Thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 56 - 60)

Lối tư duy kinh doanh ngân hàng kiểu cũ giờ không còn phù hợp với điều kiện mới nữa. Không chỉ có các ngân hàng thương mại quốc doanh là đối thủ cạnh tranh, ngày nay, còn có thêm nhiều ngân hàng cổ phần ngày một trở nên lớn mạnh và là đối thủ lớn trong tương lại của hệ thông ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung và sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam nói riêng. Hơn thế nữa, những cam kết của chính phủ khi ra nhập WTO

vô hình cũng không ủng hộ cho sự bảo thủ của hệ thống hoạt động tư duy ngân hàng kiểu cũ. Các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ vào Việt Nam, họ mang theo hệ thống công nghệ hiện đại, vốn lớn, tư duy hoạt động sang tạo và chủ động sẽ ngày một chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, lôi kéo hết khách hàng quen thuộc của sở giao dịch I. Do đó, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và từng cán bộ nói riêng phải luôn coi khách hàng là thượng đế. Phải chủ động tìm đến với khách hàng, chủ động tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trên cơ sở hiểu rõ khách hàng, cũng như nhu cầu của họ mới có thể đáp ứng và phục vụ tốt được. Theo sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự thay đổi cũng như tình hình của ngành sản xuất để kịp thời đưa ra các tư vấn vay vốn phù hợp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

3.2.4.Tăng cường kiểm tra giam sát sau khi cho vay

Đồng thời sở giao dịch I- Ngân hàng công thương cũng cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Quá trình kiểm tra nhằm đảm bảo những quy định trong hợp đồng cho vay được các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đảm bảo thực hiện đúng, bên cạnh đó tiến độ của những dự án sử dụng vốn vay cũng phải diễn ra phù hợp với những điều kiện được tính toán. Quá trình kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Cán bộ tín dụng của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam xuống tận cơ sở, trực tiếp phỏng vấn và có những nhận định trực tiếp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có những đánh giá đúng đắn với sự chấp hành của doanh nghiệp và không có tình trạng gây nên bất lợi đối với khoản vốn của ngân hàng cấp cho doanh nghiệp.

3.2.5.Bố trí cán bộ tín dụng hợp lý

Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam tăng cường số cán bộ trong từng khâu của quá trình cho vay vốn. Không những tăng cường về số

lượng trong từng khâu, còn phải đào tạo cán bộ nhằm tạo nên một hệ thống xét duyệt, cho vay làm việc ăn ý, hiệu quả và nhanh chóng. Các cán bộ trong từng khâu phải có sự phân công lao động hợp lý, tránh chồng chéo gây nên sự lãng phí thời gian và công sức. Cán bộ trong các khâu khác nhau cũng phải có sự trao đổi, liên hệ với nhau thường xuyên.

3.2.6.Đào tạo cán bộ tín dụng hiện có

Có thể nói, cán bộ tín dụng trong một ngân hàng thương mại là lực lượng cần phải có kiến thức sâu rộng về ngân hàng tài chính, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Trên cơ sở nắm vững được kiên thức ngân hàng, kiến thức lĩnh vực mà ngân hàng tài trợ, cán bộ tín dụng đi cho vay doanh nghiệp sẽ nắm nhanh chóng tình hình của doanh nghiệp hiện tại và trong quá khứ, không bị những doanh nghiệp có ý đồ xấu qua mặt. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, cập nhật những kiến thức hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng và cả lĩnh vực mình đảm trách tín dụng. Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương cần thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, gửi cán bộ tín dụng đi học tâp dài hạn ở nước ngoài. Đồng thời, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương cũng cần thường xuyên tổ chức các đợt thi nhằm đánh giá, xếp loại cán bộ tín dụng trong đơn vị mình. Những đợt thi không nhằm đánh giá cán bộ mà còn là động lực khiến cán bộ trong đơn vị không ngừng phấn đấu, học hỏi, tràu dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Cán bộ tốt, có năng lực sẽ là nhân tố chính góp phần vào sự phát triển của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam.

3.2.7.Đưa ra những tiêu chí phù hợp để tuyển cán bộ tín dụng

Trên cở sở có được đội ngũ nhân lực hiện tại luôn được tiếp cận với những kiến thức cập nhật, kinh nghiệm của thế giới, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống các tiêu chí, các đợt thi tuyển thường xuyên nhằm chọn lựa những người có năng lực, phẩm chất

đạo đức tốt vào vị trí cán bộ tín dụng tại đơn vị mình. Những đợt thi tuyển phải qua nhiều vòng, dọc phách và được sự cố vấn góp ý của những chuyên gia trong nước, những chuyên gia từ các trường đại học như: Kinh tế quốc dân, Ngoại thương…Trên cơ sở đó, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam sẽ chọn ra được những cán bộ ưu tú nhất cho đơn vị mình.

3.2.8.Đưa ra chính sách marketing phù hợp với hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Sở giao dịchI- Ngân hàng công thương Việt Nam cần chú trọng hơn tới hoạt động marketing.

Đưa ra các chính sách marketing phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.. Chính sách khách hàng cũng cần được thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện. Ngoài ra, để tìm kiếm và có thêm khách hàng mới, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam cũng phải không ngừng tuyên truyền và quảng bá sâu rộng về chính sách cũng như những ưu đãi của mình đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuyên truyền bằng các hình thức: Thông qua báo trí, đài truyền hình, đài phát thanh, các buổi giới thiệu về dịch vụ ngân hàng mà sở giao dịch I cung cấp…

3.2.9.Củng cố mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống:

Để củng cố mối quan hệ mật thiết với khách hàng, hàng năm sở giao dịch I- Ngân hàng công thương phải gặp gỡ các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có quan hệ với mình thông qua: Các buổi hội thảo, các buổi toạ đàm nói chuyện, ngày hội khách hàng hay các buổi chiêu đãi do sở giao dịch I- Ngân hàng công thương tổ chức. Qua những dịp này, lãnh đạo sở giao dịch I có thể lắng nghe các phản ảnh của khách hàng cũng như nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ. Bên cạnh đó, sở giao dịch I cũng phải luôn luôn cử các cán bộ của mình xuống cơ sở, trực tiếp xem xét tình hình, tiếp nhận những nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó, sở giao dịch I- Ngân

hàng công thương Việt Nam mới ngày càng có quan hệ mật thiết với khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 56 - 60)