CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

2.3.1Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo

Nội dung phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo bao gồm: (1) Ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quản lý NSNN cho giáo dục, (2) Bảo đảm

nguồn kinh phí và thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN cho giáo dục, (3) Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN cho giáo dục.

Xu hướng phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục hiện nay là tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và tăng cường quyền tự chủ tài chính cho cá cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ chế này phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương và các cơ sở đào tạo trong phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam được quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó:

- Các Bộ nghành, các cơ quan TW quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, với đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác

- UBND địa phương, các cơ quan tài chính địa phương quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đối với một số trường đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng khác tại địa bàn.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 35 - 36)