Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Ôtô TMT

Một phần của tài liệu x1083 (Trang 34 - 37)

I. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Ôtô TM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Ôtô TMT

Qua hơn một năm cổ phần hóa, công ty cổ phần Ô tô TMT( thuộc tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam) đã gặt hái được khá nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có được những thành công như ngày hôm nay, công ty đã trải qua hơn 30 năm vượt qua khó khăn với những định hướng và chủ trương, biện pháp năng động, kịp thời và thích ứng được với nhu cầu của thị trường.

Công ty cổ phần ô tô TMT là đơn vị thành viên của Tổng công ty công nghiệp Ô tô Việt Nam- Tiền thân là Công ty vật tư cục cơ khí trực thuộc Cục cơ khí- Bộ Giao thông vận tải, được thành lập ngày 27/ 10/ 1976. Năm 1980 Công ty được đổi tên thành Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 602/ QĐ.TCCB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải. Ngày 01/09/1998 Công ty được đổi tên thành Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT. Ngày 14/04/2006 tại quyết định số 870/ QĐ- BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty và chuyển Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT thành công ty cổ phần ô tô TMT. Từ ngày 15/12/2006 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

Quá trình phát triển của công ty được thể hiện qua doanh thu đạt được đã tăng lên ở các năm, từ đó thấy được thu nhập của CBCNV dần được nâng cao, công ty ngày càng chú trọng về đầu tư đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng, mặt bằng, nhà làm việc. Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dần

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.

Quá trình SX và KD TM của công ty được thực hiện qua sơ đồ sau:

Biểu 1.1: Sơ đồ quá trình sản xuất và kinh doanh

Kế hoạch sản xuất kinh doanh

Yêu cầu sản xuất

Mua vật tư Thực hiện sản xuất Nhà máy xe máy KSC Ô tô PX Lắp ráp PX Lắp ráp động cơ PX cơ điện PX Hàn PX Cabin PX Lắp ráp PX Sơn KSC nhà máy Nhà máy Ô tô Kho Giao hàng Giao hàng Kho

Giải thích quá trình:

Khi phát sinh nhu cầu và yêu cầu từ các phân xưởng phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh thì các nhu cầu này sẽ được gửi lên các phòng tương ứng để các cấp có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu. Nếu yêu cầu được phê duyệt thì các phòng sẽ tiến hành mua vật tư từ nhà cung cấp. Vật tư có thể được mua từ nhà cung cấp nước ngoài hoặc nhà cung cấp trong nước. Vật tư sau khi nhập về sẽ tiến hành thực hiện sản xuất theo nhu cầu của từng nhà máy:

* Nhà máy xe máy

Nhà máy xe máy bao gồm có hai phân xưởng:

- Phân xưởng lắp ráp động cơ: Thực hiện việc lắp ráp động cơ xe máy từ vật tư nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua từ trong nước.

- Phân xưởng lắp ráp: Động cơ hoàn thành sẽ được chuyển qua phân xưởng lắp ráp để hoàn thành sản phẩm xe máy.

Sản phẩm hoàn thành sẽ được chuyển qua phòng kiểm tra chất lượng (KSC). Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì đem nhập kho chờ tiêu thụ. Nếu không đạt yêu cầu ở khâu nào thì sẽ được chuyển về khâu đó để khắc phục. Tiếp tục qua phòng kiểm tra chất lượng cho đến khi đủ tiêu chuẩn thì nhập kho.

* Nhà máy ô tô

Nhà máy ô tô bao gồm có 5 phân xưởng:

- Phân xưởng điện cơ: Phụ trách hệ thống điện và quản lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ của toàn nhà máy.

- Phân xưởng cabin: Lắp ráp hoàn thành cabin ô tô - Phân xưởng lắp ráp: lắp ráp hoàn chính sản phẩm ô tô

- Phân xưởng sơn: Sơn toàn bộ sản phẩm ô tô để hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được chuyển sang phòng kiểm tra chất lượng Ôtô ( KSC). Đạt yêu cầu về chất lượng thì đem nhập kho chờ tiêu thụ. Nếu không đạt yêu cầu thì sẽ chuyển về các phân xưởng tương ứng để hoàn chỉnh cho đến khi đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Một phần của tài liệu x1083 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w