Kể từ khi Việt Nam quyết tâm xem xét thành lập và phát triển thị trường chứng khoán, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm đem đến cho nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khoán và các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán nói riêng có được cơ sở pháp luật bảo vệ và đồng thời tạo môi trường pháp lý ổn định giúp cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh góp phần phát triển nền kinh tế theo đúng định hướng mà nhà nước đã đề ra. Xét về mặt chức năng, các văn bản được phân loại như sau: các văn bản về thị trường chứng khoán, các văn bản về các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán (các tổ chức phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty có chứng khoán niêm yết và các tổ chức, cá nhân đầu tư chứng khoán).
Trong bài viết tác giả chỉ quan tâm đến các pháp luật về chứng khoán hướng dẫn nhà đầu tư trên thị trường nhằm xác định rõ phạm vi mà nhà đầu tưđược phép hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đồng thời chỉ rõ sự khác biệt, hạn chế khi ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luật đầu tư chứng khoán được quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2007 là bước đi quan trọng nhằm có được cơ sở pháp lý vững chắc quy định chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện giao dịch chứng khoán.
Điều 71 luật đầu tư chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty chứng khoán thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính. Như vậy thì nhà đầu tưđược phép kinh doanh bán khống trên thị trường chứng khoán, theo các nhà nhiên cứu thì đây là hướng tích cực cho thị trường chứng khoán giúp cho giá chứng khoán linh
hoạt và luôn đạt được sự cân bằng. Tuy nhiên nghiệp vụ này vẫn chưa được thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán của các ngân hàng để nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào chứng khoán tạo cho nhà đầu tư thêm cơ hội đầu tư chứng khoán và thúc đẩy cầu trên thị trường trở nên sôi động. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này rất cẩn trọng bằng việc chỉ cho vay cầm cố bằng với mệnh giá của chứng khoán hay cho vay với hạn mức vay tối đa bằng tỷ lệ phần trăm giá trị thị trường của chứng khoán. Giải thích trường hợp này thì các ngân hàng cho rằng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng và cả khách hàng (nhà đầu tư).
Thị trường chứng khoán Việt Nam quy định rõ tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào việc tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong các công ty cổ phần Việt Nam. Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 07 năm 2003 quy định tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam là 30%. Tỷ lệ này hiện nay là 49% theo Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 09 năm 2005 khi chính phủ mở rộng tỷ lệ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và bên cạnh đó làm cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động và từng bước hoà nhập thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán khu vực và các nước trên thế giới. Tuy nhiên bài luận văn này không nhằm phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Giảđịnh rằng cơ hội đầu tư là như nhau cho tất cả các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán của nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nền kinh tế được chi phối bởi chính sách nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo.
Trong giai đoạn ban đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, thì việc chấp nhận sự hình thành và tồn tại của nghề buôn bán chứng khoán kiếm lời từ chênh lệch giá mặc dù mục tiêu chính của thị trường là tạo ra tính thanh khoản cho nhà đầu tư, kênh huy động vốn cho nền kinh tế và góp phần thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là tổ chức do nhà nước thành lập vì vậy thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý và điều hành, hoạt động giao dịch thuộc về các công ty thành viên. Tại các nước trên thế giới thì Thị trường chứng khoán thuộc sở hữu tập thể của các nhà môi giới chứng khoán hoặc sở hữu của các ngân hàng hoặc thị trường chứng khoán được tổ chức như công ty cổ phần.
Thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam vừa là thị trường thứ cấp (mua đi bán lại các chứng khoán) vừa là thị trường sơ cấp (phát hành chứng khoán ra công chúng). Theo nghị định 187/2004/NĐ-CP điều 30 quy định các công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá có khối lượng cổ phần trên 10 tỷ đồng phải đấu giá tập trung thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán các nước thì việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng do các tổ chức phát hành thực hiện. Các tổ chức này có thể là ngân hàng, công ty chứng khoán... và việc phát hành do các tổ chức này bảo lãnh phát hành. Việc bảo lãnh phát hành có rủi ro là rất lớn đối với tổ chức phát hành và có chi phí rất cao đối với các công ty có chứng khoán phát hành trong khi các tổ chức này tại Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính để thực hiện việc này. Vì vậy trong thời gian ban đầu này thì việc phát hành chứng khoán ra công chúng bằng việc đấu giá chứng khoán thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán là việc cần thiết nhằm giúp cho thị trường hoạt động tốt.
Thị trường giao dịch tập trung chứng khoán Việt Nam giao dịch chứng khoán niêm yết và chứng khoán không niêm yết. Thông thường những chứng khoán được niêm yết là những chứng khoán hội đủ những tiêu chuẩn của Trung tâm giao dịch đưa ra nhằm tạo sự an toàn cho nhà đầu tư, uy tín giao dịch sản phẩm chất lượng của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Theo nghị định 48/1998/NĐ-CP quy định các điều kiện cơ bản về chứng khoán niêm yết như sau: vốn điều lệ tối thiểu của công ty là 10 tỷ đồng; phải có ít nhất 20% vốn cổ phần do trên 100 cổđông công chúng nắm giữ, tổng số cổđông sáng lập phải nắm tối thiểu 20% cổ phần; công ty phải có ít nhất 2 năm liên tục gần nhất kinh doanh có lợi nhuận; phải là loại chứng khoán vô danh, nếu là trái phiếu thì phải là trái phiếu trung
và dài hạn (thời hạn tối thiểu là 2 năm). Bên cạnh đó việc giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết tại thị trường chứng khoán giao dịch tập trung để tạo ra tính thanh khoản nhằm giúp cho các nhà đầu tư thuận lợi giao dịch và an tâm đầu tư. Trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh do những chứng khoán này hội đủ các điều kiện của Trung tâm và có đầy đủ thông tin giao dịch cũng như thông tin công bố từ phía Trung tâm và các công ty có chứng khoán niêm yết.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam hiện nay thực hiện giao dịch các chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chưa thực hiện giao dịch các chứng khoán phái sinh như bảo chứng phiếu, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, bán khống...
Quy mô giao dịch.
Tháng 07 năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động có 4 công ty niêm yết chứng khoán (REE và SAM là 2 công ty niêm yết đầu tiên) với khối lượng niêm yết cổ phiếu đạt 30.208 cổ phiếu và giá trị niêm yết cổ phiếu đạt 302.080 triệu đồng, quy mô giao dịch về khối lượng 558 ngàn chứng khoán, về giá trị giao dịch đạt 10,91 tỷđồng, 4 công ty chứng khoán thành viên, 1 tổ chức lưu ký chứng khoán nước ngoài. Tháng 06 năm 2002 có 17 loại cổ phiếu niêm yết, khối lượng niêm yết cổ phiếu đạt 87.863 cổ phiếu, giá trị niêm yết cổ phiếu đạt 878.633 triệu đồng. Đến tháng 06 năm 2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có 28 loại cổ phiếu, 237 loại trái phiếu, 1 chứng chỉ quỹđầu tư, 13 Công ty chứng khoán, 1 Công ty quản lý qũy đầu tư chứng khoán và 3 tổ chức lưu ký chứng khoán nước ngoài, toàn thị trường có trên 23.790 tài khoản cá nhân và 246 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức, khối lượng niêm yết cổ phiếu đạt 147.952 cổ phiếu, giá trị niêm yết cổ phiếu đạt 1.479.526 triệu đồng. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 có 106 công ty niêm yết và 2 chứng chỉ quỹ đầu tư, khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 4.508.186 cổ phiếu tương đương giá trị 389,812 tỷđồng, khối lượng giao dịch chứng chỉ qũy đầu tư 762.190 đơn vị tương đương giá trị 20,097 tỷđồng.
% 100 x xQ P xQ P n 1 i i0 i0 it it ∑ = Chỉ số VNIndex.
Chỉ số VNIndex thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Chỉ số VNIndex so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ sốđược điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.
Công thức tính chỉ số VNIndex như sau:
Giá trị thị trường hiện hành Chỉ số VNIndex =
Giá trị thị trường cơ sở x 100% =
Trong đó: Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i i=1:N chứng khoán i
Diễn biến chỉ số VNIndex từ tháng 08 năm 2000 đến tháng 03 năm 2006 (phụ lục chỉ số VNIndex từ ngày tháng 07 năm 2000 đến ngày tháng 03 năm 2006 và phụ lục đồ thị minh họa VNIndex trung bình tháng).
Chỉ số VNIndex tăng lên bất thường từ tháng 08 năm 2000 và lên đến đỉnh điểm tháng 06 năm 2001 đạt trung bình 483 điểm và sau đó giảm nhanh đến tháng 9 năm 2001 đạt trung bình 244 điểm và giảm ổn định từ 207 điểm tháng 01 năm 2002 đến 136 điểm tháng 10 năm 2003, trong khoảng thời gian này chỉ số VNIndex dao động trong khoảng từ 136 điểm đến 207 và xu hướng giảm là chủ yếu, từ tháng 10 năm 2003 thì thị trường sôi động hơn, chỉ số VNIndex sau thời gian dài giảm nay lại tăng trở lại, tháng 03 năm 2004
đạt trung bình 277 điểm và ổn định trong mức từ 230 điểm đến 250 điểm. Như vậy thời gian quan sát từ tháng 06 năm 2002 đến tháng 06 năm 2005 cho thấy tình hình thị trường chứng khoán ổn định và không có những biến động lớn như thời gian ban đầu, thời gian quan sát này tốt cho việc tính toán ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại.
Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Theo luật chứng khoán được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 thì nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhà đầu tư chứng khoánchuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì số lượng tài khoản giao dịch cũng tăng theo, chưa kể đến số nhà đầu tư bên ngoài thị trường, nhìn vào bảng dữ liệu số lượng tài khoản giao dịch qua các năm thì có thể thấy mức độ quan tâm của công chúng đến lĩnh vực mới, khá nhạy cảm mà trước đây chỉ biết thông qua sách vở, báo chí, truyền hình…
Khi thị trường chứng khoán càng phát triển mạnh mẽ cùng với công nghệ thông tin như hiện nay thì chúng ta có thể thấy thị trường chứng khoán hấp dẫn công chúng xã hội. Công nghệ thông tin như một bước trung gian giúp thông tin đến nhà đầu tư từ các sự kiện kinh tế, thị trường chứng khoán và ngược lại giúp nhà đầu tư tác động đến thị trường chứng khoán biểu hiện các phản ứng của họ. Nhờ vậy mà thị trường chứng khoán phát triển nhanh chóng, từ 3 phiên/tuần, 2 lần khớp lệnh/phiên, ngày thanh toán là T+3 trong những ngày đầu thì hiện nay là 5 phiên/tuần, 3 lần khớp lệnh/phiên và cố gắng ngày thanh toán là T+2, thị trường chứng khoán mà đặc biệt là Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh sôi động theo từng lần khớp lệnh giao dịch.
Bảng 2.1: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 5/2005