Khí hậu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt:
Mùa khô: từ tháng 12-4 dương lịch, lượng mưa chỉ chiếm 10% so với lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi cao (trung bình 117,8 mm vào tháng 3)
Mùa mưa: từ tháng 5-11 dương lịch, lượng mưa chiếm 90%, độ ẩm không khí trên 80%. Đây cũng chính là mùa lũ. Vào mùa mưa thường gây ngập úng, mực nước lũ cao dần tràn vào ruộng trong tháng 7 dương lịch, đạt đỉnh lũ cao nhất vào tháng 10 dương lịch, tháng 11 nước cầm lại và rút dần. Đây cũng là thời gian để người dân tận dụng thực hiện các mô hình canh tác mùa nước nổi.
Nguồn nước dùng cho sản xuất được dẫn vào từ sông Hậu, vào bởi 3 con kênh tạo nguồn chính: kênh Xáng Cây Dương, kênh 10 (kênh cầu chữ S), kênh Xáng Vịnh Tre. Từ kênh chính này đã hình thành hệ thống kênh 1000 (cứ 1000m lại có 1 con kênh) và nông dân đã bỏ vốn ra đào các mương ranh nhỏ dẫn nước vào ruộng để tưới, tiêu nước.
Chế độ thuỷ văn huyện Châu Phú chịu ảnh hưởng lũ hàng năm từ giữa tháng 7 đến tháng 12 với đỉnh lũ vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, trung bình 2,0 đến 2,5 mét.
2.4. Sự hình thành và phát triển HTX.NN Bình Thành
2.4.1. Lịch sử hình thành
HTX.NN Bình Thành - xã Bình Mỹ - huyện Châu Phú được thành lập vào tháng 12/1999 dựa trên nguồn vốn được huy động từ các hộ nông dân là 120.000.000 đồng. Sau đại hội, ban quản trị HTX tiến hành vận động vốn cổ phần được 33 hộ ( 40.000.000 đồng); cùng sự hỗ trợ của hội nông dân tỉnh 30 hộ nghèo được vay 2.000.000 đồng/hộ và sử dụng vốn này tham gia vốn cổ phần, nâng tổng số vốn điều lệ ban đầu của HTX là 100.000.000 đồng.
Hiện nay, HTX được tách thành HTX Bình Mỹ và HTX.NN Bình Thành hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau. HTX có 97 xã viên (30 hộ nghèo), hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy lợi và tổ chức nhân giống lúa, diện tích bơm tưới của HTX là 190 ha.
2.4.2. Tình hình hoạt động
2.4.2.1. Về tổ chức
Ban quản trị gồm 5 người: 1 chủ nhiệm phụ trách chung, 1 phó chủ nhiệm sản xuất, 1 phó chủ nhiệm kinh doanh, 1 kế toán và 1 thủ quỹ.
2.4.2.2. Về hoạt động hỗ trợ sản xuất cho xã viên
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, HTX đã tiến hành triển khai nạo vét kênh mương nội đồng và đắp đê đập. Ngoài ra, HTX đã tuyên truyền vận động để các hộ nông dân có ý thức trong việc chủ động đường nước.
Về qui trình thâm canh tổng hợp: HTX cùng CLB nông dân và với sự giúp đỡ tích cực của Trung tâm khuyến nông, Viện lúa ĐBSCL, Phòng nông nghiệp đã triển khai qui trình thâm canh tổng hợp nên sản xuất và chất lượng đạt yêu cầu. Sau đó, Trung tâm khuyến nông và Viện lúa ĐBSCL đã đồng ý tiếp tục đầu tư để triển khai trên diện rộng.
Về qui trình sản xuất gồm: chọn giống tốt, ứng dụng máy sạ hàng, nghiên cứu giảm lượng phân bón, thực hiện theo chương trình IPM và FPR hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
2.4.2.3. Về hoạt động dịch vụ
Dịch vụ bơm tưới: được sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương, HTX đầu tư 2 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu 190 ha, đảm bảo nguồn nước tưới và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Hoạt động sấy vỉ ngang: nhằm mục đích hạn chế sự phơi lúa trên đường ảnh hưởng đến giao thông và để nông dân so sánh chất lượng lúa sấy và lúa phơi. Vụ HT năm 2000, Sở NN và PTNT tỉnh cho HTX vay không lãi 40 triệu đồng lắp đặt máy sấy vỉ ngang 8 tấn/mẻ để phục vụ cho các hộ xã viên và nông dân địa phương. Tuy nhiên, do chi phí cao và nông dân ít sấy lúa nên hoạt động không hiệu quả.
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân: HTX ký hợp đồng với Công ty liên doanh Angimex – Kytoku trồng lúa Jasmine với diện tích đất canh tác là 100 ha (vụ ĐX 2001).
Dự án công nghệ sau thu hoạch: năm 2001, HTX đã được Chính phủ Cộng hòa Áo đầu tư dự án công nghệ sau thu hoạch gồm hệ
thống: 3 máy sấy, tổng công suất sấy 24 tấn lúa/mẻ; hệ thống xay xát có công suất 2,5 tấn/giờ và hệ thống máy lau bóng gạo công suất 1,2 tấn gạo/giờ, công nghệ tương đối hiện đại, sản phẩm chế biến đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
2.4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
HTX được sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy và UBND các cấp, sự nhiệt tình hỗ trợ của ngành nông nghiệp và Hội nông dân các cấp tạo điều kiện cho HTX hoạt động tốt, theo dõi, uốn nắn, đôn đốc HTX hoạt động theo đúng yêu cầu phát triển của địa phương. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa phong trào kinh tế hợp tác tiến lên vững mạnh và có hiệu quả. Ban quản trị HTX luôn luôn thực hiện theo chỉ tiêu của Đảng và Nhà nước trong chương trình xoá đói giảm nghèo; tạo công ăn việc làm cho xã viên, nông dân nghèo ở địa phương.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông, phòng NN và PTNT, HTX và CLB nông dân thực hiện qui trình thâm canh tổng hợp qua 6 mùa vụ mang lại kết quả khả quan. Từ đó, HTX đã duy trì phong trào này trong các hộ xã viên và nhân rộng lên các vùng lân cận.
Năm 2002 HTX được công nhận là thành viên của LMHTX tỉnh.
Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh mở nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ HTX.
Phòng NN và PTNT huyện mở lớp dạy nghề cho xã viên (tổ nhân giống lúa xác nhận), sau khoá học có 16 học viên được cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, HTX còn được Sở NN và PTNT tỉnh, LMHTX tỉnh và trường Đại học An Giang tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ HTX. Đặc biệt là con em xã viên được đạo tạo sử dụng quản lý thiết bị chế biến lúa gạo, sau đó hợp đồng chính thức tham gia vận hành máy.
Khó khăn
HTX không đủ kinh phí để đầu tư nạo vét các tuyến kênh mương hàng năm do lũ bồi đắp, các đập ngăn nước, cống bọng cần bê tông hoá, phục hồi kinh tưới kinh tiêu.
Việc thu thuỷ lợi phí còn gặp nhiều khó khăn do nông dân còn nộp trả tùy tiện và không theo định mức như đã cam kết.
Năng lực quản lý của các cán bộ HTX còn yếu kém làm cho hoạt động của HTX bị ngừng trệ.
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá mức nghèo giai đoạn 2006-2010
Theo Vietnam Economy (2005) về việc xây dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010. Chính phủ đã đồng ý phương án xây dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ Lao Động – Thương binh xã hội trình. Các chuẩn mới có tính đến các yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương,…trong cả giai đoạn.
Theo đó, chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 - 2010 chỉ xác định hai khu vực: thành thị và nông thôn (chuẩn nghèo cũ xác định ba khu vực) và đã được nâng lên gấp hai, gấp ba lần chuẩn nghèo hiện tại, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân và ngang bằng chuẩn nghèo khu vực.
Cụ thể, ở khu vực thành thị, chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000 đồng/người/tháng (hiện là 150.000 đồng). Khu vực nông thôn, hộ có bình quân thu nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng (hiện là 80.000 – 100.000 đồng) thì được coi là hộ nghèo.
Với chuẩn mới này, tỉ lệ hộ nghèo sẽ tăng từ 8,3% như hiện nay lên đến trên 26% (khoảng 4,6 triệu hộ).
Như vậy, khi Quyết định này có hiệu lực thì số hộ nghèo trong nước sẽ tăng lên và như thế Chính Phủ phải có nhiều chính sách hơn nữa để giúp đỡ người nghèo.
Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo mới phù hợp với thu nhập và mức sống của dân cư nói chung, của 20% nhóm hộ nghèo nhất; đồng thời đã tính đến các yếu tố thu nhập, chi tiêu thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và trượt giá. Với số lượng hộ nghèo như trên, các địa phương vẫn có khả năng cân đối được nguồn lực để thực hiện một số chính sách trợ giúp. Ước tính năm 2006, ngân sách Nhà nước chi cho khám chữa bệnh của người nghèo là 1.317 tỷ đồng, tăng 567 tỷ đồng so với năm 2005 (mức chi trung bình 70.000 đồng/người). Từ năm 2008, chi khám chữa bệnh cho người nghèo giảm còn 1.100 tỷ đồng (vì số lượng người nghèo giảm xuống còn 16 triệu người); giáo dục 300 tỷ đồng, cấp bù lãi suất tín dụng hộ nghèo 150 tỷ đồng. Tổng cộng năm 2006 chi tăng thêm 1.020 tỷ đồng so với năm 2005.
Với chuẩn nghèo mới, nước ta cũng từng bước tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực và thu hẹp dần khoảng cách chuẩn nghèo của Việt Nam với chuẩn nghèo thế giới (TTXVN, 2005).
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu Các phiếu điều tra
Máy vi tính, giấy, bút mực, thước kẻ, xe đi lại… 3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thể thức thống kê
Dùng thống kê mô tả lấy số trung bình cộng từng 30 hộ giàu, 30 hộ trung bình, 30 hộ nghèo.
3.2.2. Phương pháp tiến hành
3.2.2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
HTX.NN Bình Thành, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 90 hộ xã viên trong HTX.NN Bình Thành.
3.2.2.2. Cách thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội - Bản đồ các loại
Cách lấy mẫu điều tra
Chọn mẫu: 90 hộ
+ Phân bố mẫu trên 2 ấp lân cận khu vực HTX (Bình Thành và Bình Chánh 1), để thuận tiện cho việc phỏng vấn. Trong đó, có 85 hộ xã viên và 5 hộ không là xã viên nhưng đất nằm chen lẫn trong HTX, không sử dụng đường nước của HTX.
+ Phân bố ngẫu nhiên trên 2 ấp: khoảng cách tối thiểu 10 hộ điều tra 1 hộ. + Tỷ lệ điều tra: 30 hộ giàu, 30 hộ trung bình, và 30 hộ nghèo, dựa theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010:
Khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng. Khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng.
Nội dung điều tra
Phỏng vấn nông hộ theo phiếu điều tra đã thiết kế sẵn
Phiếu điều tra được thiết kế dựa vào mục tiêu nghiên cứu và thông tin thứ cấp thu nhập được.
Phiếu điều tra được điều tra thử và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của nông hộ trong vùng nghiên cứu. Phiếu điều tra được đính kèm phụ chương với nội dung như sau:
* Thông tin tổng quát về nông hộ: tên chủ hộ, tuổi, số thành viên trong hộ, trình độ văn hóa, diện tích đất canh tác của nông hộ,...
* Đặc điểm và cách sử dụng đất: - Sử dụng đất
- Mức độ tưới tiêu - Tổ chức sản xuất:
+ Cơ cấu cây trồng và năng suất
+ Những hoạt động chính của nông hộ trong năm + Kỹ thuật canh tác
* Chi phí sản xuất hàng năm (lúa 2 vụ, chăn nuôi) * Hoạt động ngoài ngành nông nghiệp
* Nhà ở và tư liệu sinh hoạt gia đình
* Tình hình tài chính của nông hộ trong năm: thu, chi, lợi nhuận * Thuận lợi và khó khăn của nông hộ
* Nhận định chung của cán bộ điều tra
Tổng hợp và xử lý số liệu
- Hoàn chỉnh các phiếu điều tra và tiến hành nhập số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, tính giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị phần trăm (%).
3.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Nguồn lực nông hộ:
- Cơ cấu thu nhập nông hộ
- Các mô hình sản xuất của nông hộ
- Tương quan giữa đầu tư và lợi nhuận của các mô hình canh tác
3.2.2.4. Phân tích mẫu điều tra
Phân tích nguồn lực nông hộ
+ Nguồn lực nông hộ bao gồm:
- Lao động: bao gồm nhân khẩu/hộ, trình độ văn hoá, kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi trung bình của chủ hộ, ngành nghề trong hộ.
- Đất đai và tài sản nông hộ: bao gồm đặc điểm sử dụng đất/hộ, tư liệu sinh hoạt gia đình và sản xuất, đầu tư sản xuất
+ Cơ cấu thu nhập của nông hộ: bao gồm thu nhập từ: - Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
- Đầu tư sản xuất và tiêu dùng của nông hộ
Qua đó đánh giá mức sống cũng như khả năng sử dụng nguồn tài nguyên của nông hộ.
- Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chính, cây trồng phụ, chăn nuôi, nghề phụ,... các công đoạn chăm sóc các loại trên.
- Đầu tư kiến thiết cơ bản, khấu hao, chi phi sản xuất, lợi nhuận,... + Phân tích tài chính mô hình canh tác
- Phân tích lợi nhuận (RAVC = Return Above Variable Cost) được tính: RAVC = GR – TVC.
Trong đó: GR (Gross Return) = sản lượng x đơn giá TVC (Total Variable Cost) = Phí vật tư + lao động GR – TVC
- Lợi tức/nhân tố đầu tư =
Nhân tố A Nhân tố A là lao động hoặc vật tư
+ Phân tích các trở ngại khó khăn trong sản xuất của vùng điều tra
Thông qua sự phản hồi của nông hộ về những khó khăn trong sản xuất được tổng kết lại để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục hoặc có những kiến nghị đến cơ quan, chính quyền, địa phương có thẩm quyền giải quyết.
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Vùng nghiên cứu và điểm nghiên cứu 4.1.1. Vùng nghiên cứu
Hình 1: Bản đồ hành chính Huyện Châu Phú
4.1.2. Điểm nghiên cứu
HTXNN Bình Thành nằm thuộc khu vực xã Bình Mỹ, một trong những địa phương chuyển dịch mạnh cơ cấu giống lúa và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất của huyện Châu Phú. Điển hình là các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản như: Jasmine, KDM....
Hình 2 : Bản đồ xã Bình Mỹ
4.1.3. Lát cắt địa hình
Hình 3 : Lát cắt địa hình xã Bình Mỹ
4.2. Phân bố mẫu địa bàn điều tra
Mẫu điều tra được phân bố chủ yếu 2 trong 5 ấp của xã Bình Mỹ, do 2 ấp này nằm cận kề khu vực hoạt động của HTX nông nghiệp Bình Thành. Tiến hành phỏng vấn 90 phiếu trong 2 ấp: Bình Thành và Bình Chánh 1, trong đó ấp Bình Thành chiếm 62,2%, do số lượng xã viên chiếm tỷ lệ cao hơn ấp Bình Chánh 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu điều tra được chia đều cho 3 nhóm hộ xã viên theo tỉ lệ, hộ giàu : hộ trung bình : hộ nghèo là 1:1:1.
Bảng 1: Phân bố mẫu điều tra
Đơn vị: hộ
Danh mục Số lượng Phần trăm (%)
Tổng Giàu TB Nghèo Tổng Giàu TB Nghèo
Tổng: 90 30 30 30 100 33,3 33,3 33,3 Hộ xã viên 85 94,4 Hộ không xã viên 5 5,6 Trong đó: Ấp Bình Thành 56 18 17 21 62,2 20,0 18,9 23,3 Ấp Bình Chánh 1 34 12 13 9 37,8 13,3 14,5 10,0 Sông Hậu Quốc lộ 91
Dân cư Ruộng lúa 2 vụ Đê bao
Xã Bình Long
Địa hình cao cao thấp
Loại đất Phù sa ven sông,
khá tốt
Nguồn nước Sông Sông
Cây trồng Lúa 2 vụ
Chăn nuôi Bò, heo, gà,
vịt,…
Thủy sản Cá
Thuận lợi Thuận lợi cho
việc chăn nuôi, buôn bán..
Phù sa bồi đắp, nguồn lợi thủy sản
Khó khăn Dân cư đông
đúc, giao thông…
Ngập lũ hằng năm
Kiến nghị Vốn tín dụng, bê
tông hóa giao thông…
Hướng phấn đấu đến năm 2005 có đê bao để sản xuất lúa 3 vụ
4.3. Nguồn lực nông hộ điều tra
Nguồn lực lao động của nông hộ được trình bày qua bảng 2 cho thấy, độ tuổi trung bình chung 3 nhóm hộ của chủ hộ khá cao 51,8 tuổi. Trong đó, số chủ hộ ngoài tuổi lao động chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng số, còn ở độ tuổi từ 31-50 chiếm tỉ lệ khá cao 42,22%.