Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3 (Trang 64 - 66)

Chương 3: Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà

3.2.2/Đánh giá chung

Từ các con số tính toán cho thấy qua 3 năm Tổng tài sản của công ty tăng lên đáng kể, tăng 208,001,020,365 VND, tương đương với mức tăng là 86,84% so với năm 2005. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng đều đặn trong 3 năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 4,139,183,140VND, tương đương với mức tăng là 20,69%. Từ năm 2006 đến 2007 tăng 5,289,114,195 VND tương đương tăng 21,91%. Như vậy để hòa cùng nhịp tăng trưởng của nền kinh tế thì Công ty cũng đã có quá trình củng cố về nguồn vốn hoạt động và sắm sửa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được tốt hơn.

Khoản mục Nợ phải trả của công ty trong năm 2005 có thể coi là gánh nặng đối với công ty, năm 2006 khoản mục này đã có sự cải thiện hơn nhưng đến năm 2007 lại tăng đột biến, tăng 1,39 lần so với năm 2006. So với các công ty khác trong ngành thì Công ty có tỷ số Nợ/Vốn CSH lớn nhất SD9 là 2,22 và S91 là 2,54 năm 2007 còn công ty là 14,21. Tỷ lệ nợ dài hạn/ Vốn CSH của công ty cũng là lớn nhất so với các công ty còn lại. Như năm 2007 tỷ lệ Nợ dài hạn/ Vốn CSH của công ty là 1,60 trong khi tỷ lệ này của SD9 là 0,19 và của S91 là 0,40.

Doanh thu thuần của công ty thì lại có một sự giảm đột biến trong năm 2006 nhưng lại tăng lên trong năm 2007, tuy vậy con số gia tăng này chỉ là cải thiện hơn so với năm 2006 còn so với năm 2005 thì vẫn là mức giảm chung. Do đặc điểm của ngành xây dựng là các dự án đầu tư dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu, nên doanh thu trong các năm là không đều nhau, có năm doanh thu sẽ tăng đột biến nếu trong năm đó có công trình được nghiệm thu, còn doanh thu sẽ thấp nếu trong năm không có công trình nào được bàn giao để nghiệm thu. Ngoài ra cũng có một sự đặc biệt đối với ngành xây dựng là doanh thu tập trung vào quý IV của năm.

Trong giai đoạn 2006-2008 công ty định hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất từ lĩnh vực xây lắp (lĩnh vực chính của công ty với doanh thu

chiếm 60-70% trong cơ cấu tổng doanh thu) sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh hàng hóa phục vụ xây dựng nên doanh thu năm 2006 và 2007 không đạt được mức tăng trưởng cao.

Tuy vậy cũng có một điều khả quan hơn đó là trong năm 2007 kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đáng kể so với năm 2005 và 2006. Mức tăng của lợi nhuận sau thuế là 0,98 lần so với năm 2006 và 27,15 lần so với năm 2005. Đây là một con số đáng khen ngợi đối với thành tích mà công ty đã đạt được.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty tăng đều trong 3 năm, năm 2005 là 0,09% năm 2006 là 2,14% và năm 2007 là 3,24%. Năm 2005 do công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên khoản đánh giá lại giá trị sản xuất kinh doanh dở dang, đánh giá lại khấu hao tài sản cố định được tính vào giá vốn hàng bán nên lợi nhuận và tỷ suất sinh lời năm 2005 rất thấp. Đây cũng là con số cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng qua các năm. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì tỷ số này của SD3 là rất thấp. Năm 2007 tỷ số này của SD9 là 13.43% còn của S91 là 15.93%. Điều này có thể lí giải do chi phí giá vốn trên doanh thu cao, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp đều lớn.

Thu nhập trên một cổ phiếu của công ty tăng qua 3 năm phân tích nhưng chỉ đạt ở mức trung bình so với trung bình ngành. EPS của Công ty thấp hơn SD9 và S91 trong 2 năm 2005 và 2006, năm 2007 Công ty có một chút cải thiện hơn nên EPS năm 2007 của SD3 là 4.097đồng/ cổ phiếu trong khi EPS của SD9 đạt 5,278 đồng/ cổ phiếu.

ROE của công ty trong năm 2007 được coi là tốt nhưng ROA lại thấp. ROA của công ty là 7.46% trong khi của S91 là 12.19% và của SD9 là 30.01% như vậy chỉ số này cho thấy khả năng sinh lợi của Tổng tài sản của công ty là thấp. Bên cạnh đó thì khả năng sinh lợi của Vốn chủ lại khá tốt ROE đạt 30.6% năm 2007.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3 (Trang 64 - 66)