Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 54 - 59)

Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

1. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Qua việc nghiên cứu cụ thể dự án: "Dây chuyền sản xuât thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò", ta có thể có một số đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm như sau:

- Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư: "Dây chuyền sản xuât thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò" được thẩm định dựa trên hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính đầy đủ, việc thẩm định tài chính dự án cũng được dựa trên những số liệu khá chính xác do số liệu này đã được xác minh lại.

- Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: dự án được thẩm định theo phương pháp trình tự kết hợp với phương pháp thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy của dự án.

- Về quy trình thẩm định: các bước tiến hành thẩm định dự án trên đã được thực hiện đầy đủ chính xác theo quy trình thẩm định do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định.

- Thông tin phục vụ cho cán bộ thẩm định chủ yếu là thông tin từ khách hàng vay vốn.

- Dự án này được cán bộ am hiểu lĩnh vực mà dự án dự kiến đầu tư, nhiều kinh nghiệm tác thẩm định.

2. Đánh giá chung về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư củaNgân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

2.1. Những kết quả đạt được

2.1.1. Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư

Hiện nay Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ban hành quy trình cho vay dự án đầu tư. Điều này tạo ra sựu thống nhất trong thẩm định của toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Qua đó ta thấy:

- Phân định rõ về quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ, các phòng liên quan

- Quy rõ trình tự tác nghiệp, phối hợp thực hiện các bước công việc, xác định rõ nội dung cơ bản cần phải tiến hành, phục vụ cho việc phán quyết tín dụng trung và dài hạn, bảo lãnh vay vốn.

2.1.2. Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được tiến hành trên sự kết hợp phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy.

Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư nằm trong một quy trình thẩm định thống nhất được ban hành bởi Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Thẩm định tài chính như là khâu thẩm định cuối cùng sau khi đã tiến hành thẩm định các khía cạnh khác của dự án đầu tư. Để thẩm định tài chính dự án đầu tư một cách chính xác, cán bộ thẩm định cần phải xác minh tính chính xác của nguồn số liệu do chủ đầu tư cung cấp. Điều này được Ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi các nguồn số liệu này là dữ liệu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư.

2.1.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Từ nguồn số liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thông tin thông qua việc so sánh với các dự án tương tự, hoặc đánh giá thông qua việc nghiên cứu thị trường. Do đó Ngân hàng đã xử lý tốt nguồn thông tin đầu vào của dự án.

2.1.5. Về cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư

Hiện nay, công tác thẩm định dự án đầu tư do hai phòng đảm nhận đó là phòng dịch vụ khách hàng và phòng quản lý rủi ro. Phòng dịch vụ khách hàng có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 9 cán bộ thẩm định, họ đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Cán bộ thẩm định luôn có ý thức trau dồi học hỏi thêm kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động thẩm định.

2.2.1. Những tồn tại

- Về quy trình thẩm định:

+ Hoạt động thẩm định tại Ngân hàng được tiến hành bởi hai phòng dịch vụ khách hàng và quản lý rủi ro. Chỉ có phòng khách hàng được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, còn phòng quản lý rủi ro chủ yếu dựa vào dự án do khách hàng cung cấp. Do đó dễ dẫn đến những ý kiến khác nhau.

+ Quy trình thẩm định được ban hành chung cho tất cả các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải dự án nào cũng giống nhau nên cần có những hướng dẫn cụ thể cho từng loại dự án đầu tư để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định.

- Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

+ Việc thẩm định doanh thu của dự án đầu tư thường được cán bộ thẩm định đánh giá theo cảm tính hoặc theo kế hoạch của doanh nghiệp, giá bán sản phẩm thường dựa vào đơn đặt hàng mà chưa phân tích dựa vào yếu tố cung cầu.

+ Nhiều khoản mục chi phí khi xác định chi phí đầu tư được Ngân hàng bỏ qua hoặc chấp nhận định mức chi phí do khách hàng đưa ra.

+ Ngân hàng chưa quan tâm đến thời gian thu hồi vốn đầu tư, điều này ảnh hưởng đến thời gian trả nợ của dự án.

+ Thẩm định kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do cán bộ thẩm định chủ yếu là tốt nghiệp các trường Đại học khối Kinh tế, nên không có chuyên môn sâu về kỹ thuật.

- Về phương pháp thẩm định

Hiện tại Ngân hàng đang áp dụng hai phương pháp là thẩm định theo trình tự và thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy. Tuy nhiên phương pháp so

sánh chỉ tiêu là một trong những phương pháp quan trọng để đánh giá tính hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư.

2.2.2. Nguyên nhân

+ Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại đang được sửa đổi và bổ sung, có nhiều thay đổi đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật thông tin để kịp thời thay đổi theo những điều chỉnh của pháp luật.

+ Sự phối hợp giữa các Ngân hàng thương mại còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin về khách hàng vay vốn.

+ Khả năng lập và quản lý dự án của chủ đầu tư hạn chế nên dự án được lập thường không bám sát thực tế, có nhiều biến động khi đi vào thực tế. Điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định vì không được tiếp cận với dự án hoàn chỉnh và đã được chuẩn hóa.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Yếu tố con người chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong bước thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật của dự án. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính.

+ Thông tin phục vụ công tác thẩm định mang tính chắp vá, cập nhật chậm do chủ yếu được lấy từ các nguồn khác nhau và hồ sơ của khách hàng.

+ Hiện tại Ngân hàng còn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho phân tích, dự báo.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨMĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 54 - 59)