện được tinh thần vị tha, mới có những ứng xử hợp nghĩa và cao thượng với mọi người. Vì tâm hồn nhà thơ lúc nào cũng hòa

điệu với thiên nhiên, không bị ràng buộc bởi thế giới hữu hạn của đời người nên ông luôn có cái nhìn độ lượng đối với vạn vật:

“Giang quán tiêu dao bóng xế tà, Thừa nhàn uống rượu lắng ngư ca. Một cơn gió thoảng trời man mác, Hai rặng cây xanh lá rượm rà.

Lúc hứng, hứng xui lòng mến cúc, Chén say, say khướt mắt nhòe hoa….”.

(Ngụ hứng-bài 2)

Vì Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng cuộc đời con người rất ngắn ngủi, quãng đời của họ sẽ đi qua rất nhanh, tuổi già tới lúc nào không biết cho nên con người cần giữ cái tâm bình thản, sống tự tại. Không chỉ Nhàn trong cuộc sống thực tại mà còn Nhàn trong tâm. Tâm nhàn là tâm siêu thoát, không vương vấn thế tục lợi danh. Đó là cái nhàn mà đạo Phật đề cao, cái nhàn mà sống giữa đời vẫn vui với đạo, cái nhàn của con người đã đoạn tuyệt với tham, sân,

si. Xa lánh bụi hồng trần, vui với thiên nhiên, vui với cuộc đời giản dị, quên cả ngày tháng. Chỉ khi nào ngắm trăng thấy trăng lại tròn mới biết một tháng đã đi qua. Chỉ khi nào nhìn hoa nở, tiết trời mát mẻ mới biết một mùa xuân lại tới:

“Xóm tự nhiên, lều một căn,

Quét không thay thảy, bụi hồng trần. Nghìn hàng cam quít, con đòi cũ,

Mấy đứa ngư tiều, bầu bạn thân. Thấy nguyệt tròn, thì kể tháng, Nhìn hoa nở, mới hay xuân.

Cày ăn, đào uống yên đòi phận, Sự thế chăng hay đã Hán, Tần.” (Thơ Nôm, bài 50)

Ngày đi tháng lại, theo triết lý nhà Phật thì cuộc đời con người tựa phù du, ganh đua chen chúc nhau chi cho nhọc lòng. Đâu biết rằng tấm thân ở đời chỉ như kẻ ăn đậu ở nhờ. Thời gian trôi đi nhanh tựa thoi đưa, cảnh sang giàu sẽ lạt sẽ phai: cũng như hoa kia càng khoe nở

lại mau tàn, như nước nọ chứa cho đầy ắt phải vơi phải cạn. Việc đời cũng thế. Thịnh, suy như nước lúc đầy, lúc vơi đã có định số, ai có thể thay đổi được cái Lý của Tự nhiên?

“ Làm người chen chúc nhọc đua hơi, Chẳng khác nhân sinh ở gửi chơi. Thoi nhật nguyệt đưa thấm thoát, Áng phồn hoa khá lạt phai.

Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa, Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi. Mới biết doanh hưđà có số,

Ai từng dời được đạo trời.”

(Thơ Nôm, bài 48)

Vì không thể “dời được đạo trời” cho nên theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, con người sống ở đời không nên phân biệt đối xử giữa giàu và nghèo, sang và hèn mà nên sống hài hòa, theo nếp sống Trung Đạo và Bình Đẳng của đạo Phật. Theo Đinh Gia Khánh, Nguyễn Bỉnh Khiêm “chịu ảnh hưởng tư tưởng “tự thân tác nghiệp” của nhà Phật” nên ông cho rằng rõ ràng mọi hành vi thiện ác, hạnh phúc hay khổđau, họa hay phúc đều do chính mình tạo ra theo thuyết nhân quả. Câu chuyện “Hàn Tín nên công” và “Tái Ông thất mã” còn đó cho mọi người suy nghiệm:

“Chưng trong họa phúc ít người hay, Suy, thịnh hằng lề rắp đổi thay.

Hàn Tín nên công thì cả phúc, Tái Ông thất mã, há chau mày? Kiến thác, bởi ang bùi ngọt,

Ruồi qua, vì bát đắng cay. Vốn trời phân đà có tính,

Chân thì hay bước, cánh hay bay.”

(Thơ Nôm, bài 57)

Kiến chết vì ham mật ngọt. Ruồi bay qua vì bát có mùi. Trái khế càng chua càng mau úng. “Lan nọ thơm dai mới có hương”(Thơ Nôm, bài 76). Cũng như cái vũng nọ có bờ đê ngăn nước, khi nước vào rồi thì khó mà thoát ra. Và vì ngăn nước cho nên nước mới đầy: “Vũng

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 37 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)