Hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ qua Chi nhánh chủ yếu là thanh toán hàng nhập khẩu, trong đó thanh toán chủ yếu bằng đồng USD chiếm tới 82% trong tổng doanh số. Việc mở và thanh toán L/C bằng các đồng tiền khác còn hạn chế.
* Thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu
Các món L/C hiện nay được mở tại Ngân hàng chủ yếu vẫn là loại L/C không hủy ngang, còn một số loại L/C khác như L/C chuyển nhượng, L/C thanh toán dần…chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: Quy 1000USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Số món L/C mở 65 47 71 0,72 lần 1,51 lần Doanh số mở L/C 48,113 33,287 32,282 31,0% 3,0% Số món L/C thanh toán 67 64 67 0,95 lần 1,05 lần Doanh số thanh toán L/C 39,077 27,333 37,339 30,1% 36,6% Số món L/C hủy 03 04 02 1,33 lần 0,5 lần Doanh số hủy L/C 3,092 5,112 4,32 65,3% 15,5%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT)
Qua bảng số liệu 1.4 cho thấy năm 2006 số món L/C hàng nhập khẩu mở, doanh số mở và thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh giảm so với năm 2005. Nguyên nhân có thể là do tình hình ngoại tệ biến động thất thường, việc huy động vốn ngoại tệ gặp nhiều khó khăn, hay do cuộc khủng hoảng xăng dầu nên việc cung ứng hàng hóa từ nước ngoài không thuận lợi làm sụt giảm kim ngạch thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh. Mặt khác là do cơ chế tín dụng của Ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn, điều kiện cho vay mở L/C, lãi suất tín dụng thắt chặt hơn, khả năng đáp ứng nguồn vốn của Chi nhánh có hạn và sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Nhưng bảng số liệu cũng cho thấy sự cải thiện rõ rệt của Chi nhánh trong năm 2007, tổng số mở L/C và doanh số thanh toán L/C hàng nhập khẩu đều tăng so với năm 2006, cụ thể: tổng số món L/C mở năm 2007 tăng gấp 1,51 lần so với năm 2006, doanh số thanh toán L/C năm 2007 tăng 36,6% so với năm 2006. Tuy nhiên, doanh số mở L/C của năm 2007 so với năm 2006 có thấp đi đôi chút và nhìn chung thì doanh số của năm 2007 vẫn còn thấp hơn so với năm 2005. Có
thể là do sau khi Việt Nam vào WTO thị trường nhập khẩu của ta đã được mở rộng và có nhiều ưu đãi hơn, nguồn vốn huy động của Chi nhánh cũng tăng lên đáng kể (tăng 1,35 lần so với năm 2006), hoạt động tín dụng và lãi suất có linh hoạt hơn trước và Chi nhánh đã chú trọng vào việc chăm sóc những khách hàng nhằm giữ chân khách hàng truyền thống và tiếp cận khách hàng tiềm năng nên doanh số đã khả quan hơn năm 2006. Bên cạnh đó, trong năm 2007, Việt Nam lại rơi vào tình trạng lạm phát “phi mã” nên tỷ giá ngoại tệ còn có nhiều biến động, do vậy mà tổng số L/C mở tuy có tăng so với năm 2005, 2006 nhưng giá trị giao dịch thường nhỏ dẫn đến doanh số không hề tăng so với năm 2005.
* Thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu
Hoạt động thanh toán L/C hàng xuất khẩu tại Chi nhánh vẫn còn rất hạn chế cả về số lượng và giá trị giao dịch. Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta là nước nhập siêu, hàng hóa sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của nước ngoài nên hoạt động xuất khẩu còn chưa mạnh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Huyện còn kém phát triển, thêm nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác cùng và khác địa bàn.
Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu qua Chi nhánh năm 2006, 2007 vẫn còn ít, năm 2007: Doanh số thanh toán L/C hàng xuất là hơn 4,876 nghìn USD. Con số này còn quá nhỏ so với hoạt động thanh toán L/C hàng nhập khẩu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động này hơn nữa, Chi nhánh cần tích cực trong công tác tư vấn khách hàng lựa chọn NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh với tư cách là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ.