Phương pháp xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên (Trang 166 - 172)

2. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm

2.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Xây dựng kế hoạch là một quá trình nghiên cứu phân tích công phu, phức tạp, vì vậy để đảm bảo xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm có chất lượng và có tính chất khoa học cần phải có phương pháp tiến hành khoa học. Quá trình xây dựng kế hoạch cần phải nghiên cứu nắm vững những vấn đề về lý luận và thực tế cần thiết.

2.2.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Để có điều kiện xác lập một kế hoạch phòng ngừa sát hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động phòng ngừa cần phải nắm vững những thông tin tài liệu về những vấn đề có liên quan từ đó làm cơ sở cho việc xác định những nội dung phương hướng, biện pháp phân công lực lượng tiến hành.

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm phải dựa trên một số cơ sở căn cứ cụ thể sau đây:

- Kết quả dự báo Tình trạng tội phạm.

Dự báo Tình trạng tội phạm và các loại tội phạm cụ thể là một khoa học. Đó là sự nhận định phán đoán về xu hướng tồn tại và phát triển của tội phạm, cơ cấu, di biến động, phương thức thủ đoạn, nguyên nhân điều kiện và những yếu tố khác của Tình trạng tội phạm sẽ diễn ra trong tương lai, trong khoảng thời gian và không gian nhất định.

Những kết quả dự báo về tội phạm nói trên sẽ giúp ta hoạch định được nội dung và biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm đúng đắn, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm hoạt động phòng ngừa.

- Tình hình hoạt động của tội phạm trên từng địa bàn, lĩnh vức kinh tế xã hội cụ thể:

Tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội và những vấn đề có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của tội phạm là những yếu tố rất cần thiết trong xây dựng kế hoạch. Bởi vì dựa trên cơ sở đó chúng ta mới xác định đúng những loại đối tượng chủ yếu cần phòng ngừa, những nội dung cần thiết và những biện pháp phù hợp cần sử dụng trong hoạt dộng phòng ngừa. Đặt biệt đòi hỏi phải chú ý đến những loại tội phạm, tệ nạn xã hội phức tạp đang nổi lên và phương thức, thủ đoạn của chúng.

- Những vấn đề về đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đang áp dụng trong phạm vi toàn quốc hoặc ở địa phương cụ thể.

Kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và kế hoạch phòng ngừa từng loại tội phạm cụ thể ở từng địa bàn nói riêng là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bởi vậy nó không thể tách khỏi các chủ trương, chính sách chung đang được áp dụng ở từng địa phương. Trong khi xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm cụ thể cần phải căn cứ vào nội dung chung và cụ thể hoá tinh thần đó trong kế hoạch phòng ngừa cụ thể. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước chính là cơ sở phương hướng cho hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Tình hình các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và đặc điểm địa lý dân cư ở địa bàn cụ thể.

Cơ sở này rất quan trọng, nắm vững tình hình trên để xác định lực lượng tham gia trong hoạt động phòng ngừa, có cơ sở để phân công trách nhiệm cho các lực lượng Nhà nước, xã hội tiến hành hoạt động phòng ngừa một cách phù hợp, phát huy hiệu qủa hoạt động phòng ngừa tội phạm trong từng địa bàn và từng thời gian cụ thể.

Căn cứ vào những biện pháp phòng ngừa đã tiến hành và những kinh nghiệm được rút ra về công tác phòng ngừa ở những vùng nhất định.

Hoạt động phòng ngừa tội phạm là 1 hoạt động thực tế đã và đang được thực hiện ở các địa phương. Tuy nhiên trong hoạt động đó có những biện pháp đạt được hiệu quả, nhưng cũng có biện pháp không đạt hiệu quả. Những kết quả đó chính là những kinh nghiệm thực tế đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch phòng ngừa phải tính toán xem xét lại những biện pháp đã và đang sử dụng. Trên cơ sở đó có kế hoạch phát huy những biện pháp tích cực, bổ sung sửa đổi những biện pháp còn hạn chế, cải tiến làm cho biện pháp này hoàn thiện hơn.

Tóm lại, để đảm bảo xây dựng kế hoạch phòng ngừa đạt được tối ưu cần phải dựa trên những căn cứ cơ sở như trên, từ đó vận dụng xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp.

2.2.2. Nội dung cấu trúc kế hoạch phòng ngừa tội phạm trong khu vực địa bàn cụ thể.

Kết quả và mục đích của việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa là phải đưa ra được một kế hoạch hoàn chỉnh và được áp dụng trong hoạt động thực tiển phòng ngừa tội phạm ở những quy mô nhất định. Kế hoạch như vậy cần được xây dựng theo một kết cấu chặt chẻ, đầy đủ và có trình tự khoa học hợp lý.

Thông thường một văn bản kế hoạch cần phải đảm bảo một cấu trúc với những nội dung cơ bản như sau:

a. Nêu lên những đánh giá nhận định tình hình hoạt động của tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm trong vùng phạm vi lãnh thổ hoặc lĩnh vực xã hội.

Trong nội dung này, các cơ quan hoặc bộ phận xây dựng kế hoạch phòng ngừa cần phải đưa ra những đánh giá nhận định khái quát về Tình trạng tội phạm như tình trạng chung, động thái, mức độ hậu quả tác hại đang gây ra, những phương thức thủ đoạn mới đang nổi lên và những loại tội phạm cụ thể đang hoạt động.

Đồng thời cũng nêu ra những đánh giá nhận định về hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đã và đang thực hiện ở đâu đó, như đã sử dụng biện pháp phòng ngừa như thế nào? Kết quả đem lại ra sao? Những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động phòng ngừa tội phạm ở địa phương, đặc biệt nêu rõ những nguyên nhân điều kiện của những sơ hở thiếu sót trong hhoạt động phòng ngừa tội phạm.

Những nội dụng cần khái quát nêu ra ở trên là những cơ sở cần thiết đặt ra yêu cầu phải xây dựng kế hoạch và tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi địa bàn hoặc lĩnh vực đó. Thông qua những nội dung này giúp cho mọi người thấy được cần phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm và bám xác những nhận định đánh giá đó mà vạch ra những nội dung phương hướng, biện pháp cần thiết trong bản kế hoạch.

b. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm.

- Xác định mục tiêu yêu cầu cần phải đạt được của kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Để xác định đúng mục tiêu của kế hoạch phòng ngừa cần phải căn cứ vào tình hình thực tiển ở mỗi địa bàn? Lĩnh vực và từng thời gian nhất định. Mục tiêu của phòng ngừa tội phạm là hạn chế, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ, loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, tuy nhiên ở mỗi địa bàn cụ thể, lĩnh vực cụ thể và trong mỗi thơi gian nhất định mục tiêu đề ra có khác nhau về phạm vi, mức độ, yêu cầu.

- Xác định nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm.

Xác định nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm trong kế hoạch phòng ngừa là nêu ra những nội dung công tác cụ thể cần phải tiến hành (những việc làm cụ thể) trên cơ sở thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Những nhiệm vụ này phải phản ánh được những nội dung cần thiết phải làm để xoá bỏ nguyên nhân điều kiện tội phạm , ngăn ngừa các hành vi phạm tội, chẳn hạn như việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, tạo việc làm cho những người chưa có việc làm.

- Xác định các biện pháp và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đã vạch ra trong kế hoạch.

- Biện pháp phòng ngừa tội phạm đã chia ra 3 loại: biện pháp phòng ngừa xã hội, biện pháp phòng ngừa chuyên môn và những biện pháp phòng ngừa cá biệt. Trong một số trường hợp hoạt động, phòng ngừa tội phạm cần phải sử dụng đến những phương tiện cần thiết để đãm bảo thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm

việc xác định các biện pháp, phương tiện phòng ngừa cần phải căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ đã vạch ra, căn cứ vào đặc điểm tình hình địa lý dân cư trong vùng, và căn cứ vào trách nhiệm thực hiện của các chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm trên địa bàn. Cần phải có sự thống nhất các biện pháp chung, riêng và cá biệt để đảm bảo cùng hướng đến mục đích chung của công tác phòng ngừa tội phạm.

c. Phân công trách nhiệm cho các chủ thể tham gia tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Đây là một nội dung rất quan trọng của kế hoạch phòng ngừa, bởi vì các chủ thể thực hiện kế hoạch là những đơn vị hoặc cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Việc phân công cụ thể xác với chức năng nhiệm vụ của các chủ thể đó sẽ phát huy được vai trò của các lực lượng trong thực hiện kế hoạch phòng ngừa, tránh được tình trạng trùng lập hoặc thiếu sót những công việc phòng ngừa đã nêu ra.

Để đảm bảo phân công đúng đắn phù hợp cho các chủ thể phòng ngừa cần phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ sở trường chuyên môn của từng lực lượng, đơn vị và cá nhân trong xã hội.

Trên đây là những nội dung chính của một kế hoạch phòng ngừa, trên cơ sở đó xây dựng cấu trúc cụ thể phù hợp với từng loại kế hoạch phòng ngừa cụ thể.

2.2.3. Trình tự tiến hành xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm được tiến hành theo trình tự sau:

a.Điều tra nghiên cứu nắm vững tình hình có liên quan đến kế hoạch phòng ngừa tội phạm ở từng địa bàn cụ thể?

+ Chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.

+ Tình trạng tội phạm về tệ nạn xã hội. + Đặc điểm vị trí, địa lý dân cư trong vùng.

+ Những biện pháp phòng ngừa tội phạm đã và đang tiến hành.

Đó là những vấn đề đặt cơ sở cho hoạt động phòng ngừa tội phạm và xây dựng kế hoạch đối với hoạt động này. Để có những dữ liệu trrên đòi hỏi người lập kế hoạch cần phải điều tra nghiên cứu thu thập thông tin phản ánh về tình hình đó. Thông tin tài thu được cần phải được đảm bảo yêu cầu chính xác rõ ràng.

b.Soạn thảo văn bản kế hoạch.

Việc soạn thảo kế hoạch phải do một nhóm cán bộ chuyên gia tiến hành. Trên cơ sở tài liệu đã có kết hợp với những kiến thức Tội phạm học cần thiết dự thảo văn bản kế hoạch. Việc soạn thảo văn bản cần được tiến hành nhanh chóng khẩn trương, cần chú ý tới sử dụng văn từ trong sáng, mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu.

c.Trao đổi thảo luận lấy ý kiến bổ sung vào bản kế hoạch dự thảo.

Công việc này được tiến hành trong những phạm vi khác: lấy ý kiến chuyên gia, thảo luận tổ nhóm hoặc mở rộng đến các thành viên khác. Thông qua việc thảo luận đóng góp ý kiến sẽ có tác dụng làm cho các thành viên nhận thức rõ về bản kế hoạch và đóng góp bổ sung ý kiến, tạo nên sự thống nhất trong quá trình thực hiện kế hoạch .

d.Trình cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa.

Kế hoạch là một văn bản có tính pháp quy vì vậy cần phải được soạn thảo kỹ lưỡng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc phê duyệt kế hoạch phòng ngừa được thực hiện tùy theo quy mô, phạm vi và mức độ của từng kế hoạch. Chỉ có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền bản kế hoạch phòng ngừa

tội phạm mới chính thức có giá trị pháp lý và bắt buộc mọi cơ quan, đơn vị và cá nhân phải chấp hành thực hiện.

Như vậy xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm ở một phạm vi quy mô, địa bàn cụ thể là một hoạt động cần thiết có tính phổ biến trong quá trình hoạt động phòng ngừa tội phạm. Để xây dựng được một kế hoạch đúng đắn cũng đòi hỏi cá nhân hoặc cơ quan xây dựng phải có những kiến thức đầy đủ về công tác phòng chống tội phạm, có phương pháp khoa học trong quá trình thực hiện kế hoạch./.

Một phần của tài liệu Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên (Trang 166 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w