Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại đại học

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả (Trang 26)

2.3.1. Cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp

Chủ sở hữu phần mềm máy tính có quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng phần mềm máy tính của mình. Vì vậy, mọi hành vi sao chép phần mềm máy tính dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả, kể cả khi hành vi sao chép ấy nhằm mục đích học tập, nghiên cứu… không vì lợi nhuận (khoản 3 Điều 25 Luật SHTT). Khi muốn sử dụng phần mềm máy tính, mọi tổ chức, cá nhân đều phải xin phép chủ sở hữu dưới hình thức ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với chủ sở hữu. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng phần mềm máy tính khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu diễn ra phổ biến. Ngay tại Trường Đại học Luật Hà Nội (cái nôi đào tạo nhiều nhân tài luật học, từ giảng viên cho đến sinh viên đều là những người hiểu biết pháp luật) tình trạng này cũng đã diễn ra. Hiện tại, một số máy tính trên thư viện và một vài phòng ban của Trường Đại học Luật Hà Nội có cài đặt các phần mềm máy tính mà không có hợp đồng mua bản quyền tác giả như: Vietkey, Microsoft Windows, Microsoft Office… Hành vi này của Trường Đại học Luật Hà Nội là hành vi cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp, hay nói cách khác đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.3.2. Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp pháp

Thực tế, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ thực hiện hành vi photo tài liệu (giáo trình, sách tham khảo,và các tài liệu khác) không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kể từ khi chuyển từ phương thức đào tạo truyền thống sang phương thức đào tạo theo tín chỉ do không đủ tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên. Tổng số tài liệu photo vi phạm hiện có trên Thư viện vào khoảng 579 cuốn; trong đó vi phạm nhiều nhất là loại sách, giáo trình vi phạm khoảng 414 cuốn, đứng thứ 2 là sách dịch có khoảng 150 cuốn và vi phạm ít nhất là loại sách văn bản vi phạm khoảng 15 cuốn [Xem phụ lục].

Tất cả các hành vi cài đặt bất hợp pháp phần mềm máy vi tính, photo tài liệu, dịch tác phẩm khi chưa xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của Trường

Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng khoản 6 (“sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”), khoản 7 (“làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”), và khoản 8 (“sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”) của Điều 28 Luật SHTT.

Ngoài ra, trong quá trình sao chép tài liệu trái phép, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã có các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, như: không ghi tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm (Cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” bị photo trái phép năm cuốn thì có đến bốn cuốn không ghi tên tác giả và ghi tên tác phẩm này là “Nguồn gốc gia đình”

bằng bút mực); hay cuốn “Lê triều chiếu lịnh thiện chính” do Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa thì ngoài bìa cuốn photo ghi là “Le chieu chien linh thien chinh”; hoặc có trường hợp có ghi tên tác giả nhưng ghi sai tên rồi sửa chữa lem nhem (Cuốn “Từ thụ yếu quy”của tác giả Đặng Huy Trứ bị ghi là Đặng Huy Chứ). Bên cạnh đó còn có trường hợp không hiểu vì lý do gì mà “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, tác phẩm này bị chắp ghép với tác phẩm kia và trở thành một “tác phẩm mới”, đó là trường hợp một cuốn sách ngoài bìa ghi là “Luật hành chính đại cương” giống hệt các cuốn “Luật hành chính đại cương” của tác giả Huỳnh Văn Sang bị photo khác và cũng giống về mặt nội dung bên trong từ trang 01 đến trang 66, nhưng từ trang 67 của cuốn sách này đến hết lại nói về pháp luật hôn nhân và gia đình (Phần chứng thư hộ tịch).

Chương 3 Thiệt hại

3.1. Tổn thất về tài sản

Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả được bảo hộ. Giá trị tài sản của quyền tác giả có thể được tính bằng một trong các phương pháp như: các phương pháp dựa trên chi phí, các phương pháp dựa trên thị trường, các phương pháp dựa trên thu nhập.

Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên thị trường, thông thường sẽ được thực hiện bằng cách so sánh đối tượng của quyền tác giả cần xác định giá với các đối tượng tương tự, hay các lợi ích sở hữu quyền tác giả và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở. Phương pháp này nếu được áp dụng sẽ cho ra kết quả có độ chính xác cao. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó áp dụng trong thực tế do để tìm được các cuộc giao dịch về quyền tác giả tương tự trên thị trường là điều không đơn giản; hơn nữa, giá thanh toán của các giao dịch này còn có thể bao gồm cả các chi phí khác có liên quan nên việc xác định giá trị quyền tác giả sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên chi phí, việc tìm ra giá trị tài sản dựa trên nguyên tắc thay thế, “giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó”(1). Có hai phương pháp xác định giá dựa trên chi phí là phương pháp dựa trên chi phí quá khứ và phương pháp dựa trên chi phí thay thế tái tạo. Nếu xác định giá trị quyền tác giả theo phương pháp dựa trên chi phí thay thế tái tạo thì phải xác định tổng hợp các chi phí cần thiết để tái tạo lại tác phẩm. Phương pháp chi phí thay thế khấu hao thích hợp cho việc xác định giá trị quyền tác giả của phần mềm máy tính. Công thức tính như sau:

Giá phần mềm máy tính = Chi phí thay thế tái tạo – khấu hao.

Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên thu nhập, nguyên tắc cơ bản để tính giá trị là phải tính thu nhập mà quyền tác giả mang lại trong tương lai. Các phương pháp xác định giá dựa trên thu nhập bao gồm: phương pháp vốn hoá lợi nhuận trong quá khứ; phương pháp vốn hoá lợi nhuận vượt trội; phương pháp tiền bản quyền tác giả; phương pháp giá trị hiện tại ròng của các dòng tiền cận biên thu được trong tương lai. Trên thực tế, đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả (tác phẩm văn học, báo chí, sân khấu, điện ảnh, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng…) phương pháp xác định giá được áp dụng nhiều nhất là phương pháp tiền bản quyền tác giả. Giá trị của quyền tác giả theo phương pháp này được ước tính bằng số tiền mà chủ thể quyền phải trả để sử dụng tác phẩm, giả sử chủ thể này không phải là chủ sở hữu tác phẩm đó; sau đó sẽ sử dụng một tỷ lệ vốn hoá thích hợp để xác định giá trị của quyền tác giả(2).

Khi đã xác định được giá trị tài sản của quyền tác giả thì tuỳ thuộc vào mục đích tính giá sẽ tính ra mức tổn thất về tài sản cho chủ thể quyền là bao 1 ()

Xem : o n V n TrĐ à ă ường, (2005), Các phương pháp xác nh giá tr t i s n vô hìnhđị ị à ả , Nh xu t b n Khoa à ấ ả

h c v k thu t, Trang 189.ọ à ỹ ậ

2 ()

Xem:Đ ào n V n Tră ường, (2005), Các phương pháp xác nh giá tr t i s n vô hìnhđị ị à ả , Nh xu t b n Khoa à ấ ả

nhiêu. Pháp luật thực định quy định mức tổn thất về tài sản trong các trường hợp: chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả; góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả; chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác.

3.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả

Quyền tác giả là một loại tài sản, nhưng là loại tài sản đặc biệt. Tuy nhiên, nó vẫn mang đặc tính chung của các loại tài sản khác là trao cho chủ sở hữu của nó quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền trao tài sản đặc biệt này cho một chủ sở hữu mới thông qua Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả; hoặc trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức khác thông qua Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả. Đối với các loại hợp đồng này, điều khoản về giá chuyển nhượng, hoặc chuyển giao là điều khoản cơ bản của hợp đồng. Chủ sở hữu tác phẩm là một bên trong quan hệ hợp đồng đó có quyền được hưởng số tiền thu được từ các hợp đồng này. Nếu xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả như sử dụng tác phẩm để cải biên, chuyển thể, dịch hay phân phối, sao chép, xuất bản… mà không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với chủ sở hữu thì chủ sở hữu sẽ mất đi một khoản tiền đáng lẽ ra họ được hưởng.

Ví dụ: A là tác giả đồng thời là chủ sở hữu cuốn truyện M. B là dịch giả chuyên dịch sách. Nếu ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với dịch giả B thì A sẽ có được số tiền là 10 triệu đồng. Nhưng vì B vi phạm quyền tác giả đã dịch tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của A, không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với A nên A đã bị tổn thất số tiền là 10 triệu đồng.

3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả

Pháp luật Việt Nam không quy định những hình thức góp vốn kinh doanh cụ thể. Cho nên, bất kỳ tài sản hợp pháp nào cũng có thể trở thành vốn góp trong

kinh doanh khi chủ sở hữu có nhu cầu và được sự đồng ý của các chủ thể góp vốn còn lại. Quyền tác giả là một loại tài sản, do đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đem tài sản này góp vốn vào các doanh nghiệp. Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong trường hợp này xảy ra sẽ rất dễ làm cho chủ thể quyền bị mất giá trị tài sản góp vốn này.

Ví dụ: A là tác giả bản thiết kế về một dự án xây dựng công trình nhà ở. B là chủ một doanh nghiệp đầu tư dự án. A và B đã liên kết với nhau thành lập một doanh nghiệp mới để thực hiện dự án. Số vốn B góp là tổng số tiền theo kế hoạch để thực hiện dự án. Còn vốn góp của A chính là bản thiết kế dự án. Tuy nhiên, C là bạn thân của A đã sao chép thiết kế của A rồi bán nó cho một công ty xây dựng. Và vì thế đã gây tổn thất rất lớn cho công ty mới của A,B dự án phải dừng lại do trùng bản thiết kế.

3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp

Trường hợp này áp dụng đối với quyền tác giả có chủ sở hữu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) và tài sản vô hình (uy tín doanh nghiệp, nguồn lao động lành nghề, quyền sở hữu trí tuệ…), trong đó, tài sản vô hình đóng một vai trò quan trọng, thậm chí là đặc biệt quan trọng, đem lại giá trị kinh tế cao cho chủ thể kinh doanh.

Doanh nghiệp là chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có quyền chuyển quyền sử dụng cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu. Một số doanh nghiệp giá trị của việc chuyển quyền tác giả là nguồn lợi nhuận chính, chủ yếu. Ví dụ: các nhà xuất bản, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm máy tính … Khi một doanh nghiệp phần mềm máy tính tung ra thị trường sản phẩm phần mềm mới, doanh thu chưa được nhiều đã bị các đầu nậu in sao thành nhiều bản bày bán tràn lan trên thị trường đã gây thất thu không nhỏ cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tácgiả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác.

Để tạo ra được một sản phẩm trí tuệ, ngoài đầu tư về mặt thời gian, công sức còn phải có sự đầu tư về tiền bạc. Khi sản phẩm ra đời, đôi khi chủ sở hữu phải tiếp tục tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm mới này để công chúng, khách hàng biết đến, nhất là đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Các doanh nghiệp là chủ sở hữu của một bản thiết kế cho một mẫu bao bì sản phẩm mới rất cần tiếp thị để khách hàng biết đến.

Nếu chủ sở hữu quyền tác giả biết được có sự vi phạm đối với quyền tác giả của mình, khởi kiện ra toà thì tất cả những thiệt hại trên đây đều được tính vào thiệt hại cho chủ thể quyền.

3.2. Thu nhập bị giảm sút

3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyềntác giả tác giả

Quyền sử dụng là quyền tài sản quan trọng của quyền tác giả, bao gồm quyền công bố, phổ biến, sao chép, phân phối, cải biên, chuyển thể tác phẩm… do đó, việc khai thác, sử dụng tác phẩm đem lại lợi nhuận khá cao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Một hoạ sỹ có thể mở các cuộc triển lãm tranh cá nhân, nhạc sỹ tự mình sáng tác và biểu diễn, nhà xuất bản in tác phẩm thành sách phân phối trên thị trường… Nhưng, nếu các tác phẩm này bị sao chép lậu, bày bán trên thị trường sẽ chiếm lĩnh thị phần của các sản phẩm có bản quyền gây thất thu cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyềntác giả tác giả

Việc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Tuy nhiên, việc phân phối sản phẩm trên thị trường với mục đích kinh tế sẽ đều phải tuân thủ theo quy luật cung - cầu của nền kinh tế. Khi nguồn cung nhỏ hơn cầu thì giá thành cao, ngược lại khi nguồn cung lớn hơn cầu thì giá thành giảm xuống. Nếu như không có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra thì chủ sở hữu tác phẩm là người độc quyền phát hành tác phẩm của mình, lượng cung như thế nào là do chủ sở hữu quyết định. Ngược lại, nếu có hành vi xâm phạm quyền tác giả, số lượng in sao tác phẩm như thế nào nằm ngoài vòng kiểm soát của chủ thể quyền. Lúc này, chủ sở hữu là người bị thiệt hại nhiều nhất. Hàng giả, hàng vi phạm bản quyền bày bán tràn lan, lấn át cả hàng thật, làm cho hàng thật bị “lấn sân” buộc phải giảm giá bán là một thực tế.

3.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh

Cơ hội kinh doanh là thời cơ, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thu thêm nguồn lợi nhuận cho mình. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi sử dụng, khai thác trực tiếp tác phẩm, cho người khác thuê tác phẩm, chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm nhưng thực tế không có được khoản thu nhập này do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra(1). Khi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình thì chủ thể quyền phải

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả (Trang 26)