+ Môi trường đầu tư
Với bất kỳ quốc gia nào, môi trường đầu tư luôn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của TTCK nước đó, thậm chí gây ra ảnh hưởng đến các nước khác hoặc tác động đến TTCK toàn cầu. Những sự kiện như chiến tranh, biến động của chính trị, xã hội hay hệ thống pháp luật trong và ngoài nước cũng có thể tạo ra sự thay đổi về môi trường kinh doanh làm tăng thêm những rủi ro, sự mất ổn định về thu nhập mong đợi.
Môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiến hành. Đây là một số trong những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động mạnh mẽ đến TTCK. Một trong những yếu tố hàng đầu của môi trường đầu tư liên quan đến thị trường chứng khoán là môi trường kinh tế. Chúng ta xem xét môi trường kinh tế qua các mặt: Các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân GDP, GNP,..., lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối...
Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng sâu rộng đến hiệu quả hoạt động của TTCK. Ngày 5/3/1953 chỉ số TOXPIC của Nhật Bản giảm đến 8.75% và nguyên nhân là do Stalin ốm nặng. Khi Bill Clinton thú nhận trong việc bê bối với người tình Lewisky, thì chỉ số DowJones đã giảm 200 điểm. Điều đó có nghĩa là TTCK rất nhạy cảm đối với các sự kiện chính trị.
Môi trường pháp lý cũng là điều kiện rất cơ bản để TTCK hoạt động an toàn, hiệu quả. Xu hướng phát triển chung, truyền thống từ trước đến naylà cứ cho thị trường hoạt động và phát triển trước và từ đó đúc rút kinh nghiệm và xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp sau ở các nước có TTCK truyền thống. Xu hướng thứ hai là thiết lập khung pháp lý cho TTCK trước. Việt Nam đang đi theo xu thế thứ hai vì chúng ta đi sau nên có thể thừa hưởng kinh nghiệm của các nước đi trước và rút ngắn được bước đi. Vả lại, môi trường pháp lý cũng là yếu tố rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ như Singapo, nhờ môi trường pháp lý thông thoáng và hiệu quả đã trở thành điểm đến của các tâp đoàn tài chính cỡ lớn trong khu vực và toàn thế giới.
+ Sự phát triển của TTCK
Đây là một nhân tố rất quan trọng, nó không chỉ tác động đến hoạt động tự doanh của CTCK mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của các chủ thể tham gia TTCK. Sự tác động đó gồm:
- Số lượng và chất lượng hàng hóa trên thị trường
Một TTCK phát triển với lượng hàng hóa phong phú sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội đầu tư cho các CTCK. Khi thị trường có nhiều loại chứng khoán của các công ty thuộc nhiều lĩnh vực thì cơ hội đầu tư của các công ty sẽ được mở rộng, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngược lại, một thị trường với một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ dẫn đến tình trạng cung không đủ đáp ứng cầu sẽ gây ra những cơn sốt giá chứng khoán, sự đồng loạt tăng giá của các chứng khoán mà không có sự phân biệt giữa cổ phiếu tốt và xấu. Do đó, các CTCK cũng không tránh được tổn thất khi tham gia vào thị trường.
- Tâm lý của nhà đầu tư
Tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường phụ thuộc vào trình độ dân trí của người dân. Với những thị trường mới phát triển như Việt Nam, sự hiểu biết của dân chúng về TTCK vẫn còn hạn chế. Nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường và tâm lý đầu tư theo số đông vẫn còn phổ biến.
Rủi ro chính sách là khả năng xảy ra những tổn thất mà nhà đầu tư, công ty chứng khoán phải chịu do những chính sách thay đổi không thể dự đoán được. Rủi ro chính sách cao được thể hiện ở sự can thiệp của nhà nước vào thị trường và những quy định về hoạt động tự doanh. Trên TTCK Việt Nam rủi ro chính sách là rất cao.
- Rủi ro thị trường lớn:
Trên thị trường chứng khoán, rủi ro thị trường phát sinh từ những thay đổi giá cả bất thường trên toàn bộ thị trường, một lĩnh vực hay ngành nghề hoặc một loại chứng khoán đặc thù nào đó. Cho dù doanh nghiệp phát hành chứng khoán có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hay đủ khả năng chi trả nhưng rủi ro thị trường cũng có thể làm cho thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm. Thậm chí, nhà đầu tư chọn mua một loại cổ phiếu có chất lượng cao với kỳ vọng tăng trưởng tốt và rủi ro tài chính thấp, giá cổ phiếu vẫn đi xuống nếu thị trường có xu hướng đi xuống hoặc nếu kỳ vọng của thị trường đi ngược với thực tế. Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thị trường có thể là sự kiện chính trị, những thay đổi kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô, hoặc tâm trạng của nhà đầu tư nói chung.
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI