II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
3.4.2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng và khách quan để đánh giá khả năng ứng dụng của phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào việc đọc – hiểu tác phẩm văn học nói chung và đọc – hiểu các văn bản văn học trong Ngữ văn 11 – Nâng cao nói riêng. Do đó, việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm là rất quan trọng. Để đánh giá chính xác tính khả thi của đề tài, chúng tôi dựa vào việc nhận xét, đánh giá kết quả của các bài kiểm tra của học sinh và việc nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên về giờ dạy thực nghiệm.
3.4.2.1. Đánh giá từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của học sinh:
Nhìn vào 3 bảng so sánh kết quả kiểm tra của học sinh lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng ta thấy kết quả bài thực nghiệm hơn hẳn bài đối chứng, tỉ lệ bài đạt điểm khá – giỏi cao hơn 14% và tỉ lệ TB – yếu thấp hơn 14%. Kết quả này chứng tỏ giờ dạy học tác phẩm văn học có vận dụng phương pháp khai thác các yếu tố LLVH cho kết quả cao hơn. Vận dụng phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào việc đọc – hiểu tác phẩm văn học đã phát huy được tri thức vốn có của học sinh và góp phần làm cho giờ dạy học tác phẩm văn học ở nhà trường THPT khoa học và sâu sắc hơn.
Mặc dù thực nghiệm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, số lượng tiết dạy hạn chế và phần tổng kết chưa thể phản ánh hết những đặc điểm, tính chất,… của phương pháp dạy học văn nói chung. Chúng tôi không coi kết quả thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ưu việt, khả thi của giáo án thực nghiệm nhưng có thể là cơ sở tham khảo.
Giáo án này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực sư phạm của giáo viên, trình độ của học sinh, môi trường giáo dục,…
3.4.2.2. Đánh giá từ những nhận xét, góp ý của các giáo viên về giờ dạy thực nghiệm: Từ những nhận xét, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy thực nghiệm có thể rút ra được những đánh giá sau:
Về phía giáo viên:
Giáo viên đã biết dựa trên cơ sở nội dung, mục đích của văn bản văn học cùng các tài liệu giảng dạy và đặc điểm đối tượng học sinh để lựa chọn và vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp trong giờ dạy. Với các phương pháp diễn giảng, gợi mở, trực quan, nêu vấn đề,… tích hợp khai thác các yếu tố ngôn ngữ, văn học sử,…, việc vận dụng phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học đã có tác dụng lớn trong việc củng cố và phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Giáo viên đã có vốn kiến thức LLVH vững vàng và nắm chắc các đặc trưng thi pháp của truyện ngắn, biết vận dụng để khai thác, đưa ra các vấn đề vừa phù hợp với nội dung kiến thức giảng dạy, vừa phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên biết cách gợi mở giúp học sinh khái quát thành những khái niệm LLVH cơ bản, khai thác vốn kiến thức về LLVH vốn có của học sinh ở các lớp dưới, đồng thời dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện những khái niệm LLVH mới nhằm trang bị cho học sinh một công cụ hữu ích để cùng khám phá, phân tích và đánh giá tác phẩm.
Tiết dạy thực nghiệm vì thế được đánh giá có bố cục bài dạy rõ ràng, khoa học, liền mạch, có dẫn dắt cụ thể, có tính định hướng và mục đích cao, biết tập trung vào những vấn đề cốt lõi, quan trọng của một tác phẩm khá lớn, nhưng vẫn đảm bảo tính văn chương, nghệ thuật của một văn bản văn học.
Tuy nhiên, tiết dạy đôi khi hơi nặng về kiến thức, đưa ra và giải thích khá nhiều những khái
niệm, thuật ngữ văn học. Bởi lẽ, đây là những tiết dạy mang tính mẫu nhằm áp dụng phương pháp này
một cách triệt để, ở những lớp dạy lần đầu nên giáo viên chưa nắm hết được vốn kiến thức sẵn có về LLVH của học sinh, phải đưa ra hết những yếu tố LLVH có thể khai thác được. Nếu dạy ở những lớp quen thuộc, giáo viên bám sát từ đầu thì với những khái niệm LLVH vốn đã được nhắc tới và khai thác ở những bài học trước, giáo viên chỉ cần gợi ý cho học sinh nhớ và vận dụng lại mà thôi. Đó là đảm bảo tính kế thừa. Vì vậy, tình trạng giáo viên tung ra khá nhiều kiến thức LLVH ở những tiết dạy thực nghiệm là điều khó tránh khỏi.
Về phía học sinh:
Từ những phát hiện chi tiết, vụn vặt, các em đã có kĩ năng khái quát thành những thuật ngữ văn học, những khái niệm LLVH cơ bản. Cũng có những học sinh tỏ ra lúng túng nhưng dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên, các em đã từng bước giải quyết được vấn đề, biết phát hiện và vận dụng một
số yếu tố LLVH trong quá trình đọc – hiểu tác phẩm văn học. Tuy vốn kiến thức về LLVH và khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá ở các em còn hạn chế nhưng không khí lớp học trở nên sôi động hơn, các em thực sự phải động não và chủ động đưa ra những suy nghĩ, đánh giá riêng của mình. Và những kiến thức lĩnh hội được nói chung cùng những kiến thức về LLVH được củng cố nói riêng trên cơ sở giải quyết vấn đề sẽ là nhân tố kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá cái mới và trở thành phương tiện, công cụ giúp học sinh đọc – hiểu những văn bản văn học cùng thể loại và các tác phẩm văn học khác.
Giáo viên đã chọn tiết dạy thực nghiệm ở những đối tượng học sinh có vốn kiến thức tương đối về văn học (các em học chuyên về ban D) nên việc yêu cầu các em khái quát và vận dụng những kiến thức LLVH vào việc đọc – hiểu văn bản văn học không phải là vấn đề quá khó, không phải là yêu cầu quá cao bởi lẽ hầu hết đều là những khái niệm LLVH cơ bản, chuyên dùng. Hơn nữa, với một số
khái niệm LLVH mới, phần Tri thức đọc – hiểu trong SGK chương trình Nâng cao đã cung cấp khá kĩ,
giáo viên có thể dùng cách quy nạp hoặc diễn dịch để giúp học sinh khám phá, tìm hiểu và vận dụng hữu ích những khái niệm văn học đó vào việc đọc – hiểu tác phẩm. Đồng thời, đối với những câu hỏi có vấn đề, giáo viên đã chia lớp thành những nhóm khác nhau, sử dụng bảng phụ để các em trao đổi, thảo luận, giáo viên soi sát từng nhóm, từng học sinh; sau đó các nhóm đưa ra những ý kiến riêng của mình, các nhóm khác cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, khái quát lại vấn đề và cho điểm cộng khuyến khích với những nhóm hoặc cá nhân có những phát hiện đúng đắn, mới lạ. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, bên cạnh những em tích cực tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến, vẫn còn một số em rụt rè, im lặng, không chịu bày tỏ suy nghĩ của riêng mình.
Với những đánh giá, nhận xét ở trên có thể khẳng định được khả năng ứng dụng và vai trò của phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào việc đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông.
KẾT LUẬN
1. Phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng là một trong những
thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Nếu không có phương pháp hoạt động phù hợp thì sẽ không thể thực hiện mục đích, nhiệm vụ của việc dạy và học, học sinh không thể nắm được nội dung tài liệu học tập đã đưa ra [1].
Bản chất của quá trình đọc – hiểu tác phẩm văn chương là cảm thụ tác phẩm, tức là tự mình ngẫm nghĩ, khám phá để thấm thía cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Thông qua giờ dạy tác phẩm văn học, giáo viên phải định hướng cho học sinh đọc – hiểu tác phẩm, nắm được phương pháp làm bài nghị luận văn học, rèn luyện tư duy, phương pháp suy nghĩ và phương pháp vận dụng kiến thức.
2. Từ những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết về phương pháp dạy học văn, đặc biệt là phương pháp đọc – hiểu tác phẩm văn học, ta thấy việc khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học là một phương pháp giảng dạy tích cực, ưu việt, có tính hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Văn – tạo hứng thú lao động và giáo dục thái độ sáng tạo trong lao động.
Phương pháp khai thác các yếu tố LLVH có thể vận dụng vào đọc – hiểu các tác phẩm văn học nói chung, thậm chí có thể vận dụng vào các bài giảng về Văn học sử và các văn bản văn học lớp 11 nói riêng (cả chương trình Cơ bản lẫn Nâng cao) trên cơ sở những tiền đề có căn cứ xác đáng. Đó là phải phát hiện và khái quát được những khái niệm, thuật ngữ LLVH mà trong quá trình giảng dạy học sinh chưa được cung cấp hoặc nắm còn mơ hồ. Từ đó, hướng học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa của việc khai thác những yếu tố LLVH đó để đọc – hiểu sâu hơn, khoa học hơn về tác phẩm văn học. Đồng thời, sau khi vận dụng những kiến thức LLVH để khám phá từng ngóc ngách, tầng lớp cụ thể của tác phẩm văn học, học sinh có thể nắm chắc hơn những kiến thức LLVH tưởng như khô khan, khó hiểu và định hình trong đầu những yếu tố LLVH cần chú ý khi đọc – hiểu những văn bản cùng thể loại. Nói cách khác, việc khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu các văn bản văn học cụ thể một cách có ý thức không những giúp học sinh bổ sung và nâng cao kiến thức về LLVH mà còn cung cấp cho học sinh cách thức, phương pháp hữu hiệu để đọc – hiểu tác phẩm văn học nói chung. Đồng thời qua đó còn phát triển nhân cách, trí tuệ và tính năng động, sáng tạo trong tư duy của học sinh. Sau này các em có thể tự tin để khám phá, thẩm thấu trước một rừng văn học đồ sộ của nhân loại nói chung. Vì vậy có thể nói, phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học là một phương pháp hữu hiệu, có tính khả thi và phù hợp với nội dung, yêu cầu đổi mới phương pháo dạy học Văn theo hướng phát huy tính sáng tạo, thói quen tư duy độc lập, khái quát hoá, trừu tượng hoá của học sinh.
3. Chương trình Ngữ văn lớp 11 – Nâng cao là chương trình tập hợp nhiều tác phẩm văn học ở cả hai thời kì văn học trong nền văn học viết Việt Nam: văn học trung đại và văn học hiện đại. Tiếp nối dòng chảy lịch sử và thể loại của nền văn học ở chương trình lớp 10, các văn bản văn học trong chương trình lớp 11 bao gồm nhiều thể loại văn học: kí trung đại, trữ tình trung đại, trữ tình hiện đại, thơ Mới, tự sự trung đại, tự sự hiện đại, kịch, nghị luận,v.v… Đối với từng thể trong loại, từng tác phẩm cụ thể lại có những hướng khai thác các yếu tố LLVH riêng. Từ đó, học sinh có được cái nhìn toàn cảnh, xuyên suốt sự phát triển của văn học viết Việt Nam với những đổi mới, khác biệt trong từng yếu tố ở từng thể loại văn học. Đồng thời, học sinh có thể lí giải nguyên nhân của sự thay đổi, phát triển đó và nắm được phương pháp đọc – hiểu tác phẩm văn học bằng cách khai thác các yếu tố LLVH nằm ngay trong văn bản văn học.
Qua thực tế giảng dạy, nhất là các tiết dạy thực nghiệm vừa qua, nếu so sánh với các phương pháp dạy học khác thì phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học một cách có ý thức là một con đường rất hiệu quả để học sinh rèn luyện tư duy, nắm được các khái niệm LLVH và đặc trưng thể loại, từ đó học sinh biết cách đi sâu vào tác phẩm văn học nói chung. Tuy nhiên, ở nhà trường phổ thông, phương pháp này không phải là phương pháp dạy học duy nhất và chủ yếu, thậm chí có giáo viên còn không chú ý đến. Tuy 100% giáo viên đều cho rằng khi đọc – hiểu tác phẩm văn học phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt, LLVH, văn học sử nhưng 38% giáo viên lại ít chú ý và 12% giáo viên thậm chí không chú ý đến việc giảng dạy kiến thức LLVH trong các giờ dạy của mình (những kiến thức LLVH nằm trong bài học và những kiến thức có bài học riêng). Và chỉ có 10% giáo viên có ý thức khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học. Do đó, chỉ có 14% giáo viên chú ý đến việc đưa ra những câu hỏi chuẩn bị bài về kiến thức LLVH cho học sinh trước khi học bài mới.
Như vậy, việc khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học là một phương pháp rất cần thiết và hữu ích nhưng thực tế ở nhà trường phổ thông, phương pháp này chưa được giáo viên thật sự chú ý và việc vận dụng nó vào thực tế giảng dạy hàng ngày còn nhiều khó khăn và hạn chế. Qua điều tra, các giáo viên đề cập đến các khó khăn cụ thể sau:
Câu trả lời Số phiếu % Thời gian dạy trên lớp hạn chế 17 34 Kiến thức LLVH khá nặng nề và khó hiểu 10 20 Khó phát hiện ra những kiến thức LLVH trong khi đọc – hiểu
TPVH
13 26
HS học yếu, vốn kiến thức LLVH còn ít 10 20
Chính vì vậy, việc vận dụng phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức LLVH, hướng học sinh phát hiện và khai thác những yếu tố LLVH và biết kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học khác vào giờ dạy của mình. 4. Hiện nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy – học tập môn Văn thì phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu tác phẩm văn học lại càng cần được quan tâm và vận dụng nhiều hơn, có ý thức hơn vào quá trình dạy học Văn. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này phải có một số điều cần chuyển đổi cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa cũng như cách thức giảng dạy – học tập mới. Cụ thể giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:
Chương trình và sách giáo khoa mới đảm bảo tiêu chuẩn tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn; việc dạy và học phải thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: trong quá trình dạy học, người học – đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, được đặt vào những tình huống đòi hỏi người học phải suy nghĩ, vận dụng những kiến thức vốn có của mình, thảo luận, giải quyết những vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình. Do đó, giáo viên nên đưa ra những vấn đề có sử dụng các yếu tố LLVH để giải quyết mà khai thác các yếu tố LLVH càng sâu, càng thấu đáo thì vấn đề càng sáng tỏ, thuyết phục. Tuy nhiên, việc vận dụng các kiến thức LLVH chỉ mang tính phương tiện, công cụ hữu ích cho việc đọc – hiểu có hiệu quả các văn bản văn học, chứ không nên biến bài giảng tác phẩm văn học thành những minh hoạ một cách cứng nhắc cho các khái niệm, thuật ngữ văn học. Vì vậy, giáo viên phải biết khéo léo, linh hoạt hướng học sinh vào khai thác các yếu tố LLVH để đọc – hiểu tác phẩm văn học một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn, hợp lí.
Chương trình và sách giáo khoa mới đòi hỏi tính kế thừa và tính liên môn, tích hợp. Phương pháp khai thác các yếu tố LLVH vào đọc – hiểu văn bản văn học – tự bản thân nó đã mang tính liên môn và tích hợp theo yêu cầu đổi mới của phương pháp giảng dạy nói chung. Ở đây, chúng ta chú ý đến tính kế thừa. Các yếu tố LLVH được vận dụng để đọc – hiểu văn bản văn học phải mang tính kế