Định hướng cho vay theo dự án của NHCT Đống Đa & Sự cần thiết nâng cao

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính (Trang 86 - 88)

ĐẦU TƯ.

Thành công lớn nhất, bao trùm trong suốt quá trình đổi mới hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong 10 năm là đã thay đổi hẳn phương pháp quản lý, tập quán kinh doanh và tư duy kinh tế. Do đó Ngân hàng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh của mình, duy trì được sự ổn định và tăng trưởng, nâng cao uy tín với khách hàng, với các đối tác trong và ngoài nước. Kết quả đó có được là nhờ sự kết hợp nỗ lực của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Công thương Đống Đa, sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế (hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng - tài chính).

Tuy nhiên, từ nay đến những thập kỷ tới, hoạt động Ngân hàng ở nước ta phải được tiếp tục đổi mới sâu sắc và toàn diện theo đường lối của Đảng để thích nghi với cơ chế thị trường, phục vụ và thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, tăng khả năng hội nhập với quốc tế. Như vậy, nhiệm vụ của mỗi NHTM trong những năm tới là phải tự tìm cách tạo dựng và phatý triển thế mạnh của mình. Ngân hàng nào không tự đổi mạnh mẽ sẽ không có thời cơ để tồn tại và phát triển.

Nhận thức rõ được điều đó, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã nghiên cứu, xây dựng cho mình một chiến lược phát triển lâu dài (cụ thể từ nay đến năm 2010) trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn của bối cảnh KT-XH và tình hình quốc tế, từ kết quả của 10 năm đổi mớivà những bài học kinh nghiệm nhằm phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của đất nước và khả năng nội lực cảu ngân hàng. Chiến lược này sẽ là kim chỉ nanm cho mọi hoạt động, thông tin và phối hợp hành động trong ngân hàng.

Mục tiêu chiến lược phát triển của ngân hàng Công thương Đống Đa dến năm 2010 là: phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế khu vực.

Phương châm hoạt động của ngân hàng Công thương Đống Đa: an toàn - hiệu quả - tăng trưởng an toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh, hiệu quả mang ý

nghĩa kinh tế xã hội, tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng, quán triệt sâu sắc phương châm mang lại thành công cho khách hàng là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng chính là tôn chỉ của ngân hàng Công thương Đống Đa.

Định hướng hoạt động cho vay:

 Duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp, củng cố uy tín cao ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được nguồn vốn uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài có như vậy ngân hàng mới đầu tư vào những dự án lớn, cho các ngành và các tổ chức kinh tế mũi nhọn của Nhà nước.

 Hoạt động tín dụng bảo đảm tăng trưởng, an toàn, hiệu quả.

 Dành lượng vốn lớn để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của nhà nước, các dự án có tầm cỡ quốc gia và lĩn vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Mở rộng tín dụng đi liền với củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn giảm tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi xuống tỷ lệ cho phép.

Định hướng của công tác thẩm định

Thẩm định tài chính dự án đầu tư với tư cách là một hoạt động có khâu tố chức điều hành, quy trình riêng cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện nên trước khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Dưới giác độ ngân hàng (cụ thể là Ngân hàng Công thương nhằm phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng của ngân hàng, đạt được mục tiêu đề rảtong hoạt động đầu tư tín dụng cũng như chiến lược phát triển chung) nên có những định hướng sau:

 Thẩm định tài chính dự án đầu tư phải đứng trên quan điểm của người cho vay phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của ngân hàng gắn bó chặt chễ lợi ích của dự án.

 Phát huy từ tình hình thực tiễn trong ngành và phục vụ cho hoạt động cho vay của ngân hàng Công thương trong từng giai đoạn.

 Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được quán triệt trong toàn hệ thống không chỉ các cán bộ trựctiếp thực hiện thẩm địnhmà có cả các bộ phận khác với những mức độ yêu cầu cho công việc khác nhau.

 Tẩm định tài chính của dự án phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án xin vay với cả 3 giai đoạn trước và trong khi cho vay.

Không ngừng đổi mới tìm tòi, khai thác thế mạnh của mình. Song dù đã rất cố gắng NHCT Đống Đa cũng không thể không có những yếu điểm. Qua phân tích đánh giá trên, chúng ta càng nhận ra công tác thẩm định có một vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của Ngân hàng. Để tránh tình trạng vốn đóng băng hoặc sử dụng vốn không có hiệu quả thì chất lượng tín dụng lại càng cần có những giải pháphữu hiệu hơn. Những hạn chế trong công tác thảm định tại Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn còn những tồn tại, nhưng đó là cả một sự cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng để khắc phục những tồn tại trên tôi xin đưa ra những giải pháp trước mắt, để loại bỏ những nguyên nhân tôi xin đưa ra những kiến nghị.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)