Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU (Trang 51 - 65)

Trong quá trình định giá Công ty Cổ phần Hóa chất còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết đó là:

Phương pháp chiết khấu dòng tiền chưa đánh giá đúng được nguồn thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp dẫn đến giá trị của doanh nghiệp được xác định chưa chính xác. Đât nước đang trên đà phát triển các ngành công nghiệp hiện tại đang trên đà phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng do đó khả năng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm tới sẽ không ngừng tăng nhanh. Nhưng không thể dự báo chính xác cho những năm xa hơn trong tương lai, doanh thu của Công ty có thể giảm một cách nhanh chóng bởi một yếu tố bất ngờ nào đó. Ví dụ như xuất hiện một Công ty khác có được lợi thế về giá thành cạnh tranh với mục đích thâu tóm, làm cho doanh nghiệp giảm mạnh về doanh thu.

Do Công ty Hóa chất hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mai nên việc xác định kế hoạch tạo ra dòng tiền của Công ty là rất khó xác định. Trong khi

khấu dòng tiền để định giá cổ phần chính là ước đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động cho doanh nghiệp. Quá trình hoạt động của công ty và các chính sách kinh doanh, mặt hàng kinh doanh của công ty luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường nhưng không có gì để đảm bảo rằng các chính sách đó luôn đúng đắn và mang lại dòng thu nhập cho doanh nghiệp, có rất nhiều rủi ro đối với thu nhập và dòng tiền được dự báo.

Mô hình dòng tiền chiết khấu sử dụng các giá trị ước tính trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm để đưa ra giá trị của doanh nghiệp. Tuy vậy, tính không chắc chắn với thời gian có thể sẽ khiến mô hình định giá này không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí là một kết quả khác xa nhiều so với kết quả thực tế. Việc dự tính dong tiền hoạt động trong một hoặc hai năm là điều có thể thực hiện nhưng trong nhiều năm là rất khó.

Do đặc thù của Công ty Cổ phần Hóa chất, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty vừa thực hiện quá trình cổ phần hóa trong năm 2004 nên việc hoạch định các kế hoạch về chi tiêu vốn của doanh nghiệp là rất khó dự đoán. Với hệ thống cơ sở vật chất như hiện nay của Công ty đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài để hiện đại hóa công tác quản lý, và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Quá trình đầu tư vào tài sản cố định không thể thực hiện ngay trong một thời gian ngắn, nguồn ngân quỹ đầu tư cho tài sản cố định phu thuộc và tình hình kinh doanh của Công ty, trong năm hoạt động không mấy khả quan thì tình hình chi tiêu vốn có thể tạo nên những sai lệch do các nhà quản trị sẽ thắt chăt các kế hoạch chi tiêu vốn và ngược lại. Do đó các giả thiết để xây dựng kế hoạch về chi tiêu vốn luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro.

Trong quá trình tính giá trị doanh nghiệp các giả định quan trọng nhất của mô hình chiết khấu dòng tiền chính là các giả định về mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. Việc xác định giá trị của các đại lượng trong thực tế quá trình tính giá của

dụng công thức mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý khi sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu để định giá doanh nghiệp. Cả hai phương pháp trên đều khá lý thuyết và chúng thật sự không vận hành hiệu quả lắm trong ứng dụng thực tế tại Công ty Hóa chất: tỷ lệ tăng trưởng của công ty được áp dụng với tốc độ tăng trưởng đều và liên tục trong nhiều năm, suất chiết khấu là một giá trị mang tính lý thuyêt cao. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở bất cứ một quốc gia nào, một lĩnh vực kinh doanh hay một quy mô lớn hay bé đều không thể duy trì tốc độ tăng trưởng ở một mức nhất định.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu không sử dụng nhiều số liệu trong quá khứ, số liệu trong quá khứ chỉ được tính toán một lần làm căn cứ cho suốt quá trình định giá. Phương pháp dòng tiền chiết khấu hiện nay còn nhiều tồn tại và bất cập, thực tế thể hiện ở quá trình định giá Công ty Hóa chất. Do đó, Công ty cần có những giải pháp hoàn thiện phương pháp, tăng tính thực tế và khả năng áp dụng phương pháp định giá này.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY HÓA CHẤT THEO PHƯƠNG PHÁP

DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU

3.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam

3.1.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam

Công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam Hiện nay còn nhiều khuyết điểm, chưa thực tế, mang nặng tính lý thuyết, do đó chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. Việc áp dụng nhiều phương pháp định giá trong quá trình định giá tại hiện nay thể hiện sự không đồng bộ trong lý luận định giá doanh nghiệp. Để hoàn thiện việc định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chúng ta cần xác định cho công tác định giá một định hướng cụ thể về phương hướng phát triển.

Trên cơ sở lý luận của các phương pháp định giá, hoạt động định giá dựa trên hai nguyên lý chủ đạo là xác định giá trị của doanh nghiệp bằng việc xác định giá trị của các tài sản cấu thành và xác định giá trị của doanh nghiệp bằng cách xác định giá trị thực tế tạo ra của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các phương pháp định giá doanh nghiệp tuân thủ hai nguyên lý trên có phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu dòng tiền đã cho kết quả khả quan, tương đối sát thực với giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong các nghị định và thông tư hướng dẫn về việc định giá doanh nghiệp cũng đã hướng dẫn cụ thể việc áp dụng hai phương pháp định giá này, do đó phương hướng phát triển việc xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới là: bám sát nguyên lý định giá doanh nghiệp theo hai nguyên lý cơ bản nói trên thông qua việc áp dụng hai phương pháp tài sản thuần và phương pháp dòng tiền chiết khấu, đồng thời hoàn

đến công tác định giá tại doanh nghiệp.

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện

Tại Việt Nam để nâng cao chất lượng của hoạt động định giá doanh nghiệp cần xây dựng các biện pháp nhằm cải thiện tình hình chung của nền kinh tế, qua đó cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, tăng sự chặt chẽ trong các văn bản pháp luật, hoàn thiện các chế độ kế toán kiểm toán trong quá trình định giá doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của các nguồn thông tin…… Để hoàn thiện công tác định giá trị của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay cần xây dựng các biện pháp thay đổi dựa trên các quan điểm:

Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp

Công tác kế toán, kiểm toán là một trong những công tác quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó không những là đòi hỏi của những người quản lý doanh nghiệp mà còn là yêu cầu của nhà nước về tình hình tài chính minh bạch của doanh nghiệp. Công tác này trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước càng phải thực hiện nghiêm túc. Trong công tác định giá doanh nghiệp, những tài liệu kế toán, kiểm toán là cơ sở quan trọng đầu tiên để tiến hành định giá doanh nghiệp. Do vậy, nếu công tác kế toán, kiểm toán chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và của công ty, phản ánh đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp thì mới tạo điều kiện cho việc định giá doanh nghiệp được chính xác. Vì thế, Công ty Cổ phần Hóa chất phải xem xét lại tình hình thực hiện công tác kế toán cũng như kiểm toán trong doanh nghiệp và có những biện pháp tăng cường chất lượng của công tác này. Một trong những biện pháp đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong doanh nghiệp hoặc công ty cũng có thể thuê một công ty kiểm toán độc lập tiến hành tư vấn, kiểm toán cho công ty.

sở cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được nhắc đến nhiều nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc. Thực sự thiếu đi một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Và điều quan trọng nhất là chưa giúp những người quan tâm có cái nhìn bản chất về giá trị doanh nghiệp cũng như những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà công tác định giá doanh nghiệp còn nhiều thiếu xót và chưa đạt hiệu quả cao.

Cơ sở lý luận ở đây còn cần phải nhắc đến những yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp, một hệ thống đầy đủ các phương pháp định giá doanh nghiệp và điều kiện áp dụng… làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho cán bộ định giá. Được tiếp cận với một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng với kinh nghiệm định giá được tích lũy trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn công tác của mình.

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống

Đối với những văn bản pháp luật đã ban hành mà còn nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình đưa vào thực tiễn thì cần có những bổ sung, sửa đổi kịp thời, hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra.

Cùng với đó phải xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan tới công tác định giá doanh nghiệp mang tính thực tiễn như: cách tính giá trị tài sản đối với một số ngành nghề cụ thể, phương pháp định giá nào là tối ưu đối với từng loại doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong định giá giữa các doanh nghiệp với nhau, …

Các văn bản pháp luật này phải đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không gây mẫu thuẫn cho nhau, rõ ràng mạch lạc để không gây khó khăn trong áp dụng. Các cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ phần hóa và định giá cần luôn luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người thực hiện để từ

thực tiễn.

Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp

Xử lý tồn tại tài chính là yếu cầu tất yếu tại doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động định giá. Thực tế cho thấy, tuy đã có những hướng dẫn và hỗ trợ từ phía Nhà nước nhưng công tác này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: thiếu quy định cụ thể; chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng; thiếu cơ chế giám sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các sai phạm, … Vì vậy, cần có những điều chỉnh nghiêng về mặt quản lý, nhằm hướng đến tính hiệu quả và chặt chẽ của hoạt động này:

1. Chính phủ cần ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng.

2. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần của các công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số lượng và giá trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DNCPH. Có như vậy mới buộc các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp chịu sự giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao (DN CPH) và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản.

4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình xử lý tài chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung những quy định và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho tình hình tài chính của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

phần và mệnh giá cổ phần chào bán. Hoạt động định giá doanh nghiệp cũng góp một phần vào sự thành công hay thất bại của đợt chào bán này. Bởi giá trị doanh nghiệp không trung thực và chính xác sẽ không đảm bảo cho việc doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư thành công và hợp pháp. Sự thành bại và diễn biến của việc thu hút vốn sẽ là thông tin phản hồi cho chất lượng công tác định giá.

Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch. Giá chứng khoán luôn giao động xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp, cũng là thước đo tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, để phát triển công tác định giá doanh nghiệp ta cần có những chính sách đúng đắn để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

• Đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch cho thị trường.

• Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp và có tác dụng điều chỉnh tích cực đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng như diễn biến của thị trường.

• Duy trì một thị trường ổn định, có các biện pháp ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường.

Kết hợp phương pháp dòng tiền chiết khấu với các phương pháp khác

Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị,… là khác nhau. Không có phương pháp nào là thực sự hoàn hảo đối với mọi doanh nghiệp mà chỉ có thể thích hợp hơn đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, giá trị xác định được dựa trên một phương pháp cũng không phải là giá trị chính xác tuyệt đối. Phương pháp nào cũng chứa đựng những ưu, khuyết điểm. Vì thế, ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp

đắn về doanh nghiệp .

Thực tế hoạt động định giá cho thấy, tổ chức định giá luôn đưa ra một khoảng giá trị biến thiên của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong phương pháp dòng tiền chiết khấu với biến lãi suất chiết khấu thay đổi. Việc làm này còn gọi là phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống.

Hiện nay, chúng ta đang sử dụng hai phương pháp định giá phổ biến là phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành nên giá trị doanh nghiệp. Đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được khi sở hữu doanh nghiệp. Giá trị đó nói lên rằng số tiền nhà đầu tư bỏ ra luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật. Đây cũng là giá trị thấp nhất được đưa ra trên bàn đàm phán trong quá trình mua bán doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại chỉ ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ cho ta một khoảng giá trị dao động của doanh nghiệp giúp ích cho nhà đầu tư trước khi ra quyết định.

3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong định giá Công ty Hóa chất

Thực tế phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong định giá Công

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU (Trang 51 - 65)