CHƯƠNG 2 CA Ủ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC V IT NA MỆ GIAI ON 1954-1960 ĐẠ
NƯỚC NHÀ
20/7/1956 đến 1960)
qua ngày 2-7-1956, nhân cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá XI, chính quyền Ngô Đình Diệm xin cho miền Nam gia nhập Liên hợp quốc với tư cách “đại diện của nước Việt Nam”. Trái với nghĩa vụ của họ, Anh, Pháp đã trắng trợn phụ hoạ với Mỹ, bỏ phiếu ủng hộ đề nghị của Ngô Đình Diệm, nhưng Mỹ – Diệm đã không thực hiện được âm mưu của mình vì Liên Xô đã dùng quyền phủ quyết của mình kiên quyết bác bỏ.
Ngày 8-6-1957, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hoà gửi công hàm cho hai Chủ tịch hội nghị Giơnevơ, tố cáo Mỹ-Diệm vi phạm hiệp nghị, làm cho tình hình thi hành hiệp nghị Giơnevơ ở miền Nam trở nên nghiêm
trọng. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý với hai vị Chủ tịch về trách nhiệm của Chính phủ hai miền trong việc tiếp tục thi hành hiệp định Giơnevơ. Về mặt pháp lý hay thực tế, chính quyền miền Nam đều bị Hiệp nghị Giơnevơ ràng buộc. Vì vậy, nếu chính quyền miền Nam tiếp tục có thái độ cự tuyệt hiệp thương và tổng tuyển cử, Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà yêu cầu hai vị Chủ tịch triệu tập lại Hội nghị Giơnevơ để bàn về việc thi hành Hiệp định ở Việt Nam. Ngày 18-7-1957, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Ngô Đình Diệm và một lần nữa đề nghị hai miền hiệp thương bàn về việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Dư luận trong nước và nhất là miền Nam cho đó là những đề nghị hợp tình, hợp lý. Dưới sức ép của dư luận, ngày 26-7-1957, chính quyền Ngô Đình Diệm phải ra một bản tuyên bố gián tiếp trả lời công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Sang năm 1958, với sự giúp đỡ của Mỹ, chính quyền miền Nam đã đặt được một quan sát viên thường trực tại Liên hợp quốc. Nhưng việc đó lại càng chứng tỏ sự thất bại của đế quốc Mỹ và phe lũ tay sai trong việc thực hiện âm mưu đưa miền Nam làm hội viên của tổ chức Liên hợp quốc.
Tiếp tục những cố gắng kiên trì để thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước, ngày 7-3-1958, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lại gửi công hàm cho chính quyền Ngô Đình Diệm nêu rõ nguy cơ của chính sách xâm lược, nô dịch của đế quốc Mỹ và đề nghị hai miền cử đại biểu gặp gỡ nhau bàn bạc những biện pháp hoà bình thống nhất trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau.
Lần này, chính quyền Ngô Đình Diệm càng bị dư luận thúc ép và ngày 26-4-1958, chính quyền Sài Gòn đã ra một bản tuyên bố nói đến hoà bình, thống nhất nhưng trên cơ sở điều kiện tiên quyết là miền Bắc phải giảm quân số trước, đòi cho di cư vào Nam... Điều đó có nghĩa là chúng không muốn thống nhất đất nước.
Ngày 22-12-1958, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lại gửi công hàm cho chính quyền miền Nam, vạch rõ thực trạng miền Nam dưới chế độ Mỹ – Diệm “Đồng bào ta không ngừng hy sinh phấn đấu chống chế độ thực dân Pháp và anh dũng kháng chiến 9 năm, chính là để xây dựng một chế độ mới độc
lập, tự do, hạnh phúc. Thế mà hoà bình đã lập được hơn 4 năm rồi, đồng bào ta ở miền Nam vẫn chưa được an cư lạc nghiệp. Đồng bào phải chịu cảnh số áp bức bóc lột nặng nề hiện nay bao nhiêu thì càng nhận rõ sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình cảnh ấy và ngăn trở sự nghiệp hoà bình thống nhất tổ quốc ta”[39;tr.62]. Và thực tế, miền Nam Việt Nam không những không độc lập mà hiện nay còn là một trong những nước phụ thuộc nhất thế giới.
Sau khi xác nhận một lần nữa sự cần thiết phải hoà bình, thống nhất đất nước, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề nghị có cuộc gặp gỡ giữa nhà đương cục có thẩm quyền ở hai miền để bàn bạc và đi đến thoả thuận một số vấn đề sau:
“1. Về mặt quân sự, miền Nam cũng như miền Bắc đều không tham gia khối liên minh quân sự nào, không dùng nhân viên quân sự nước ngoài trong quân đội mình, không làm thêm hoặc mở rộng các căn cứ quân sự. Hai bên cùng thực hiện việc giảm quân số, giảm ngân sách quốc phòng, tăng ngân sách kinh tế và xã hội phục vụ đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
2. Về mặt kinh tế, hai bên thoả thuận việc trao đổi buôn bán những mặt hàng sản xuất trong nước nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế và cần thiết cho đời sống nhân dân ở hai miền.
3. Về mặt tuyên truyền, để tạo bầu không khí thuận lợi cho việc tiếp xúc và thương lượng giữa hai miền, hai bên tuyệt đối cấm chỉ mọi hoạt động tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền chia rẽ Nam Bắc; hai bên cam kết sẽ hướng sự cố gắng vào việc tuyên truyền cho hoà bình, cho đoàn kết dân tộc, cho thống nhất Tổ quốc.
4. Về việc đi lại giữa hai miền, để mở đầu cho việc đi lại bình thường giữa hai miền, hai bên sẽ cho phép các tổ chức văn hoá, khoa học, kinh tế, thể thao thể dục được đi lại tham quan và trao đổi kinh nghiệm cho phép phụ nữ và thiếu nhi đi lại thăm viếng bà con giữa hai miền. Đồng bào hai miền được tự do gửi thư từ cho nhau” [39;tr.62-63].
Trong khi đó, chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng gắn bó với Mỹ và các nước phụ thuộc Mỹ ở Đông Nam Á. Mỹ – Diệm đã hết sức thực hiện kế
hoạch nhằm biến miền Nam thành căn cứ quân sự từ sau ngày 20-7-1956. Mỹ đưa ngày càng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh các loại vào miền Nam Việt Nam. Từ năm 1958 trở đi, việc đưa vũ khí chiến tranh vào Việt Nam được xúc tiến với nhịp độ nhanh (năm 1958:114 chuyến; 1959:226 chuyến và 1960:235 chuyến). Ngoài ra, chính quyền Ngô Đình Diệm còn cử hàng trăm quân nhân, đa số là sĩ quan đến những căn cứ quân sự của Mỹ học điều khiển đại bác nguyên tử, điều khiển các loại tên lửa tầm ngắn và trung bình. Trong việc xây dựng các căn cứ quân sự, Mỹ hết sức chú ý đến vấn đề căn cứ không quân. Khi hoà bình mới lập lại, toàn miền Nam chỉ có 21 sân bay quân sự, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất. Đến cuối năm 1960, miền Nam đã có một hệ thống sân bay quân sự từ các đảo như Lý Sơn, Phú Quốc đến Nam Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên... Trong lúc Mỹ – Diệm xúc tiến việc xây dựng miền Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, chúng tiếp tục cố gắng gắn miền Nam trên thực tế vào các hoạt động của khối quân sự xâm lược ở Đông Nam Á như các cuộc diễn tập ở Philipin (5-1957); ở Thái Lan (4-1958)... Từ năm 1954 đến 1959, chính quyền miền Nam đã tham gia 6 cuộc họp và 7 cuộc diễn tập quân sự của khối Đông Nam Á. Điều đó chứng tỏ miền Nam đã trở thành một căn cứ quân sự phục vụ chính sách nô dịch và gây chiến của đế quốc Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Mỹ, Diệm lại càng ra sức đẩy mạnh khủng bố một cách điên cuồng. Báo Cách mạng Quốc gia – cơ quan bán nước chính thức của anh em Ngô Đình Diệm đã tung ra khẩu hiệu “tiêu diệt Việt Cộng không thương tiếc, không kể là người nữa, như trong tình trạng chiến tranh”, vạch ra kế hoạch mang tên “Kế hoạch vết dầu loang” nhằm huy động tất cả các lực lượng quân sự và bán quân sự thành một khối, hoạt động thống nhất theo một kế hoạch chung, càn quét nhằm bắt bớ và giết hại những người yêu nước. Đỉnh cao của những chính sách đó là sự ra đời của đạo luật 10/59 (6-5-1959) với phương châm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” – một đạo luật hết sức tàn bạo, đạo luật mà ngay cả về hình thức cũng không thấy có dưới chế độ phát xít Hitle, đạo luật theo kiểu xét xử của các toà án Giáo hội thời trung cổ. Ngày 25-8-1958,
chính quyền Ngô Đình Diệm công bố cái gọi là “chính sách đối với những người cựu kháng chiến”. Chúng chia những người kháng chiến ra làm hai loại: loại được công nhận là: “cựu kháng chiến” và loại không được công nhận như vậy. Đây là một thủ đoạn nhằm một mặt lừa bịp dư luận, vì chính quyền đó phải công nhận vai trò của kháng chiến, mặt khác để phân loại nhân dân miền Nam, từ đó các toà án quân sự có thể kết tội dễ dàng. Thực tế, đây cũng là dấu hiệu về sự thất bại chính trị của tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm vì như vậy vô hình chung chúng đã thừa nhận công lao của kháng chiến. Tuy vậy, những chính sách Mỹ – Diệm thực hiện ở miền Nam không đạt được kết quả như mong muốn vì vấp phải phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào miền Nam. Trong năm 1960, ở miền Nam hàng triệu người đã tham gia hàng nghìn cuộc đấu tranh đòi giải tán các “khu trù mật”, chống bắt phu, bắt lính, chống khủng bố. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang được đẩy mạnh, khí thế cách mạng của quần chúng lên cao, ngọn lửa nổi dậy và bốc cao lan ra những vùng đồng bằng Nam Bộ và rừng núi miền Trung. Phong trào Đồng Khởi ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn và các đô thị khác làm cho chính quyền Mỹ – Diệm ở nông thôn bị tan rã từng mảng, chính quyền quận và tỉnh bị lung lay, hàng ngàn binh lính của Việt Nam dao động, hoang mang.
Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trong bản tuyên ngôn mặt trận nêu rõ:
“Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc...
Mặt trận kêu gọi toàn thể nhân dân miền Nam đoàn kết lại và dũng cảm đứng lên phấn đấu theo chương trình hành động tóm tắt dưới đây:
1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chánh quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chánh quyền liên minh dân tộc dân chủ.
2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bố, ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lại và các quyền tự do dân chủ khác.
Toàn xá chánh trị phạm, giải tán các trại tập trung, các khu trù mật và dinh điền, bãi bỏ luật phát xít 10/59 và các luật phản dân chủ khác.
3. Bãi bỏ độc quyền kinh tế của đế quốc Mỹ và của bọn tay sai, bảo vệ nội hoá, khuyến khích công nghiệp trong nước, mở mang nông nghiệp, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
4. Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền, tiến tới cải cách điền địa.
5. Bài trừ văn hoá nô dịch, đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng nền văn hoá và giáo dục dân tộc và tiến bộ. Xoá nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độ học tập và thi cử.
6. Bãi bỏ chế độ cố vấn quân sự Mỹ, xoá bỏ các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, xây dựng một quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
7. Thực hiện nam nữ bình quyền, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số. Bảo về quyền lợi chính đáng của ngoại kiều sinh sống ở Việt Nam. Bảo hộ và chăm sóc quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại.
8. Thực hiện chánh sách ngoại giao hoà bình trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
10. Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hoà bình thế giới” [44;tr.8-9].
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã trở thành trung tâm thu hút các tổ chức và cá nhân chống Mỹ – Diệm: Hội Lao động giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Thanh niên giải phóng miền Nam Việt Nam...
Với sự ra đời của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đã xuất hiện một mũi tấn công ngoại giao vô cùng lợi hại của ngoại giao miền Nam, mà ngoại giao nhân dân là nòng cốt.
Ngọn cờ hoà bình, trung lập trong Cương lĩnh của Mặt trận đã thu hút sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các lực lượng yêu chuộng tự do, công lý trên thế giới, kể cả người Mỹ. Với việc xây dựng một miền Nam hoà bình, độc lập và trung lập, không đòi thống nhất đất nước ngay như Hiệp định Giơnevơ quy định, phải chăng lúc này Đảng ta muốn tách hai miền Nam – Bắc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược riêng? Đây có phải là một bước lùi về sách lược của chúng ta trong giai đoạn này để nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là thống nhất hoàn toàn đất nước?
Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong phong trào đấu tranh chống Mỹ – Diệm ở miền Nam.
Qua 6 năm đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, hoạt động ngoại giao đã góp phần làm cho dư luận thế giới thấy rõ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thiết tha với hoà bình và thống nhất đất nước. Chủ quyền quốc gia Việt Nam là của chung toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, giai cấp, xu hướng chính trị, tín ngưỡng tôn giáo. Bất cứ vấn đề về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, nước Việt Nam có quyền tự chủ thiêng liêng không ai có thể xâm phạm được. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam kết hợp các hình thức ngoại giao Nhà nước và nhân dân đã tạo ra được dư luận quốc tế quan tâm, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và lên án các chính sách, hành động sai trái của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Sau khi xác định rõ thái độ, lập trường của mình, nhân dân miền Nam Việt Nam đã mở đầu giai đoạn đấu tranh mới bằng những cuộc biểu tình chính
trị rầm rộ nổ ra khắp các tỉnh ở nông thôn cũng như ở thành thị, có tính chất biểu dương lực lượng và bày tỏ nguyện vọng thi hành đúng hiệp định Giơnevơ. Ngay từ ngày 1-8-1954, chỉ 10 ngày sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, một cuộc miting, biểu tình khổng lồ của 50.000 người diễn ra ngày tại Sài Gòn – Chợ Lớn, hoan nghênh hiệp nghị, đòi huỷ bỏ việc động viên quân đội, đòi thi hành tự do, dân chủ. Đó là tiếng sấm đầu tiên, “là tia chớp loé lên từ một trung tâm chính trị lớn nhất miền Nam, làm rực sáng bầu trời và tâm hồn dân Việt”[55;tr.160].
Nhân dân miền Nam đã từng bền bỉ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trong 80 năm và đã anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nếu việc dùng bạo lực là một tất yếu đối với Mỹ - Diệm để thực hiện âm mưu cướp nước và bán nước, thì việc nhân dân miền Nam đứng lên chống lại âm mưu của Mỹ-Diệm cũng là một tất yếu khách quan. Nhân dân miền Nam quyết không thể để cho Mỹ - Diệm tuỳ tiện chà đạp lên các quyền thiêng liêng của dân tộc, dày