Sự phát triển của các hoạt động khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Habubank (Trang 26)

- Hoạt động phân tích, tư vấn: sẽ cung cấp cho hoạt động môi giới những thông tin cần thiết để họ truyền tải đến khách hàng, giúp khách hàng có những quyết định đầu tư hợp lý. Như vậy để nâng cao chất lượng của hoạt động môi giới thì nền tảng của nó phải được hoàn thiện trước, đó chính là các hoạt động phụ trợ cho nó.

- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị: những thông tin về khuyến mại, về bốc thăm trúng thưởng… nhằm quảng bá hình ảnh của công ty đến các nhà đầu tư, để họ biết và đến với công ty nhiều hơn sẽ làm tăng khối lượng tài khoản cho hoạt động môi giới.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Đây là những nhân tố bên ngoài công ty, nó tác động đến toàn bộ các công ty tham gia trên thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán. Công ty không thể tự mình điều chỉnh được nó mà hoàn toàn bị động. Bao gồm các nhân tố sau:

1.3.2.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán phát triển thì các sản phẩm mà nó cũng đa dạng và phong phú. Thị trường chứng khoán phát triển và ổn định là môi trường lý tưởng cho hoạt động môi giới, giúp các nhà môi giới nâng cao trình độ của mình để phù hợp với thị trường.Các nhà môi giới sẽ cung cấp tới kkhách hàng những sản phẩm tốt nhất bởi trình độ hiểu biết và khả năng thuyết phục của mình. Nhà đầu tư phải cần đến những người môi giới để được tư vấn và có những quyết định đúng đắn là lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp.

Hoạt động môi giới của công ty luôn tiềm ẩn những xung đột lợi ích giữa nhiều đối tượng, mâu thuẫn giữa nhà môi giới và khách hàng, giữa môi giới và công ty chứng khoán. Do đó, để hoạt động môi giới hoạt động trong một môi trường ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động thì cần một hệ thống pháp luật chặt chẽ, phù hợp, dung hoà được các mối quan hệ, giám sát được mọi hoạt động và giải quyết được các tranh chấp, bất đồng xảy ra.

1.3.2.3 Yếu tố cạnh tranh từ các công ty chứng khoán khác

Mọi công ty chứng khoán khi tham gia thị trường chứng khoán đều thực hiện hoạt động môi giới. Công ty nào có các điều kiện và tiềm lực tốt hơn thì công ty đó chiếm ưu thế trên thị trường. Điều đó thể hiện ở các yếu tố như chi phí giao dịch hợp lý, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tư vấn… và ưu thế khi tham gia thị trường. Do đó các CTCK phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của mình để khẳng định vị thế của mình trên thị trường mà yếu tố quan trọng là chất lượng hoạt động môi giới.

1.3.2.4 Sự hiểu biết về chứng khoán của các nhà đầu tư

Khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động và dần trở thành thói quen của các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư từ tâm lý kinh doanh theo đám đông, dần họ sẽ có một kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán. Họ có thể tự phân tích và ra các quyết định đầu tư của mình mà không phải nhờ đến các nhà môi giới. Khi đó, các nhà môi giới cũng phải không ngừng nâng cao trình độ của mình thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Như vậy áp lực nâng cao chất lượng hoạt động môi giới ngày càng cao và chuyên nghiệp hơn để đáp ứng lại nhu cầu của các nhà đầu tư ngày một phong phú, đa dạng.

1.3.2.5 Chính sách của Nhà nước

Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động của các CTCK là vô cùng quan trọng. Khi thị trường còn có nhiều sự biến động và tâm lý của nhà đầu tư còn chưa vững như hiện nay thì các chính sách nhằm khuyến khích nâng cao hơn nữa các hoạt động của CTCK là thiết yếu. Nhà nước có thể hỗ trợ về mặt thông tin, kỹ thuật, khuyến khích đầu tư…

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK

2.1 Khái quát về công ty chứng khoán Habubank

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển CTCK Habubank 2.1.1.1 Giới thiệu chung

Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần hình thành một kênh huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Năm 2007, xét về tổng thể thì TTCK Việt Nam phát triển tốt trên cả mọi mặt. Đặc biệt là quyết định chuyển Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP. HCM) lên thành Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (SGDCK TP. HCM- HOSE) được Thủ tướng chính phủ ký vào ngày 11/5/2007. SGDCK TP.HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng và sẽ tiến tới cổ phần hoá vào năm 2010. Tính đến 28/12/2007, thị trường có thêm 32 loại cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ mới được niêm yết mới, nâng tổng số cổ phiếu trên sàn HOSE là 138 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ; và thêm 17 loại trái phiếu. Riêng về số lượng cổ phiếu đã tăng trưởng gần 30% so với năm 2006. Nhìn chung, các công ty có cổ phiếu niêm yết mới trong năm đều là những công ty có vốn lớn, có tình hình quản trị công ty tốt và thực sự có nhu cầu huy động vốn qua TTCK, và đã góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Nói đến sự tăng trưởng của VN-index thì trong năm 2007 không hề sụt giảm. Nếu như trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2007, chỉ số VN- index dừng ở mức 741,27 điểm, thì đến ngày 28/12/2007 (phiên giao dịch cuối cùng của năm) đạt mức 927,02 điểm, tăng hơn 25% sau một năm. Con số phần trăm tăng thêm này chi thấy thị trường cổ phiếu không còn nóng sốt như năm trước nhưng vẫn chứng minh được sự tăng trưởng ổn định của thị trường.

500 điểm (vào ngày 25.3 VN- index là 496,64 điểm). Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã có sự điều chỉnh mức biên độ giao dịch giá cổ phiếu của HOSE là 1% và HaSTC 2%, thị trường đã "xanh" trở lại nhưng nhà đầu tư và các CTCK đều không mấy vui vẻ. Quyết định thu hẹp biên độ giao dịch giá cổ phiếu của HOSE từ 5% xuống 1% và HaSTC từ 10% xuống 2% đã khiến nhà đầu tư không thể "lướt sóng" được các CTCK thì sụt giảm lợi nhuận. Dưới đây là biểu đồ về sự thay đổi chỉ số VN- Index:

Biểu đồ 2.1 : Chỉ số VN- index Quý I năm 2008

Theo Vietstock 1/4/2008

Cùng với quá trình Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì khả năng lây lan rủi ro và những ảnh hưởng của biến động tài chính do sự liên kết của các thị trường trên toàn cầu rất dễ xảy ra. TTCK đóng vai trò là kênh huy động vốn và là hàn thử biểu của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời nó cũng có khả năng chịu rủi ro và những biến động khác của thị trường. Song hành với sự phát triển của TTCK, chức năng và giao dịch của thị trường tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các CTCK. Thực tế cho thấy tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điếu lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Bên cạnh việc cho ra đời hàng loạt các CTCK thì việc nâng cao chất lượng hoạt động là một trong những định hướng phát triển thị trường của Chính phủ.

TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn sôi động nhất. Ra đời trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế, CTCK Habubank nằm trong chiến lược phát triển và hội nhập của Ngân hàng mẹ Habubank – Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam, tạo cơ sở để Habubank mở rộng, phát triển các dịch vụ mới trong ngành tài chính, đó là lĩnh vực chứng khoán hay nói rộng hơn là phát triển dịch vụ Ngân hàng đầu tư.

• Tên đầy đủ : Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội • Tên giao dịch quốc tế : Habubank Securities Co.,Ltd (viết tắt là HBBS). • Trụ sở chính : 2C Vạn Phúc, 302 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội. • Điện thoại : 04.7262275

• Fax : 04.7262305

•Website : www.habubanksecurities.com.vn

• Email : hbbs@habubank.com.vn

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn từ năm 2005 – 2006

Công ty chứng khoán Habubank được thành lập ngày 03 tháng 11 năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07 tháng 04 năm 2006, là công ty chứng khoán thứ 15 gia nhập vào TTCK. Ra đời trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, HBBS thực hiện sứ mệnh là trở thành nơi các nhà đầu tư nhận được sự tư vấn và thông tin một cách chuyên nghiệp nhất, công bằng và hiệu quả nhất. Đồng thời công ty cũng đặt mục tiêu trở thành một trong ba công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam thông qua việc cung cấp cho nhà đầu tư các sản phẩm, dịch vụ đa dạng nhiều tiện ích như: tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, hỗ trợ đầu tư chứng khoán…

Dù gia nhập thị trường muộn nhưng chỉ qua 8 tháng hoạt động (07/04/2006 đến 31/12/2006) lợi nhuận trước thuế của CTCK Habubank đã đạt 18.4 tỷ đồng, vượt 381% so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể, chỉ tính trong hai tháng 10 và 11 đã tăng hơn 8% so với quý II năm 2006 và gần 23% so với quý III năm 2006; lợi nhuận sau thuế của hai tháng 10 và 11 tăng 9.68% so với quý 2/2006 và tăng 58.4% so với quý 3/2006. Trong năm này, HBBS còn tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng

(31/12/2006).

Trong chiến lược hoạt động của mình, ngoài các nhà đầu tư là cá nhân, CTCK Habubank đã thu hút được một lượng lớn khách hàng là các công ty uy tín như Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama… Trong năm 2006, Habubank đã bảo lãnh phát hành thành công đợt I trái phiếu 2 năm cho Vinashin với tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 2007 - đến nay

Từ cuối năm 2006 và năm 2007 chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của CTCK Habubank. Sự kiện đầu tiên đánh dấu bước trưởng thành cuả HBBS là tại Đại hội đồng cổ đông Habubank lần thứ XVI (3/2007) đã nhất trí thông qua việc tổ chức lại CTCK Habubank từ mô hình Công ty TNHH một thành viên thành Công ty Chứng khoán Cổ phần nhằm nâng cao hơn nữa năng lực trong bối cảnh hội nhập với nhiều thách thức và khó khăn khi phải cạnh tranh, đồng thời giúp HBBS chủ động trước sự thay đổi của nền kinh tế.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân sự đến cơ sở vật chất, chiến lược và sự hỗ trợ đắc lực từ ngân hàng mẹ, tính đến 07/04/2007 CTCK Habubank đã có một năm thu được nhiều thắng lợi. Đến hết quý 1/2007, tổng số tài khoản lưu ký khách hàng đã mở tại HBBS là trên 6000 tài khoản với tổng giá trị tài sản đang quản lý của các nhà đầu tư gần 1.250 tỷ đồng. Doanh số giao dịch khớp lệnh trung bình đạt từ 5 – 7% tổng thị trường và tổng doanh số giao dịch môi giới cổ phiếu là 2.930 tỷ đồng và trái phiếu là 1.007 tỷ đồng. Năm 2007, Công ty đã đề ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 41 tỷ nhưng tổng kết quý I con số này đã đạt trên 20 tỷ đồng. Lợi nhuận kinh doanh năm 2007 đã tăng gấp 6 lần so với năm 2006.

Trong năm 2007, CTCK Habubank còn thực hiện nhiều hợp đồng có giá trị. Từ thành công của đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu 2 năm cho Vinashin, CTCK Habubank tiếp tục được lựa chọn là đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu đợt II (05/01/2007) với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng thời hạn 5 năm. Tiếp đó, HBBS còn phối hợp cùng Deustche Bank hỗ trợ thành công phát hành 3000 tỷ VNĐ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Vinashin. Đây là đợt phát hành có tổng giá trị phát hành lớn nhất. Và đến 05 tháng 03 năm 2007, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama tin tưởng

chọn HBBS làm đối tác duy nhất trong đợt bảo lãnh phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu trong thời hạn 5 năm và kết quả hết sức thành công. Tháng 6/2007 lại là một đợt phối hợp cung Deustche Bank hỗ trợ thành công phát hành 1000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Lilama.

Ngày 24 tháng 08 năm 2007, vốn điều lệ của CTCK Habubank tăng từ 50 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006.

Cho đến đầu tháng 1/2008, Công ty chính thức tiếp tục triển khai trở lại dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết nhằm hỗ trợ tích cực khách hàng trong việc đầu tư chứng khoán. Với tỷ lệ cho vay cầm cố lên tới 35% thị giá đối với các chứng khoán có giá dưới 142.000đ/cp, và giá cho vay trên một cổ phiếu là 50.000đ đối với các cổ phiếu có mệnh giá trên 142.000đ. Tổng giá trị được vay tối thiểu là 50 triệu và thời hạn tối đa trong 6 tháng. Đây được xem là một điểm mới trong bối cảnh hầu hết các Công ty chứng khoán đều đã ngưng triển khai các dịch vụ hỗ trợ tài chính như ứng tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết…

Dự kiến trong thời gian tới, CTCK Habubank sẽ triển khai dịch vụ tiện ích hàng loạt dịch vụ tiện ích như giao dịch trực tuyến, truy vấn thông tin tài khoản qua tin nhắn SMS…

2.1.2 Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Công ty chứng khoán Habubank cung cấp tới khách hàng các dịch vụ đầu tư đa dạng, hoàn hảo nhất. Về cơ bản, công ty đã triển khai các dịch vụ:

2.1.2.1 Dành cho Cá nhân

Môi giới chứng khoán

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, tận tình được đào tạo bài bản, phương thức giao dịch đơn giản, linh hoạt cùng với sự hậu thuẫn kịp thời của Phòng phân tích, CTCK Habubank đảm nhiệm vai trò môi giới cho các nhà đầu tư thực hiện việc mở tài khoản, đặt lệnh, sửa lệnh chính xác nhanh chóng trong việc mua, bán chứng khoán một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả thông qua hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở vật chất hiện đại. Có hai hình thức:

• Môi giới giao dịch chứng khoán niêm yết

trên sàn giao dịch của HBBS. Các dịch vụ khác hỗ trợ giao dịch chứng khoán niêm yết như: giao dịch chứng khoán qua điện thoại (Phòng Tele broker), ứng trước tiền bán chứng khoán, thông báo kết quả giao dịch, số dư tài khoản qua dịch vụ tin nhắn SMS…

• Môi giới giao dịch chứng khoán chưa niêm yết

Các nhà đầu tư có nhu cầu mua và bán chứng khoán chưa niêm yết được công ty kết nối với nhau. Công ty chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch diễn ra, giám sát quá trình thanh toán tiền, chuyển khoản chứng khoán, đồng thời thực hiện thu phí giao dịch của cả hai bên.

Lưu ký chứng khoán

CTCK Habubank thực hiện dịch vụ lưu ký bao gồm lưu trữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền lợi của khách hàng khi sở hữu chứng khoán.Công ty nhận lưu ký tất cả các chứng khoán trên thị trường với một mức phí lưu ký cố định, không kể số lượng nhiều hay ít.

Tự doanh chứng khoán

CTCK Habubank thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.Công ty kinh doanh chứng khoán cho bản thân bằng chính nguồn vốn của công ty. Các danh mục đầy tư của công ty luôn được da dạng hoá, nghiên cứu kỹ, thay đổi để phù hợp với diễn biến của thị trường.

Hỗ trợ tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Habubank (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w