CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VN I Phương hướng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM (Trang 68 - 73)

III. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT TRONG DN

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VN I Phương hướng

5 website C2C tiêu biểu năm

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VN I Phương hướng

I. Phương hướng

Bốn mục tiêu, phương hướng cụ thể gồm: Đến năm 2010, sẽ có 70% các giao dịch B2B được thực hiện; 90% các DN vừa và nhỏ biết tới lợi ích của TMĐT và có ứng dụng nhất định; 15% hộ gia đình và cá nhân thực hiện được B2C; và khoảng 30% các hoạt động mua sắm, giao dịch điện tử của Chính phủ được thực hiện trên mạng (B2G).

· Tạo dựng một môi trường có tính hỗ trợ giúp cho TMĐT mở rộng và phát triển

· Kích hoạt TMĐT thông qua các dự án thí điểm, các trung tâm thí điểm và các thực nghiệm.

· Xây dựng một quan điểm phối hợp, đổi mới và có mục tiêu đối với việc lập chính sách.

. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử .

Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho TMĐT, ban hành các luật cần thiết đảm bảo tính chắc chắn, khả thi, và sáng tỏ của các bên hữu quan, có tính tới các phương thức đang hình thành của hoạt động kinh doanh số hoá. Khuôn khổ pháp lý mới phải có khả năng thích ứng và đủ linh hoạt để thích nghi được với các biến đổi CN và với tình hình môi trường toàn cầu, khu vực và trong nước biến hoá không ngừng.Để nâng cao hơn nữa tác dụng hỗ trợ của môi trường nhằm xúc tiến TMĐT, chính phủ cần kết hợp phải có các chính sách kinh tế thuận lợi, các chương trình kích thích cả gói và một cơ chế hỗ trợ. Khai thông thanh toán điện tử để tạo đường cho TMĐT phát triển hoàn chỉnh.

2. Đối với DN

- Nâng cao nhận thức và kiến thức về thương mại điện tử, cần chủ động tìm hiểu lợi ích của TMĐT, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.

- Không chỉ đổi mới tư duy mà còn phải thay đổi cách quản lý theo hướng hiện đại.

- Tự tin, chủ động ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh, tin học hoá quy trình kinh doanh.

- Tích cực hơn nữa trong việc tham gia các sàn giao dịch TMĐT, nhất là các sàn có sự hỗ trợ kinh doanh tốt và miễn phí.

- Cung cấp thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp và xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật thông qua việc góp ý kiến, tham gia các diễn đàn… nhằm hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách và pháp luật liên quan tới TMĐT.

Sáu chính sách để thực hiện bốn mục tiêu, phương hướng trên bao gồm: Triển khai mạnh và liên tục hoạt động phổ biến tuyên truyền và đào tạo về TMĐT; Tạo môi trường thuận lợi và ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản quy phạm; Các cơ quan Chính phủ ở mọi cấp phải đi tiên phong trong hỗ trợ và ứng dụng TMĐT; Phát triển hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài; Tổ chức thực thi cương quyết các quy định pháp luật; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT. 1.Đối với chính phủ

- Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan như Luật Giao dịch Điện tử, Luật Thương mại sửa đổi và mới đây, Nghị định về Thương mại Điện tử được ban hành cũng đã đánh dấu bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển. Một số văn bản pháp lý khác như Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng đang được xây dựng Chính phủ cần thể hiện rõ sự quan tâm về vấn đề an ninh, an toàn mạng, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ...

- Nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án được đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010.

- Đưa ra những chính sách cụ thể hoá đường lối phát triển, hướng dẫn thực hiện, hỗ trợ để DN có thể đầu tư, kinh doanh TMĐT đúng phương hướng đã đề ra.

- Hoàn thiện nhanh các hoạt động cần thiết cho việc phát triển TMĐT như việc thống kê TMĐT, các dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT như hải quan điện tử, thuế điện tử, cấp phép qua mạng (thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện, cấp phép kinh doanh các sản phẩm dịch vụ có điều kiện qua mạng), xử lý hồ sơ qua mạng (tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan qua mạng)...

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, liên thông kết nối các sở - ngành, hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp tiến tới một cửa giải quyết hồ sơ hành chính qua mạng. - Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên

- Thực hiện khai thuế qua mạng, hải quan điện tử, xây dựng trung tâm chứng thực điện tử và triển khai thực hiện chữ ký số.

- Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ

- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về TMĐT.

- Xây dựng các sàn TMĐT, kết nối các sàn TMĐT; kết nối các tỉnh thành phố trên khắp cả nước.

- Hợp tác quốc tế đối với các Chính phủ, tổ chức nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn giải pháp, cung cấp dịch vụ… liên quan đến phát triển thương mại điện tử.

2. Đối với DN

- Xây dựng website TMĐT chuyên nghiệp có đầu tư, chọn lọc : trên thực tế, DN có ba sự lựa chọn:

. Mua một giải pháp dựng sẵn

. Thuê một chỗ trong một giải pháp thương mại điện tử dựa trên mạng . Xây dụng một hệ thống với những cấu kiện khác nhau.

- Đào tạo kiến thức, kỹ năng và môi trường ứng dụng thương mại điện tử; vấn đề sở hữu trí tuệ trong môi trường giao dịch ảo; phổ cập các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.

- Chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử và lợi ích của TMĐT, Xác định mô hình thương mại điện tử thích hợp và xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp. Trên cơ sở mô hình đã chọn, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính trên cơ sở đầu tư vào thiết bị và công nghệ, đầu tư nguồn lực con người, v.v... - Tích cực tham gia các sàn giao dịch TMĐT : Sàn Giao dịch là một trong những hình thức hỗ trợ TMĐT quan trọng nhất. Thay vì phải tự hình thành một website riêng, DN có thể giới thiệu về mình, tìm kiếm đối tác, khách hàng và tận dụng được nhiều lợi ích kèm theo từ các sàn giao dịch trực tuyến. Các DN có thể tìm kiếm mặt hàng, đối tác trên các sàn giao dịch vốn đã nổi tiếng trên thế giới như (Hàn Quốc), (Mỹ) .. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học tập kinh nghiệm quản lý, phát triển hạ tầng và hỗ trợ phát triển TMĐT tại các quốc gia có nền TMĐT phát triển.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời đại kinh tế tri thức đã dẫn đến việc hình thành một phương thức kinh doanh mới - TMĐT. Các nhà kinh doanh thương mại đã nhanh chóng khai thác thành tựu này, họ sử dụng Internet như phương tiện để gửi thư, đàm phán, thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, quảng cáo, chào hàng, tìm kiếm thị trường, đối tác thương mại, và trong một số trường hợp Internet còn được sử dụng như kênh giao hàng. Đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, TMĐT đang mở ra một con đường tơ lụa mới.

Đi sau các nước chừng 10 năm về TMĐT, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng hành lang pháp lý, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao nhận thức cho nguời dân. Đến nay các hoạt động TMĐT đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là sự phát triển của các loại hình dịch vụ trực tuyến như mua bán qua mạng, game online, dịch vụ giải trí trực tuyến…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM (Trang 68 - 73)