II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
6. Tổ chức hệ thống sổ sách phục vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
và tính giá thành sản phẩm
Để thực hiện chức năng ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đối tượng, mỗi một doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều hay ít, nhu cầu hạch toán, trình độ quản lý, trang thiết bị vật chất của mình lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp và phải tuân thủ các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy vi tính
Trong phạm vi bài luận văn tốt nghiệp này, để so sánh với hình thức sổ mà công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội đang áp dụng, em xin minh họa hình thức kế toán Nhật ký chung và hình thức kế toán trên máy tính.
Hình thức Nhật ký chung là hình thức ghi sổ đơn giản, phổ biến phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp. Với kết cấu sổ sách đơn giản, dễ ghi chép phù hợp với việc triển khai kế toán máy.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sổ sách sử dụng chủ yếu bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
Trong đó:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc được thực hiện theo một chương Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt
tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán. Do đó phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Phần mềm kế toán không hiện thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính được thể hiện qua sơ đồ:
Trong đó:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
8. So sánh đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Việt Nam với một số nước trên thế giới
Kế toán Mỹ
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kế toán Mỹ và Việt Nam về cơ bản là giống nhau.
Về khái niệm chi phí: cả hai đều quan niệm chi phí là biểu hiện về giá trị của các nguồn lực hao phí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Về phân loại chi phí sản xuất: trong kế toán Mỹ, chi phí có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo những tiêu thức khác nhau. Nếu phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên các báo cáo tài chính thì chi phí gồm hai loại cơ bản: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Trong đó chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm kế toán Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí, tổn thất về nguyên vật liệu có thể xác định một cách trực tiếp và dễ dàng cho sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm những hao phí về vật liệu phụ, những vật liệu phụ này được gọi là chi phí vật liệu gián tiếp và được tính vào chi phí sản xuất chung.
Chi phí lao động trực tiếp là các khoản thù lao cho những người nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thường gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, lao động gián tiếp, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện nước, điện thoại…
Mặt khác kế toán Mỹ sử dụng hai phương pháp hạch toán chi phí cơ bản là phương pháp hạch toán chi phí theo công việc và phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất. Hai phương pháp này tương tự như phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng và phương pháp tính giá thành phân bước của Việt Nam. Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào bản chất của loại hình sản xuất là sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt.
Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, cả kế toán Mỹ và kế toán Việt Nam đều sử dụng hai phương pháp là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.
Như vậy, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Mỹ và Việt Nam là giống nhau. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên được khái quát qua sơ đồ sau:
TK “NVL” TK “Sản phẩm dở dang” TK “Thành phẩm” TK “Giá vốn hàng bán” Chi phí NVL trực tiếp Giá trị sản phẩm hoàn
TK “Chi phí SXC” thành Giá vốn thành
TK “Phải trả người bán”
Chi phí dịch vụ mua kết chuyển chi phí ngoài cho sản xuất sản xuất chung TK “khấu hao lũy kế”
Khấu hao TSCĐ
TK “Phải trả CNV”
Chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán Pháp
So với kế toán Mỹ, kế toán Pháp có khác hơn so với kế toán Việt Nam về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thứ nhất, kế toán Pháp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, còn kế toán Việt Nam sử dụng đồng thời hai phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Thứ hai trong kế toán Pháp chi phí sản xuất được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp tiêu hao vào việc mua vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí nhân viên, chi phí khấu hao, điều này tương tự Việt Nam. Tuy nhiên giá thành sản phẩm theo kế toán Pháp lại bao gồm cả các khoản chi phí không mang tính chất sản xuất hay nói một cách khác giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất và giá phí tiêu thụ trong khi đó giá thành sản phẩm ở Việt Nam trùng với giá phí sản xuất. Do đó quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kế toán Pháp gồm các bước:
- Tính giá nguyên vật liệu mua vào - Tính giá phí sản xuất
- Tính giá phí tiêu thụ - Tính giá thành sản phẩm
Như vậy, qua so sánh và phân tích trên ta thấy về cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các nước là tương đồng với nhau. Kế toán Việt Nam hiện nay đã từng bước phát triển tiến tới ngày càng phù hợp chung với kế toán quốc tế.
Với việc tìm hiểu kế toán của các nước trong khu vực và trên thế giới và áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của đất nước đã từng bước chuẩn bị cho sự hội nhập kinh tế của nước ta trong tương lai.
PHẦN II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ
NỘI