Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần Vinacone

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần Vinaconex 25 (Trang 37 - 67)

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu

2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần Vinacone

giảm 8 tỷ tương ứng mức giảm 21%. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã giảm được chi phí lãi vay phải trả (36%), chi phí bán hàng (78%), và chi phí khác (24%), nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng so với 2008 (4%). Mức tăng không đáng kể, nhưng cũng thể hiện sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty. Đến năm 2010, tuy giá vốn vẫn tăng mạnh hơn so với doanh thu, nhưng doanh thu lại tăng với tốc độ khá lớn (68%) nên lợi nhuận gộp có tăng 7% so với năm 2008.

Xây lắp là lĩnh vực mũi nhọn của Vinaconex, do đó giá vốn và doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 tăng chủ yếu là trong hoạt động xây lắp, cụ thể giá vốn (xây lắp) tăng đến gần 171,8 tỷ đồng (ứng với mức tăng 95%), trong khi đó doanh thu (xây lắp) cũng tăng một lượng 169,4 tỷ đồng (tương ứng 68%)

Hoạt động kinh doanh BĐS bắt đầu nóng lên trong năm 2010 đã giúp cho tình hình kinh doanh của Vinaconex 25 có những biến chuyển khá rõ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 13,8 tỷ đồng so với 9,9 tỷ đồng đạt được vào cùng kỳ năm trước tăng 34%. Lợi nhuận sau thuế đạt 3,4 tỷ đồng tăng trưởng khoảng 44% so với cùng kỳ 2008

Sự tăng trưởng ổn định cả về doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong các năm qua đạt được là do Uy tín, thương hiệu Vinaconex nói chung và Vinaconex 25 nói riêng ngày càng được khẳng định tại địa bàn miền trung và Tây Nguyên. Vinaconex 25 đã được Tổng công ty cổ phần Vinaconex tin tưởng giao nhận thầu một số dự án, công trình có giá trị lớn tại khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng...đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 10-15% .

Trên đây chỉ là những nét khái quát về công ty cổ phần Vinaconex 25. Để tìm hiểu tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty trong thời gian qua cần phải có những phân tích đánh giá cụ thể hơn.

2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần Vinaconex 25 Vinaconex 25

( Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán- Phòng Tài chính - Kế Hoạch)

2.1. Cơ cấu tăng trưởng tài sản

Biểu đồ số 2

Vinaconex 25 là một công ty có sự tăng trưởng bền vững về tài sản trong nhiều năm qua. Từ mức tổng tài sản 221,16 tỷ đồng năm 2008 lên gần 256,99 tỷ đồng năm 2009 (ứng với mức tăng 16,23%), đáng chú ý hơn nữa là vào năm 2010 con số tổng tài sản lên tới 411,45 tỷ đồng (mức tăng tương ứng 60,1%).

Qua số liệu ở bảng 2 ta có thể thấy rằng :

- Sự tăng lên về tổng tài sản trong những năm qua chủ yếu là do tài sản lưu động của công ty đã tăng lên đáng kể, 190,7 tỷ năm 2008 lên đến 358,6 tỷ năm 2010 (tương ứng mức tăng 65,04%)

- TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng tài sản của công ty (13% tổng tài sản), chủ yếu là tài sản cố định phục vụ cho hoạt động quản lý công ty. Các TSCĐ phục vụ cho hoạt động xây lắp đa số là thuê ngoài (thuê hoạt động và thuê theo khối lượng công việc)

2.2. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rõ nguồn vốn tăng chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản nợ phải trả. Từ năm 2008-2010, tỷ trọng nợ phải trả chiếm trên 75% cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bảng 3

Nợ phải trả tăng mạnh chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 34 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 20,28%) vào năm 2009, và đến năm 2010 thì khoản mục này tăng đến 133,9 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 66,83%). Nguyên nhân làm cho khoản mục nợ ngắn hạn tăng là do:

- Các khoản phải trả cho người bán tăng 17,5 tỷ, với tỷ lệ tăng 48,17%, do uy tín của công ty ngày càng được khẳng định nên số công trình doanh nghiệp nhận thi công càng lớn.

- Người mua trả tiền trước tăng 26,6 tỷ tương ứng mức tăng 103,03% vào năm 2009, và đến 2010 thì con số này tăng 92,3 tỷ đồng(tương ứng 182,39%). Trong bối cảnh hiện nay, nguồn vốn của các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, nên bất cứ một công trình nào muốn thi công thì khách hàng cũng phải ứng trước cho công ty 30% giá trị công trình, để đảm bảo doanh nghiệp có đủ vốn để hoạt động.

Bảng 4

Có thể thấy trong khoản mục nợ ngắn hạn thì vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 92% khoản nợ ngắn hạn) của doanh nghiệp, tổng nợ dài hạn đến hạn trả có tăng nhưng không lớn, tổng nợ vay qua 3 năm có giảm xuống, điều này là do năm 2009 cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nên có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư, giảm bớt khoản vay của doanh nghiệp.

Biểu đồ số 4

Ta thấy tuy tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao, tuy nhiên so với trung bình các công ty trong nhóm vinaconex thì vẫn còn thấp hơn. Điều này chứng tỏ rằng so với các công ty trong ngành thì Vinaconex 25 vẫn có số nợ phải trả ít.

Theo thông tin từ phòng kế toán thì cho đến nay, Vinaconex 25 không chịu một áp lực thanh toán nào từ phía nhà cung cấp vì trong quá trình thực hiện hoạt động có phát hành thư bảo lãnh của ngân hàng cho bên bán, bên bán chấp nhận số dư nợ và thời hạn trả nợ trong thư bảo lãnh. Và khi đến hạn thì số nợ này đều được thanh toán đầy đủ thông qua ngân hàng.

Tuy vậy, sử dụng nhiều vốn vay cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có độ lớn của đòn bẩy tài chính lớn, nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với mức độ rủi ro rất lớn. Bất kì một quyết định sai lầm nào cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn lớn, do đó Công cần phải có phương án tăng vốn điều lệ để thay đổi cơ cấu nguồn vốn giúp cho Công ty chủ động về vốn hơn.

3.Thực trạng tài sản lưu động tại công ty cổ phần Vinaconex 25 3.1. Tình hình phân bổ tài sản lưu động của công ty.

Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ, đó là việc phân bổ TSLĐ sao cho hợp lý. Mỗi một khoản mục sẽ chiếm

Bảng 5

( Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán - Phòng Tài chính - Kế Hoạch)

Qua bảng phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng trong tổng tài sản thì TSLĐ chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2008, tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu (61,72%), hàng tồn kho (25,66%) và tài sản lưu động khác (1,13%). Tỷ trọng này trong năm 2009 và 2010 có thay đổi, tuy nhiên không đáng kể.

Trong 3 năm liên tiếp, tài sản lưu động của Vinaconex 25 đều tăng, vào năm 2010 tài sản lưu động có tăng mạnh hơn rất nhiều so với 2008 (tương ứng mức tăng 88,1%). Trong tổng giá trị tài sản lưu động, các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 65% tổng tài sản lưu động), và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cũng không nhỏ (25% tổng tổng tài sản lưu động).

Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổn tài sản nói chung và trong tài sản lưu động nói riêng là do công ty hoạt động có uy tín nên đã nhận thầu liên tục các công trình xây dựng, trong các công trình đó thì số công trình đã hoàn thành bàn giao cho đơn vị giao thầu rất nhiều nhưng rất chậm được thanh toán nên làm ứ đọng vốn ở các khoản phải thu mà cụ thể là khoản phải thu khách hàng. Bên cạnh đó, công ty lại tiếp tục đầu tư vào các công trình mới và các công trình này chưa hoàn thành nên làm cho hàng tồn kho tăng lên, cụ thể là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng.

Năm 2010 tài sản lưu động tăng một lượng khá lớn so với năm 2009 141,3 tỷ đồng (mức tăng tương ứng 65,04%). Việc TSLĐ của công ty năm 2010 đã tăng một lượng khá lớn là do:

- Khoản tiền và tương đương tiền tăng: Nếu như năm 2009 khoản tiền của công ty là:13,8 tỷ đồng thì đến 2010 khoản tiền đã tăng lên tới 33,4 tỷ đồng, tức là đã tăng 16,9 tỷ đồng(tương ứng 103,44%) và vượt xa so với lượng tiền năm 2008 chỉ có 16,4 tỷ đồng. Nếu như năm 2008, các khoản tiền chỉ chiếm tới 8.61% và năm 2009 là 6.37% trong tổng TSLĐ thì con số này vào năm 2010 lên đến là 9,31%. Nguyên nhân có thể là do công ty đầu tư vào các công trình 2009 và đến 2010 mới được nghiệm thu thanh toán.

- Hàng tồn kho tăng một khoản không nhỏ: năm 2010 hàng tồn kho có giá trị 113,1 tỷ đồng, đã tăng gần 2,5 lần so với 2008 chỉ có giá trị 48,9 tỷ đồng chủ yếu tăng nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ Trong đó, chỉ riêng khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 91,8 tỷ đồng, tăng 48,7 tỷ đồng so với 2008. Điều này là do công ty tiến hành thực hiện song song nhiều công trình tuy nhiên chưa hoàn thành nên làm cho khoản chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao.

+ Vào năm 2009, giá vật liệu thay đổi thất thường, nguồn cung ứng nguyên vật liệu xây dựng có phần hạn chế nên công ty đã dự trữ thêm hàng tồn kho để sử dụng trong quá trình xây dựng, và nguyên vật liệu dùng để xây dựng công trình. Chính sự tăng lên mạnh của hàng tồn kho làm cho tỷ trọng của khoản này trong tổng TSLĐ cũng tăng lên đáng kể khi mà năm 2010 nó chiếm tới 31.54% so với tổng TSLĐ .

- Ngoài ra, sự tăng lên của TSLĐ còn do khoản tài sản lưu động khác cũng tăng lên. Tuy tỷ trọng của khoản này không lớn trong tổng TSLĐ và nó chỉ chiếm 1,16% so với tổng TSLĐ nhưng năm 2010 tài sản lưu động khác cũng đã tăng là 1,99 tỷ đồng với tỷ lệ 92.56% so với năm 2008.

Như vậy, sang đến hai năm 2010 cơ cấu TSLĐ của công ty đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, khoản mục tiền và tài sản lưu động khác đều tăng lên, các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho tuy có tăng nhưng công ty đang tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, việc hai khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ đã phần nào phản ánh việc một lượng TSLĐ khá lớn của công ty đang bị chiếm dụng. Để xem xét tính hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ của công ty, ta đi phân tích sự biến động của từng khoản mục cụ thể.

3.2. Tình hình sử dụng tài sản lưu động của Công Ty

a. Vốn tiền mặt

Vốn tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp như: tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, mua sắm hàng hoá, thanh toán các khoản chi phí phát sinh hàng ngày. Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp tăng được khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tính toán, xác định xem khoản vốn bằng tiền mặt này cần một lượng bao nhiêu là điều không phải đơn giản. Một lượng vốn tiền mặt hợp lý là phải đáp ứng vừa đủ các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có sự thay đổi tăng giảm sao cho phù hợp với từng khoảng thời gian nhất định

Bảng 6

Nhìn biểu đồ trên ta thấy, lượng tiền của doanh nghiệp có giảm vào năm 2009 nhưng lại tăng lên rất rõ rệt trong năm 2010. Ta có thể thấy tiền gửi ngân hàng biến động rất mạnh.

Trong khi lượng tiền mặt 2009 tăng gần 423 triệu tương ứng 48.32% thì tiền gửi ngân hàng lại giảm 3 tỷ đồng tương ứng 19.32%, nguyên nhân có thể là do trong năm này doanh nghiệp đã dùng tiền gởi ngân hàng để thanh toán khoản phải trả cho nhà cung cấp và trả bớt một phần khoản các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng.

Đến năm 2010 thì tiền gửi ngân hàng tăng rất mạnh 19,7 tỷ đồng ứng với 157,25% còn tiền mặt lại giảm gần 1,78 tỷ đồng. Điều này rất có lợi cho công ty vì một mặt công ty có thể dễ dàng giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các ngân hàng, đồng thời công ty cũng thu được một khoản lãi đáng kể từ số tiền gửi trong ngân hàng đó.

Năm 2009 khoản mục tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp giảm so với 2008, do tiền gởi ngân hàng của doanh nghiệp giảm 3 tỷ đồng. Theo số liệu trên bảng cân đối kế toán thì trong năm này khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp tăng, có thể doanh nghiệp đã dùng tiền gởi ngân hàng để chi trả cho những giao dịch mua bán này.

Như vậy, so với năm 2008 thì đến năm 2010, khoản mục vốn bằng tiền của công ty đã tăng đáng kể. Điều này là phù hợp vì doanh thu của công ty trong năm 2010 đã tăng khá nhiều so với năm 2008, khiến cho nhu cầu về tiền mặt của công ty cũng tăng lên. Công ty đã giảm lượng tiền mặt trong quỹ và chuyển nó thành tiền gửi ngân hàng.

* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng biết được tiền tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào mục đích gì? Từ đó, dự đoán được lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắm được năng lực thanh toán hiện tại cũng như biết được sự biến động của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì thế, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công việc rất quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện.

Bảng 7

Ngân quỹ ròng trong 3 năm qua được tổng hợp từ 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Trong đó, lượng tiền vào từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 60% trong tổng lượng tiền vào của doanh nghiệp, ở hoạt động tài chính thì dòng tiền thuần thực ra chính là tiền mà doanh nghiệp đi vay, ở hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp chủ yếu chi tiền mua máy móc trang thiết bị.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, ngân quỹ ròng của doanh nghiệp có khuynh hướng giảm vào năm 2009, và tăng vào năm 2010. Cụ thể:

+ Vào năm 2009 mặc dù dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể nhưng dòng tiền thuần của doanh nghiệp giảm 3,9 tỷ tương ứng 284% là do công ty đã có khoản chi lớn vào hoạt động tài chính (trả nợ gốc vay 268 tỷ đồng) và mua sắm tài sản cố định (7,1 tỷ đồng).

+ Vào năm 2010 tuy doanh nghiệp vẫn có những khoản chi tương tự 2009, thậm chí với mức cao hơn như chi 16 tỷ cho tài sản cố định và 331 tỷ để trả nợ gốc vay, nhưng số tiền thuần ở doanh nghiệp tăng 22 tỷ, tăng đến 858% so với 2009. Nguyên nhân là vì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng 17,7 tỷ với tỷ lệ tăng tương ứng là 107%, đặc biệt công ty đã thu về 19,7 tỷ từ phát hành cổ phiếu và tiếp tục đi vay 325 tỷ (tăng 23% so với 2009).

Mặc dù hoạt động kinh doanh có dòng tiền vào lớn nhất nhưng lượng tiền ra lại rất cao. Điều này làm cho lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh vào năm 2008 âm 16 triệu đồng dẫn đến công ty phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về tài chính. Trong ngắn hạn công ty có thể vay nợ để hoạt động nhưng trong dài hạn thì công ty khó có thể tồn tại với giải pháp như thế.

Đến năm 2009 tình hình đã được cải thiện, dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần Vinaconex 25 (Trang 37 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w