Phân loại cử chỉ

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cqr chỉ (Trang 33 - 39)

g) Các hiện tố đặc thù văn hĩa (Culture-specific)

1.3.3. Phân loại cử chỉ

Dựa vào các gĩc độ nghiên cứu, các tác giả phân chia cử chỉ thành các tiểu loại nhỏ cĩ đặc trưng riêng biệt. Cĩ thểđiểm qua một số cách phân loại sau:

(1)Kauss [Dẫn theo 31, tr.146-149] chia cử chỉ thành 3 loại. Thứ nhất, xác

định cử chỉ là những chuyển động của tay đơn thuần chứ khơng phải của tồn bộ

thân thể. Thứ hai, tác giả phân loại các cử chỉ dựa trên một dải tiếp diễn mà ơng gọi là “Dải tiếp diễn từ vựng hố” (Lexicalization continuum). Ở một đầu của dải tiếp diễn, được gọi là “Đầu từ vựng hố thấp” (Low lexicalization end), là các “Thích

ứng tố” (Adaptors). Ở đầu kia, được gọi là “Đầu từ vựng hố cao” (High lexicalization end), là các “Cử chỉ tượng trưng” (Symbolic gestures). Ở khoảng giữa của dải tiếp diễn, là các “Cử chỉ hội thoại” (Conversational gestures). Ta cĩ thể biểu diễn cách phân loại này như sau:

Sơđồ1.1: Dải tiếp diễn từ vựng hố Từ vựng hố thấp Từ vựng hố cao Các thích ứng tố Các cử chỉ hội thoại Các cử chỉ tượng trưng Dải tiếp diễn từ a) Các thích ứng tố

Đây là các chuyển động tự nhiên của tay. Nhưng cũng cĩ một số quan điểm khơng coi chúng là cử chỉ nếu xét theo tính từ vựng hố vì chúng rỗng nghĩa. Chúng gồm các thao tác của một người hoặc thường kèm một vật nào đĩ (quần áo, kính,

bút...), ví dụ: hành động gãi, xoa, đập, sờ mĩ... mà người nĩi thường dùng tay để

thực hiện.

b) Các cử chỉ tượng trưng

Đây là những hình dạng và chuyển động của tay mang nghĩa đặc thù và ước lệ, dưới gĩc độ từ vựng hố thì chúng cĩ ý nghĩa như từ ngữ. Ngược lại với các thích ứng tố, các cử chỉ tượng trưng thường được sử dụng một cách cĩ chủđích và phục vụ cho một chức năng giao tiếp rõ ràng. Theo Ekman [31, tr. 147] mỗi nền văn hố đều cĩ một tập hợp cử chỉ tượng trưng quen thuộc đối với các thành viên trưởng thành của nền văn hố đĩ. Tuy nhiên, trong xu thế giao lưu văn hĩa hiện nay, sự tiếp nhận một số cử chỉ tượng trưng ngoại lai và loại bỏ một số cử chỉ tượng trưng bản địa là khĩ tránh khỏi.

c) Các cử chỉ hội thoại

Nhìn chung, các nhà khoa học đều dễ dàng thống nhất với nhau về hai loại cử chỉ trên, cịn đối với loại “Cử chỉ hội thoại”, ta vẫn thấy cĩ nhiều ý kiến chưa thống nhất. Đây cĩ lẽ cũng là điều dễ nhận thấy khi tiến hành xem xét bất cứ đối tượng nào trên các bình diện phạm trù. Thực tế cho thấy, người ta thường thống nhất ở hai phía đối lập nhưng rất khĩ thống nhất ở khu vực trung gian. Với các cử

chỉ hội thoại cũng vậy, bởi chúng là những chuyển động hoặc từ ngữ (giống các cử

chỉ tượng trưng), hoặc trống nghĩa (giống các thích ứng tố).

Theo Kauss [Dẫn theo 31, tr. 148], cử chỉ hội thoại là các chuyển động đi kèm với ngơn từ và cĩ quan hệ với ngơn từ mà chúng đi kèm. Mối quan hệ này, theo tác giả, được thể hiện theo 3 cách:

- Khác với cử chỉ tượng trưng, cử chỉ hội thoại xảy ra song hành với ngơn từ và do người nĩi thực hiện.

- Cử chỉ hội thoại hỗ trợđồng thời với lời nĩi.

- Khơng giống như các thích ứng tố, một số cử chỉ hội thoại cĩ quan hệ về

mặt hình thức đối với nội dung ngữ nghĩa của ngơn từ mà chúng đi kèm.

Cĩ nhiều cách phân loại cử chỉ hội thoại khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nhiều nhà nghiên cứu giao tiếp phi ngơn từ thống nhất phân chia chúng thành 2 loại

chính: “Các chuyển động động cơ” (Motor movements) và “Các chuyển động từ

vựng” (Lexical movements).

- Các chuyển động động cơ: Theo Feyeriesen, Van de Wiele & Dubois [Dẫn theo 31, tr. 148], đây là những chuyển động đơn giản, lặp lại và theo nhịp, cĩ quan hệ khơng rõ ràng với nội dung ngữ nghĩa của ngơn từ đi kèm. Các chuyển

động động cơ thường tương thuận với ngơn điệu lời nĩi và nhấn hạ vào các âm tiết cĩ trọng âm. Ví dụ: cử chỉ chặt tay vào khơng khí...

- Các chuyển động từ vựng: Theo Feyeriesen, Van de Wiele & Dubois [Dẫn theo 31, tr. 149], loại này bao gồm các chuyển động của tay mà các chuyển

động này thay đổi một cách đáng kể vềđộ dài. Chúng khơng lặp lại, rất phức tạp và thường thay đổi về hình dạng. Chúng cĩ quan hệ với nội dung ngữ nghĩa của ngơn từ mà chúng đi kèm.

Kauss tuy xác định cử chỉ là những chuyển động của tay đơn thuần chứ

khơng phải của tồn bộ thân thể nhưng chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ. (2)Trần Tuấn Lộ [20, tr. 54-55] khai thác cử chỉ thành 2 nhĩm:

a) Cử chỉ của cái đầu

- Gật đầu một cái (đồng ý) hoặc gật đầu lia lịa (rất đồng ý)

- Lắc đầu vài cái (khơng đồng ý) hoặc lắc đầu quầy quậy (rất khơng đồng ý)

- Cúi đầu (chào, hoặc cung kính lắng nghe, hoặc tỏ ra biết lỗi) - Nghiêng đầu (chào, lắng nghe)

- Ngẩng cao đầu (tự hào, tự tin, tỏ ý khơng sợ hãi)

- Vác mặt lên trời (tỏ ý kiêu ngạo, coi thường khinh bỉ mọi người xung quanh)

b) Cử chỉ của tay

- Chìa tay ra (bắt tay người khác) - Ngửa tay ra (xin)

- Nắm tay thành quảđấm (đe dọa bạo hành) - Vẫy tay (chào từ xa, gặp mặt, tạm biệt)

- Ngoắc tay (gọi lại) - Xua tay (đuổi đi, xua đi) - Ngĩn trỏ (chỉđường, chỉ vật)

- Ngĩn cái (hạng tốt nhất, kết quả mĩ mãn, số 1) - Hai ngĩn tay xịe ra thành hình chữ V (thắng lợi)

Những cử chỉ vừa được đề cập mang tính chất liệt kê sơ lược. Do đĩ, chúng mới chỉ là nội dung phác họa bước đầu, chưa mang tính khái quát cao.

(3)Hayes [Dẫn theo 31, tr. 145]chia cử chỉ thành 3 loại: a) Cử chỉ tự kỉ (Autistic gestures)

Đây là những cử chỉ do các cá nhân tạo ra để thể hiện những lấn cấn nội tại. Những cử chỉ này mang tính cá nhân là chủ yếu và khơng nhất thiết phải bị qui định bởi yếu tố văn hố. Tuy nhiên, vì được nhiều cá nhân thể hiện và được lặp đi lặp lại nhiều lần nên chúng dần trở thành các kí hiệu được khuơn mẫu hố (stereotyped signs) để thể hiện những thái độ nhất định.

b) Cử chỉ kĩ thuật (Technical gestures)

Cử chỉ kĩ thuật bao gồm các hệ thống giao tiếp phức tạp được qui định rõ ràng và tuân thủ chặt chẽ như ngơn ngữ cử chỉ của người câm điếc, các cử chỉ của trọng tài, các kiểu chào trong quân đội...

c) Cử chỉ dân gian (Folk gestures)

Loại cử chỉ này là sản phẩm của tồn bộ nền văn hố và được truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác thơng qua bắt chước. Chắp tay trước ngực, hai lịng bàn tay úp và nhau, các ngĩn tay duỗi thẳng và khép chặt, đầu hơi cúi là kiểu chào của người Thái (Wai) và người Ấn độ (Namaste). Dùng đũa quệt hai bên mép sau khi ăn xong là kiểu kết bữa của nhiều người Việt chốn thơn quê...

(4)Năm 1981, Axtell [Dẫn theo 31, tr. 145] cũng phân ra 3 loại cử chỉ mà về

bản chất khơng cĩ gì khác biệt với cách phân loại của Hayes. Theo Axtell, các loại cử chỉ đĩ là:

Đây là những cử chỉ được tạo ra một cách vơ thức. Chúng được sinh ra cùng ta và ta sử dụng chúng một cách tự nhiên mà khơng phải nỗ lực thụđắc chúng từ bất cứ nguồn nào. Chúng tương ứng với loại “Cử chỉ tự kỉ” của Hayes.

b) Cử chỉ mã hố (Coded gestures)

Đây là những cử chỉ được mã hố thơng qua sự đồng thuận mang tính thể

chế. Các cử chỉ mã hố thường được các thành viên của một nhĩm, một tổ chức hiểu và sử dụng trong một lĩnh vực nhất định. Chúng tương ứng với loại “Cử chỉ kĩ

thuật” của Hayes.

c) Cử chỉ thụđắc (Acquired gestures)

Đây là loại cử chỉ mà Axtell gọi là “các cử chỉ thụđắc và phát toả về mặt xã hội”. Các cử chỉ này thường mang tính đặc thù văn hĩa, và do vậy, cũng thường là những cử chỉ dễ gây sốc nhất trong giao tiếp liên/ giao văn hố.

Với những cách phân loại trên, hai tác giả Hayes và Axtell cĩ nhiều điểm tương đồng và khái quát hệ thống cử chỉ trên bình diện rộng cho nhiều đối tượng, nhiều đặc thù nghề nghiệp (lĩnh vực) và đa dạng vềđặc thù văn hĩa.

(5) Đặc biệt là đến năm 2003, Roger E. Axtell [34] phân loại cử chỉ thành 5 nội dung đa dạng, phong phú mà người viết nhận thấy cần phải quan tâm, xem xét:

a) Những cử chỉ phổ biến nhất: chào hỏi, chào tạm biệt, vẫy gọi, cử chỉ lăng mạ, đụng chạm, dấu hiệu “OK”, ngĩn cái chỉ lên, chữ “V” chiến thắng, cặp sừng dựng đứng. Đây là cách phân loại dựa vào tính chất phổ biến của cử chỉ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời nêu lên những điểm tương đồng và khác biệt về ý nghĩa của các cử chỉ tùy thuộc vào nền văn hĩa mỗi nước.

b) Các cử chỉ từ đầu đến chân: đầu và mặt, mắt, tai, mũi, đơi má, mơi và miệng, cằm, cánh tay, bàn tay, ngĩn tay, chân và bàn chân, tồn thân. Cách phân loại này được sắp xếp theo thứ tự của các bộ phận cơ thể, khởi sựđi từ trên đầu và

đi xuống hết chiều dài thân thể. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với một vài nhà nghiên cứu khác, nếu phân loại ngơn ngữ cử chỉ mà dựa vào hình thể thì khá phức tạp vì quá đa dạng.

c) Cử chỉ tối hậu: nụ cười. Cách phân loại này rất đơn giản, nghĩa là nếu bạn bối rối vì những sắc thái đầy mâu thuẫn của vơ số cử chỉ của thế giới thì hãy sử

dụng cung cách cĩ phép nhiệm màu là nụ cười.

d) Những cử chỉ quan trọng cần nhớ: bắt tay, tiếp xúc bằng mắt, vẫy tay, vẫy gọi, chữ “V” chiến thắng, dấu hiệu “OK”, ngĩn cái chỉ lên, cặp sừng, quan hệ

khơng gian, đụng chạm, nụ hơn, nâng li chào mừng, bước vào một dãy ghế cĩ nhiều ngồi, thấy một cơ gái đẹp, huýt sáo, gật và lắc đầu, bạn cĩ điện thoại, đo lường, gõ cửa, vỗ nắm tay này vào lịng bàn tay kia. Cách phân loại này giúp cho độc giả hiểu

được những ý nghĩa nên làm hay nên tránh trong mỗi cử chỉ khi tiếp xúc với thế

giới xung quanh, đặc biệt trong trường hợp đi nước ngồi hoặc tiếp một vị khách quốc tế.

e) Danh mục cử chỉ từng quốc gia: Âu châu, Trung đơng và Phi châu, khu vực Thái Bình Dương và Á châu, Trung và Nam Mĩ, Hoa Kì và Canada. Mỗi quốc gia hay khu vực đều cĩ một hệ thống cử chỉ vừa giống với nhiều quốc gia trên thế

giới vừa cĩ những điểm riêng biệt. Cách phân loại này giúp người đọc kiểm chứng lại những cử chỉ đã thấy xuất hiện ở các cách phân loại trên.

Qua những cách phân loại của Roger E. Axtell, các nội dung thể hiện rất phong phú và giàu ý nghĩa, rất đáng lưu ý, đáng ghi nhận và cần được nghiên cứu.

Đặc biệt là cách phân loại những cử phổ biến nhất đã đề cập ở trên. Đối chiếu với thực tế văn hĩa Việt Nam, chúng tơi nhận thấy sáu trong tám cử chỉ trên cũng phổ

biến tại nước ta. Đĩ là những cử chỉ như: chào hỏi, chào tạm biệt, vẫy gọi, cử chỉ

lăng mạ, động chạm, ngĩn cái giơ lên, chữ “V” chiến thắng.

Kết hợp cách phân loại của của các nhà nghiên cứu, người viết sẽ chọn lọc, bổ sung và khai thác sâu hơn. Do đĩ, chương 2, chúng tơi sẽ tập trung khai thác những cử chỉ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày của người Việt.

Mỗi một tiểu loại sẽ giữ một vai trị khác nhau trong hoạt động giao tiếp. Cụ

thể là ngơn ngữ cử chỉ đảm nhận một số chức năng dưới đây trong mối liên hệ với ngơn ngữ âm thanh.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cqr chỉ (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)