Do mới tách ra từ hội sở chính và hoạt động độc lập, nên dù vẫn có lợi thế về thương hiệu và những ưu thế khác, song SGD đã gặp nhiều khó khăn về tổ chức và những nghiệp vụ mới áp dụng. Những khách hàng lớn trước đây chuyển lên HSC quản lý khiến cho SGD gần như phải xây lại từ nền. Tuy vậy, SGD đã đạt được nhiều kết quả trong 2 năm 2006 và 2007.
- Ổn định tổ chức và hoạt động kinh doanh bình thường.
- Kế thừa hệ thống phòng giao dịch trước đây nên đã hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn.
- Các mảng dịch vụ bán lẻ, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại vẫn duy trì ổn định như trước.
Song, hoạt động tín dụng chưa hiệu quả, tỷ lệ dư nợ so tổng nguồn vốn thấp. (khoảng 6.96% -2006) trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 8%.
Về huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn đã duy trì được hiệu quả sau khi SGD tách ra và hoạt động độc lập. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế của SGD quy VNĐ đạt xấp xỉ 39.408,36 tỷ VND, tăng 4646,55 tỷ VND, xấp xỷ 13,36% so với năm 2006.
Thị phần vốn huy động quy VND tại SGD trên địa bàn Hà Nội là 16,23% trong đó thị phần huy động vốn VND là 10,86% và ngoại tệ quy USD là 28,19%.
Bảng 2.2 : Nguồn vốn huy động của SGD năm 2007
Đơn vị : tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2007 So với 31/12/2006 (%)
VND USD Quy VND VND USD Quy
VND
I.Huy động từ liên ngân
hàng 0 0 0 - - -
II. Huy động từ nền kinh tế 14947,10 1.231,42 34.761,81 25,03 16,77 21,13
1. Tiền gửi của tổ chức kt 11.124,89 439,71 18.200,31 30,29 46,12 36,68 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 4.070,31 398,77 10.486,96 -45,81 53,09 -9,96 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 7.054,58 40,94 7.713,35 587,13 22 362,22
2. Tiết kiệm và kỳ phiếu,
trái phiếu 3.822,21 791,70 16.561,50 11,86 5,05 7,67
2.1 Tiết kiệm 3.409,72 717,29 14.951,68 16,26 0,75 5,03 - Tiết kiệm không kỳ hạn 29,58 9,55 183,20 59,89 -18,32 -10,22 - Tiết kiệm có kỳ hạn < 12
tháng 1.888,73 216,77 5.376,84 21,38 14,29 17,73
- Tiết kiệm có kỳ hạn > 12
tháng 1.491,41 490,97 9.391,64 9,79 -3,85 -0,77
2.2 Kỳ phiếu, trái phiếu 412,49 74,41 1.609,83 -14,76 78,43 40,48
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007
Tính tổng nguồn vốn quy VND năm 2007, huy động từ nguồn tiền gửi của tổ chức chiếm 54% tổng nguồn vốn, huy động từ tiền tiết kiệm của dân cư là 44%, còn lại là từ các tổ chức tín dụng khác và kho bạc Nhà nước.
Huy động vốn ngoại tệ đóng góp tỷ lệ cao nhưng thấp hơn 2006. Kết quả này là do đồng USD bị yếu đi và cuộc chạy đua lãi suất huy động VND trong
năm 2007. Mặt khác, SGD cũng mất đi một số khách hàng lớn được giữ lại ở HSC nên lượng huy động ngoại tệ có chiều hướng giảm này.
- Về sử dụng vốn:
Công tác quản lý và sử dụng vốn của SGD được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhất, để vừa đảm bảo khả năng sinh lời cao vừa giải quyết vấn đề rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng.
Cho vay trực tiếp: Cuối năm 2007 dư nợ tín dụng của SGD quy VND đạt khoảng 3509,73 tỷ đồng, trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 2561,48 tỷ đồng, tín dụng trung và dài hạn đạt 948,25 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng chiếm 7,26% trên nguồn vốn của SGD. Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng các năm 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % So sánh 05/06 (%) Số tiền Tỷ trọng % So sánh 06/07 (%) Tổng dư nợ 8795,0 100,00 2449,08 100,00 -259,00 3509,73 100,00 -1060,65 Nợ ngắn hạn 6302,5 71,66 2081,37 84,97 -67,00 2561,48 72,98 -480,11 Nợ trung và dài hạn 2492,5 28,34 367,45 15,03 -85,00 948,25 27,02 -580,80
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005 – 2007
+ Tín dụng ngắn hạn
Từ 1/7/2006, SGD đã thực hiện quy trình tín dụng mới, quy trình 90, giúp kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Việc SGD tách khỏi HSC đã ảnh hưởng lớn đến công tác tín dụng của SGD. Các khách hàng dư nợ lớn đều chuyển lên trung ương quản lý, tại SGD chỉ còn các khách hàng nhỏ và vừa với mức dư nợ trung bình và nhỏ. Dư nợ cho vay ngắn
hạn cảu SGD tập trung vào kinh doanh thương mại do 80% doanh số cho vay tổ chức kinh tế để hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu nên khách hàng chủ yếu vay bằng ngoại tệ, SGD vẫn cố gắng thâm nhập thị trường tìm nguồn khách hàng vay VND mới.
Đối với dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2007 đạt 96,42 triệu USD do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng mạnh, nên nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp đều tăng. Lãi suất USD tuy tăng song tỷ giá vẫn được duy trì, lãi suất VND lại cao hơn nhiều nên dư nợ ngoại tệ càng chiếm tỷ trọng lớn.
+ Tín dụng trung dài hạn
Sau khi tách khỏi HSC, phần lớn dư nợ cho vay có kỳ hạn dài đều chuyển lên trung ương, tại SGD chỉ còn các khoản dư nợ nhỏ và hoạt động đầu tư bắt đầu lại từ con số không. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn bằng VND năm 2007 đạt 340,46 tỷ VND, tăng 41,66% so năm 2006. Cùng lúc đó, nhiều hợp đồng cho vay trung và dài hạn chưa thể giải ngân năm 2006 đã giải ngân năm 2007 làm cho số dư nợ tăng mạnh. (dự án ximang Bỉm Sơn, thủy điện Sesan 4,…)
SGD cũng có tiếp nhận khoang 30 dự án từ HSC chuyển xuống, cùng với số dự án mới của sở, tuy vậy, sự phát triển của nghiệp vụ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong năm 2006, SGD bắt đầu triển khai hoạt động theo mô hình quản lý tín dụng mới, hiện đại hơn, nhằm tăng khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Quy trình mới này áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách chức năng của công tác quan hệ khách hàng, công tác quản trị rủi ro và công tác quản lý nợ. Do quy trình mới áp dụng hơn 1 năm nên đã nảy sinh nhiều bất cập.
Kết quả kinh doanh của SGD đã đạt được những bước tiến khả quan
Bảng 2.4 : Kết quả kinh doanh các năm 2005-2007
Đơn vị : tỷ VND
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005-2007