Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 37 - 124)

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là nội dung, bản chất của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nói chung và được thể hiện cụ thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chỉ tập trung nghiên cứu về sự phù hợp, chưa phù hợp giữa hai loại quy hoạch về thời gian, không gian lập quy hoạch; về nội dung lập quy hoạch; về quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch của hai loại quy hoạch.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định; cần tập trung vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu, bao gồm bốn vấn đề chính như sau:

Thứ nhất, khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải phòng

Phần này tập trung nêu và phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố Hải phòng có liên quan đến việc lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của Thành phố; liên quan đến mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch này; thể hiện được các mặt thuận lợi cũng như khó khăn đối với công tác quy hoạch.

Thứ hai, nghiên cứu về sự phù hợp và chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Hải Phòng

Để xác định được những mặt phù hợp cũng như chưa phù hợp lẫn nhau giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Hải Phòng,

trước hết cần nghiên cứu, đánh giá về tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Việc nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm đánh giá được thực trạng công tác quy hoạch của hai loại quy hoạch và tìm hiểu thực chất về mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tiến hành phân tích, đánh giá về sự phù hợp và chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Hải Phòng qua việc phân tích, so sánh các nội dung chủ yếu của công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nhằm chỉ ra những mặt thống nhất, phù hợp cũng như những bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch cần kiến nghị sửa đổi, gồm các nội dung sau:

(1) So sánh các quy định các quy định và thực tế áp dụng các quy định về thời gian, không gian lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Hải Phòng.

(2) Phân tích, so sánh các quy định về thẩm định, phê duyệt; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cũng như thực tế áp dụng ở thành phố Hải Phòng.

(3) Phân tích, so sánh về nội dung lập quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; so sánh một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, sử dụng đất chủ yếu được xác định trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng. Đây là một nội dung nghiên cứu rất quan trọng nhằm chỉ ra mối quan hệ chủ yếu, có tính bản chất giữa hai loại quy hoạch; đồng thời nhằm chỉ ra những nội dung chưa thống nhất, chưa phù hợp với nhau, làm hạn chế đến chất lượng và hiệu quả của mỗi loại quy hoạch.

(4) Phân tích, so sánh về các quy định về quản lý, tổ chức thực hiện đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng và thực tế thực hiện ở thành phố Hải Phòng.

Hiệu quả của mỗi loại quy hoạch chỉ được thể hiện trong thực tế thông qua quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch. Vì vậy, việc so sánh về quy trình, nội dung và cách thức tiến hành giám sát và kiểm tra việc thực hiện hai loại quy hoạch cần chỉ ra được cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch chặt chẽ, có hiệu quả; đồng thời khắc phục được những nội dung không hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch.

Thứ ba, xác định những bất cập chung giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cũng như bất cập giữa hai loại quy hoạch ở Hải Phòng

Gồm các nội dung:

- Những bất cập qua việc rà soát các quy định hiện hành.

- Những bất cập về nội dung giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

- Những bất cập về quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

Thứ tư, đề xuất phương hướng khắc phục những bất cập để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng

- Đề xuất những nội dung cụ thể đối với thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất phương hướng chung để khắc phục các bất cập nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng gồm các nội dung: sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; xác định vai trò, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng; hướng hoàn thiện các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

3.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về phạm vi không gian, Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng và được thực hiện chủ yếu đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cấp Thành phố.

Về phạm vi chuyên môn nghiên cứu, Đề tài không nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch, không đi sâu nghiên cứu về tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Hải Phòng, mà chủ yếu tập trung nghiên cứu nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch này, nhằm làm rõ mối quan hệ về các mặt: sự phù hợp và chưa phù hợp giữa hai loại quy hoạch, tính chất mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch; đồng thời xác định những bất cập, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng được thực hiện trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước về hai loại quy hoạch; tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các tài liệu có liên quan trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tiến hành đánh giá thực trạng quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để thấy được những mặt phù hợp và những mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch; xác định được những bất cập, mâu thuẫn giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, làm căn cứ để đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, sửa đổi một số nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:

(1) Phương pháp điều tra cơ bản:

Phương pháp điều tra cơ bản được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện hai loại quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điều tra cơ bản bao gồm:

- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:

Việc thu thập các tài liệu, số liệu điều tra phục vụ nhu cầu nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu sẵn có của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan chức năng của Thành phố như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thống kê. Các tài liệu, số liệu thu thập bao gồm:

+ Tài liệu, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;

+ Tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng công tác lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Hải Phòng;

+ Các quy định của Nhà nước, của thành phố Hải phòng có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp được sử dụng để điều tra các thông tin bổ sung, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở Hải Phòng trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra thứ cấp; nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp.

- Phương pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho nghiên cứu đề tài:

Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel.

(2) Phương pháp kế thừa và chọn lọc các tư liệu sẵn có:

Phương pháp kế thừa được sử dụng trong việc nghiên cứu tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở trong nước và ngoài nước; đồng thời trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu về công tác lập và thực hiện quy hoạch và các lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.

(3) Phương pháp so sánh:

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích sự thống nhất và chưa thống nhất trong các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; sự phù hợp và chưa phù hợp về nội dung giữa hai loại quy hoạch; sự tác động qua lại giữa hai loại quy hoạch nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

(4) Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan và thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch; xác định được những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch để đề ra phương hướng khắc phục. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các nội dung: Đánh giá tổng quan công tác quy hoạch trong và ngoài nước; Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu; Phân tích tác động qua lại và phát hiện sự bất cập giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất và đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành có liên quan để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng.

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20030’39” đến 21001’15” vĩ Bắc, từ 106023’39” đến 107008’39” kinh Đông.

Về địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; - Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; - Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Là một cực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng có vị trí giao lưu rất thuận lợi với các tỉnh, thành trong nước và quốc tế đường biển, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không.

Theo số liệu thống kê năm 2008, Hải phòng có tổng diện tích tự nhiên là 192.209,92 ha. Hải Phòng có 8/15 quận, huyện tiếp giáp biển với nhiều cửa sông rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng và vận tải đường biển.

Hải Phòng có nhiều thắng cảnh đẹp như bán đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ cùng với các điểm di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn Thành phố và kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, đã tạo cho Hải Phòng có thế mạnh vượt trội về du lịch.

Mặc dù có hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng nhiều sông bị nhiễm mặn không có ý nghĩa cấp nước, chỉ có một số sông như sông Đa Độ, sông Vật Cách, sông Rế, sông He, sông Giá là có khả năng cung cấp nước cho nông nghiệp và một phần cho công nghiệp, sinh hoạt.

Với khí hậu vừa mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Miền Bắc và những đặc điểm riêng của một thành phố ven biển, Hải Phòng có nền nhiệt cao rất phù hợp cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng bền vững và có lợi thế để phát triển nông nghiệp thâm canh năng suất cao.

Với điều kiện của mình, Hải Phòng hội tụ đầy đủ các lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên và xã hội để xây dựng một thành phố cảng hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và của cả nước.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Từ năm 1996 đến nay nền kinh tế Hải Phòng luôn có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 10%, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 bình quân là 9,37%, giai đoạn 2001- 2005 là 11,10% (năm 2005 đạt 12,25%), năm 2008 là 12,52%. Theo giá cố định năm 1994, tổng GDP của thành phố năm 1995 là 5.311,4 tỷ đồng, đến 2008 là 17.866,3 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần sau 13 năm.

Bảng 4.1 thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP qua một số năm của thành phố Hải Phòng.

Bảng 4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Hải Phòng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Tăng bình quân/năm(%) 1996 - 2000 2001 - 2005 2008Năm Tổng GDP Tỷ đồng 5.311,4 8.313,7 14.043,1 17.866,5 9,37 11,10 12,52 Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản Tỷ đồng 957,1 1.289,7 1.615,5 1.783,3 6,15 4,70 4,54 Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 1.526,9 2.931,6 5.670,2 7.973,3 13,94 14,41 13,98 Dịch vụ Tỷ đồng 2.827,4 4.092,4 6.757,4 8.108,9 7,68 10,37 12,97

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những năm vừa qua cơ cấu kinh tế của Hải Phòng đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 20,90% năm 1995 xuống còn 9,98% năm 2008, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,80% năm 1995 lên 44,63% năm 2008.

Bảng 4.2. Cơ cấu GDP của Hải Phòng phân theo nhóm ngành kinh tế

Đơn ví tính: %

Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản 20,9 17,8 13,00 9,98 Công nghiệp, xây dựng 26,8 34,1 36,20 44,63 Dịch vụ 52,3 48,1 50,80 45,39

4.1.2.3. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

a. Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản:

Ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản liên tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 tăng 6,15%, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 4,7% năm, năm 2008 tăng 4,54%. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 37 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w