đây.
Bảng1: So sánh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
(2003 – 2007) Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nguồn vốn 5.920 8.253 7.451 8.221 10.518 - Không kỳ hạn 2.200 3.797 3.787 4.299 6.668 - Có kỳ hạn < 12 tháng 1.420 2.195 1.529 1.091 - Có kỳ hạn > 12 tháng 2.300 2.261 2.135 2.83 3.850 2. Dư nợ 1.820 3.343 2.543 3.036 3.564 - Ngắn hạn 1.130 2.215 1.551 1.558 2.266 - Trung hạn 415 607 550 312 1.006 - Dài hạn 275 521 442 512 292 3. Nợ xấu 32 24 215 118 59 4. Kết quả KD - Tổng thu 390 405 879 1.178 1.531
- Tổng chi chưa lương
235,9 312 794 1.095 1.376
- Chênh lệch Thu – Chi
Qua bảng trên, có thể thấy Nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là các năm 2004, 2006, 2007. Các năm này đều có Tổng Nguồn vốn đạt trên 8 nghìn tỷ VND, cụ thể năm 2004 là 5.920 tỷ VND, năm 2006 là 7.451 tỷ VND, đến năm 2007 thì con số này đã lên đến 10.518 tỷ VND.
Năm 2004, Nguồn vốn tăng 2335 tỷ VND so với năm 2003 tương ứng tăng 39, 41%. Tuy rằng huy động vốn trên địa bàn đặc biệt trong năm 2004 gặp rất nhiều khó khăn nhưng để phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao cũng như góp phần bảo đảm khả năng thanh khoản của toàn hệ thống, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã áp dụng linh hoạt lãi suất đầu vào trên cơ sở mức lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam thông báo.
Đồng thời Chi nhánh cũng đã thực hiện các hình thức huy động vốn đa dạng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam như: huy động tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,…
Một giải pháp quan trọng góp phần tăng Nguồn vốn so với năm 2003 là chú trọng, tăng cường tiếp thị khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các dự án từ các bộ ngành qua việc cung cấp các dịch vụ tiện ích nhất có thể như: thu, chi tại điểm, chi trả lương cho cán bộ doanh nghiệp khách hàng qua máy rút tiền ATM,…
Năm 2005, Nguồn vốn giảm 802 tỷ VND tương ứng giảm 9,72%. Nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn vốn này có thể giải thích như sau. Trong năm 2005, bám sát chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long đã tích cực thực hiện các giải pháp tăng nguồn vốn từ dân cư, kiên quyết giảm nguồn vốn nhận từ các tổ chức tín dụng khác nhằm dần tạo nguồn vốn ổn định, góp phần đảm bảo khả năn thanh khoản của toàn hệ
thống. Cụ thể là đã giảm 31% nguồn vốn nhận từ các tổ chức tín dụng so với năm 2004. Bước đầu, nguồn vốn có giảm so với năm 2004 nhưng đây là những việc làm cần thiết để gia tăng sức mạnh trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Năm 2006, Nguồn vốn tăng 770 tỷ VND tương ứng là 10, 33% do Chi nhánh đã giảm phần lớn nguồn vốn nhận từ các tổ chức tín dụng khác đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm huy động nguồn vốn bù đắp phần nguồn đã trả các tổ chức tín dụng và tăng trưởng nguồn vốn.
Năm 2007, Nguồn vốn tăng 2.297 tỷ đồng tương ứng 27, 94%. Nguồn vốn có được mức tăng cao như vậy là do Chi nhánh đã áp dụng tích cực các biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng nguồn vốn. Cụ thể:
- Tăng cường tiếp thị, huy động nguồn vốn từ khách hành mới và khơi tăng nguồn vốn từ các khách hàng truyền thống.
- Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức: tiết kiệm dự thưởng nhân dịp Agribank Cup 2007,…
- Nghiên cứu triển khai các sản phẩm tiết kiệm phù hợp quy định, đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền: tiết kiệm trả lãi định kỳ theo tháng, quý,…
- Quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Chi nhánh đã phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, nắm chắc luồng vốn vào, ra hàng ngày để có phương hướng chuẩn bị vốn thanh khoản.
Chi nhánh cũng đã thường xuyên theo dõi nguồn vốn, sử dụng vốn, tài khoản điều chuyển vốn, nắm rõ kế hoạch thanh toán các nguồn vốn lớn
- Động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị có thành tích trong huy động nguồn vốn.
Qua bảng trên ta còn thấy Nợ xấu của Chi nhánh Thăng Long ngày càng gia tăng qua các năm. Từ năm 2003, Nợ xấu là 24 tỷ VND thì sang năm 2005 con số này đã tăng lên ở mức 215 tỷ VND. Đến năm 2006 mức nợ xấu đã giảm đi nhưng chưa đáng kể. Vào năm 2007 thì đã giảm một cách đáng kể từ 118 tỷ VND của năm 2006 xuống còn 59 tỷ VND.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng của việc gia tăng nợ xấu trong các năm trước là do các đơn vị kinh doanh theo mùa vụ, khách hàng thực hiện phương án kinh doanh không đúng theo tiến độ dự tính của phương án. Chính vì vậy việc thu hồi thường chậm so với dự tính ban đầu của Chi nhánh.
Ngoài ra do cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của Khách hàng thường định kỳ thu nợ theo hằng tháng. Do vậy,khi khách hàng gặp khó khăn đột xuất hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng kỳ hạn nên phải chuyển nợ quá hạn, nợ xấu.
Việc giảm được mức nợ xấu một cách đáng kể trong năm 2007 cho thấy Chi nhánh đã có các biện pháp phù hợp để khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong các năm trước. Mức nợ xấu giảm xuống tức là Chi nhánh đã tìm được hướng đi đúng và chắc chắn để phát triển vững mạnh hơn nữa trong tương lai.