Khác cho giáo dục các em

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 66 - 72)

về chế độ, chính sách trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở sao cho phù hợp nhất với điều kiện tại khu vực miền núi phía Bắc.

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh học sinh - những người bảo lãnh về nhu cầu giáo dục của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong giáo dục trẻ em. Kết hợp với các cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội để thực hiện xã hội hoá giáo dục trẻ em khu vực miền núi phía Bắc nói chung và trẻ em nghèo tại khu vực nói riêng

- Điều chỉnh chương trình phù hợp, xây dựng các điều kiện bảo đảm cho việc học tập suốt đời của trẻ em tại nơi đây

- Xây dựng chương trình định hướng nghề nghiệp, dạy nghề và tìm kiếm nơi làm việc cho trẻ lớn tuổi.

- Để phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng cao cho tất cả trẻ em trong độ tuổi tại khu vực miền núi phía bắc tới 2015, thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, Ngành, sự tham gia tích cực của toàn cộng đồng và tranh thủ sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong nước cũng như quốc tế.

2.5 Đáp ứng nhu cầu học tập cho trẻ em khu vực miền núi phía Bắc

- Nhà nước cần có các chính sách để nhằm xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân để giảm tỷ lệ số trẻ em nghèo đi học tại khu vực miền núi phía Bắc, từ đó giảm thiểu được chi phí cho giáo dục của Nhà nước tại nơi đây. Khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển thì mức sống của người dân cũng tăng lên, số trẻ em nghèo giảm xuống và gánh nặng chi phí cho công tác tăng cường tiếp cận giáo dục cho các em cũng được giảm theo, từ đó có thể chuyên tâm vào công tác phổ cập giáo dục các cấp, dần nâng cao được hiệu quả giáo dục, ngày một đáp ứng được nhu cầu học tập của các em một cách tốt nhất.

2.6 Nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục

- Ngay từ bây giờ, phải có các yêu cầu về điều tra, thống kê, bổ sung số liệu hàng năm, nâng cao chất lượng quản lý, dự báo giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc.

- Tiếp tục thu thập các số liệu và phân tích, đưa ra những kiến nghị hợp lý về chế độ chính sách, về giải pháp của công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại nơi đây.

- Do trình độ phát triển kinh tế xã hội và giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc còn yếu kém, do đó phải xây dựng được phương án chỉ đạo thích hợp cho vùng, mỗi nhóm dân tộc, khắc phục tình trạng chỉ đạo chung, tràn lan.

- Đối với các cơ quan quản lý giáo dục địa phương cần có cơ chế quản lý thích hợp theo hướng giao thêm quyền độc lập và chủ động trong công tác quản lý giáo dục tại vùng

- Cần có sự phối hợp ngang giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội của các bộ, tổ chức quốc tế và chỉ đạo dọc của các cơ sở giáo dục và đơn vị giáo dục địa phương như việc kết hợp lồng ghép chương trình 135 vào công tác tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực, để phát huy tối đa hiệu quả nghiên cứu chỉ đạo giáo dục dân tộc.

2.7 Giải pháp đối với giáo viên

- Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Trong những năm qua, mặc dù đã có cố gắng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tại khu vực miền núi phía Bắc đã tăng lên rõ rệt. Nhưng cho đến nay một số địa phương trong khu vực vẫn còn chưa đảm bảo về số lượng, vẫn còn thiếu giáo viên là người dân tộc, mặt khác lại chưa hợp lý về cơ cấu. Hiện vẫn còn thiếu giáo viên dạy thể dục, mỹ thuật, hát nhạc và cũng chưa chuẩn về chất lượng, nhất là ở những vùng miền khó khăn trong khu vực. Những tồn tại này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai nội dung, chương trình, sách giáo khoa mới. Vấn đề đặt ra là cần phải có những chính sách tích cực nhằm phát triển đội ngũ giáo viên công tác tại đây cả về số lượng và chất lượng.

- Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học.

- Có chính sách thu hút giáo viên lên công tác tại vùng cao song song với nó là cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là người dân tộc.

- Tập trung nghiên cứu để có chính sách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phù hợp với đặc điểm của khu vực miền núi phía Bắc nói chung và giáo dục tại miền núi phía Bắc nói riêng.

- Giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng cao của khu vực miền núi phía Bắc phải được được ưu tiên trong tuyển dụng.

- Tạo điều kiện giúp cho giáo viên yên tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt về lương và phụ cấp, nghỉ phép, tạo điều kiện cho giáo viên về nhà ở.

2.8 Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục

- Tiếp tục nghiên cứu, thực nghiệm, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm về việc dạy song ngữ. Biên soạn chương trình, sách giáo khoa dạy chữ dân tộc cho một số dân tộc để có thể dạy rộng rãi ở các khu vực thích hợp, có nhu cầu và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như giáo viên.

- Biên soạn chương trình giáo trình đào tạo giáo viên dạy song ngữ, dạy chữ dân tộc, dạy lớp ghép và chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho các giáo viên hiện đang đứng lớp.

- Xây dựng chương trình, nội dung phần mềm mang tính đặc thù địa phương để đưa vào giảng dạy như địa lý, lịch sử địa phương.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở với các hình thức dạy lớp ghép, lớp xóa mù chữ, lớp linh hoạt, lớp trẻ em gái.

- Về lớp ghép, cần coi đây là một loại hình giảng dạy theo phương pháp mới phù hợp với khu vực miền núi phía Bắc vùng dân tộc về nhiều mặt. Do vậy cần có kế hoạch mở rộng qui mô, tăng cường chỉ đạo, tích cực đầu tư và đúc rút kinh nghiệm, đào tạo giáo viên.

C. KẾT LUẬN

Có thể nói công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực miền núi phía Bắc nước ta hiện nay đang được thực hiện một cách tích cực với sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng tại Trung ương cũng như địa phương.

Có rất nhiều những kế hoạch, giải pháp và kiến nghị được tập trung nghiên cứu để làm sao đưa giáo dục về với được đồng bào dân tộc, làm sao cho trẻ em nghèo vùng dân tộc miền núi phía Bắc có thể tiếp cận được với giáo dục và phổ cập được giáo dục tại nơi đây.

Trong những năm qua, công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em tại khu vực miền núi phía Bắc đã đạt được những thành tựu và kết quả đáng ghi nhận, đã có một bước nhảy vọt về cuộc cách mạng giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực. Dần dần bắt kịp được với các khu vực khác có điều kiện thuận lợi hơn.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn và bất cập cần được giải quyết.

Để có thể đẩy mạnh công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo nơi đây, để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thì Nhà nước và các cơ quan chức năng cần đề ra và thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp, kế hoạch nhằm khắc phục những khó khăn bất cập còn tồn tại của khu vực miền núi phía Bắc, góp phần phát triển hệ thống giáo dục có chất lượng tại nơi đây. Và hơn thế nữa là đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, lấy giáo dục làm cơ sở để từng bước đưa vùng miền núi phía Bắc trở thành vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Nhà xuất bản giáo dục

2. Các báo cáo tham luận “ Hội thảo khoa học Phát triển giáo dục ở một số vùng khó khăn – Thực trạng và giải pháp”

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

3. Chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2015

Dự thảo 16, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Báo cáo giữa thập kỉ giáo dục cho mọi người ở Việt Nam 2001 – 2007

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

5. Vấn đề chính sách với giáo viên phổ thông đang công tác ở miền núi

Tác giả : Nguyễn Xuân Ngạn

6. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

7. Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ 21

Nhà xuất bản giáo dục 2007

8. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn – Quan niệm và giải pháp

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, tạp chí giáo dục số 171 ( kì 1/9/2007)

9. Mô hình đào tạo cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Tạp chí giáo dục số 175 (kì 2/10/2007)

10.Nhận diện dạy thật học thật đối với học sinh vùng dân tộc

11.Quản lý chất lượng giáo dục hệ bổ túc trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện vùng công thôn, trung du và miền núi

Tạp chí giáo dục số 180 (quý IV/ 2007)

12.Thực trạng tổ chức trò chơi học tập phát triển năng lực ghi nhớ cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

Tạp chí giáo dục số 179 ( kì 2/12/2007)

13.Phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tại khu vực miền núi phía Băc – triển vọng và thách thức

Ts.Nguyễn Đức Minh – Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

14.Cơ sở pháp luật về giáo dục trẻ em

Ts.Nguyễn Đức Minh – Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

15.Giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong giáo dục cho mọi người 2007 – 2015

Ts.Nguyễn Đức Minh – Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w