Tình hình phát triển kinh tế HTX nơng nghiệp tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động marketing trong HTX Nông nghiệp tại An Giang (Trang 28 - 30)

III PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

1 Tình hình phát triển kinh tế HTX nơng nghiệp tỉnh An Giang

Tính đến tháng 8 năm 2001, An Giang đã thành lập mới được 91 HTX; trong đĩ cĩ 86 HTX nơng nghiệp và 05 HTX thuỷ sản, với tổng số 7.333 xã viên (bình quân 81 XV/HTX), quản lý 29.469 ha diện tích đất canh tác (bình quân 343 ha/HTX), huy động vốn gĩp cổ phần được 8.560 triệu đồng, đạt 80,05% so với vốn điều lệ. (Theo tình hình phát triển kinh tế HTX nơng nghiệp 5 năm (1997-2002) tỉnh An Giang)

Trong năm 2002 thành lập mới được 10 HTX nơng nghiệp, tính từ khi thực hiện đề án phát triển HTX giai đoạn 2001-2005 của UBND tỉnh đến nay đã xây dựng 21 HTX với 1180 xã viên, huy động vốn điều lệ khoảng 3,95 tỷ đồng trên diện tích khoảng 5.796 ha. Tình hình phát triển kinh tế HTX nơng nghiệp An Giang được thể hiện cụ thể ở các mặt sau:

Hoạt động dịch vụ của HTX nơng nghiệp

- Đối với HTX nơng nghiệp: phần lớn thực hiện dịch vụ bơm tưới là chủ yếu; chỉ cĩ 6/91 HTX mở rộng hoạt động nhiều dịch vụ khác như: làm đất, cung ứng vật tư nơng nghiệp, suốt lúa, vận chuyển nơng sản, sấy lúa,...; ngồi ra, cĩ 01 HTX NN chuyên sản xuất và cung ứng lúa giống, 01 HTX chăn nuơi bị.

Các dịch vụ của HTX nơng nghiệp đã gĩp phần đem lại lợi ích cho nơng dân và tạo ra lợi nhuận cho HTX; tuỳ vào các loại hình hoạt động dịch vụ và số lượng dịch vụ mà HTX đã thực hiện hình thức khuyến mãi, đĩ là giảm giá thành cho nơng dân như: dịch vụ bơm tưới: giảm từ 50-80 kg/ha/vụ, làm đất: giảm từ 20-30 kg/ha/vụ, suốt lúa: giảm từ 30-50 kg lúa/ha/vụ, sấy lúa: giảm bình quân 20.000 đồng/tấn,.... Điều này gĩp phần đáng kể vào việc làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nơng dân.

Trong quá trình hoạt động, một số HTX đã tự vươn lên để thích ứng với nền kinh tế thị trường: như vừa mở rộng hoạt động dịch vụ, vừa vận động nơng dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuơi cĩ năng suất, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; đồng thời hướng dẫn nơng dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhờ đĩ mà giá thành sản xuất lúa ở một số HTX nơng nghiệp, mà điển hình là HTX NN Bình Thành – Bình Mĩ – Châu Phú từ: 650 – 700 đồng/kg lúa (giảm 200-250 đồng/kg so với trước đây); nếu giá lúa thị trường xuống đến mức thấp 1.000 đồng/kg thì người sản xuất vẫn cĩ lãi.

Ngồi ra một số HTX khác đã cĩ nhiều cố gắng trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm xã viên làm ra với giá cĩ lợi nhất, điển hình như: HTX NN nhân giống – TP. Long Xuyên; HTX NN Bình Thành – Bình Mỹ – Châu Phú; HTX NN Phường A, Phường B – TX. Châu Đốc; HTX chăn nuơi bị An Cư - Tịnh Biên, và một số HTX khác. Cách làm của những HTX này đã thể hiện tính ưu việt của HTX kiểu mới, được nơng dân rất đồng tình ủng hộ.

Vốn và tư liệu sản xuất

Vốn và tư liệu sản xuất của HTX được hình thành khá đơn giản. Một mặt là vốn tự cĩ, mặt khác là vốn gĩp của xã viên. Trên cơ sở vốn gĩp cổ phần của xã viên,

các HTX đầu tư trang bị máy nơng nghiệp, lắp đặt trạm bơm điện thay thế bơm dầu, xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, phục vụ kinh tế hộ.

- Về tư liệu sản xuất (TLSX): tổng hợp báo cáo của 89 HTX ( tính đến tháng 06/2001) hiện cĩ, TLSX của các HTX bao gồm: 70 trạm bơm điện, 9 máy kéo các loại, 284 máy bơm dầu, 5 máy sấy lúa, 14 máy suốt lúa, 70 phương tiện vận chuyển (chẹt, ghe), 16 nhà kho chứa nơng sản và vật tư nơng nghiệp (VTNN),....

- Về nguồn vốn (kể cả vốn vay, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác): theo báo cáo (tính đến tháng 06/2001), tổng số vốn hoạt động: 11.915 triệu đồng (bình quân 172,68 triệu đồng/HTX); trong đĩ vốn cố định 9.656 triệu đồng, vốn lưu động 2.859 triệu đồng.

Hiệu quả kinh tế, xã hội

- Hiệu quả kinh tế: Tính đến tháng 06/2001, trong số 91 HTX cĩ:

+ 36 HTX kinh doanh cĩ lãi, với tổng số lãi thu được 2.496 triệu đồng (bình quân 69 triệu đồng/HTX);

+ 07 HTX bị lỗ 356 triệu đồng, các HTX cịn lại thì hoạt động hiệu quả thấp. Nguyên nhân: do giá lúa thị trường sụt giảm và khĩ tiêu thụ; mặt khác do hậu quả của lũ lụt năm 2000 đã gây thiệt hại nặng nề cho nơng dân và cho HTX, dẫn đến xã viên nợ HTX ( nợ tiền lúa nước), HTX nợ tiền điện, nợ vay tín dụng, diễn ra khá phổ biến làm cho tình hình tài chính của một số HTX kém lành mạnh, cĩ nhiều khĩ khăn.

Ngồi việc giảm giá thành dịch vụ: đối với những HTX kinh doanh cĩ lãi, xã viên cịn được chia lãi theo tỷ lệ vốn gĩp cổ phần bình quân 2%/tháng (được trích trong khoản lợi nhuận thu được của HTX từ 50 – 60%), khoản cịn lại trích trả lương cho bộ phận gián tiếp và trích quỹ của HTX.

- Hiệu quả xã hội: đã gĩp phần giải quyết việc làm theo thời vụ cho hàng trăm ngàn cơng lao động trong năm và tạo việc làm thường xuyên cho 926 lao động nghèo ở nơng thơn, được HTX trả cơng theo thoả thuận từ 200.000 – 300.000 đồng/người/tháng tuỳ theo cơng việc (lao động chủ yếu tham gia thực hiện các dịch vụ như: bơm tưới, làm đất, cung ứng VTNN và các dịch vụ khác). Ngồi ra đã giúp cho 864 hộ nghèo cĩ cổ phần trong HTX (thấp nhất 1 cổ phần, cao nhất 5 cổ phần), trong đĩ: từ nguồn vốn xố đĩi giảm nghèo của tỉnh thơng qua Ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay với lãi suất ưu đãi được: 443 hộ = 776,7 triệu đồng, Quỹ Hội Nơng Dân tỉnh hổ trợ cho vay 410 hộ = 585.,4 triệu đồng và bằng nguồn vố tự cĩ của HTX trích quỹ phúc lợi xã hội cho 11 hộ vay khơng tính lãi; trên cơ sở đĩ hộ nghèo trích một phần vốn tham gia cổ phần trong HTX và được HTX chia lãi theo tỷ lệ gĩp vốn cổ phần.

Đánh giá phân loại HTX

- Trong giai đoạn đầu để khuyến khích phát triển HTX, Tỉnh đã chủ trương trợ giá, phát mãi (với giá ưu đãi) nhiều trạm bơm điện và hệ thống đường nước cho HTX quản lý khai thác; giao nhiệm vụ cho cơng ty. Điện nước tỉnh đầu tư đường điện trung, hạ thế đến địa bàn HTX, tạo điều kiện cho HTX thực hiện điện khí hố trong nơng nghiệp và mở mang ngành nghề, dịch vụ ở nơng thơn; đồng thời một số huyện xuất ngân sách mua máy nơng nghiệp bán trả chậm cho nhiều HTX.... Nhờ đĩ mà mơ hình kinh tế HTX sớm ra đời và phát triển đúng hướng.

- Hoạt động của kinh tế HTX tuy cịn nhiều hạn chế, nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể: các dịch vụ HTX thực hiện đều làm lợi cho nơng dân và tạo ra lợi nhuận cho hợp tác xã; một số HTX đã chủ động tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuơi, cĩ năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường cĩ hiệu quả và được nơng dân đồng tình ủng hộ.

- Điều kiện thuận lợi của HTX là sản xuất tập trung, nên phần lớn các dịch vụ HTX thực hiện đều sử dụng cơ giới hố, tuy chỉ mới thực hiện một vài khâu trong sản xuất như: cơ giới hố trong khâu làm đất, tưới tiêu bằng điện (thay cho máy bơm dầu), đầu tư máy xạ lúa (thay cho gieo xạ bằng thủ cơng) và máy sấy lúa cho một số HTX làm thí điểm để nhân rộng ra trên địa bàn. Do đĩ đã gĩp phần làm giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và qua thực tiễn cho thấy: chỉ cĩ mơ hình kinh tế HTX mới cĩ đủđiều kiện cơ giới hố, điện khí hố trong nơng nghiệp.

- Sinh hoạt trong HTX được thể hiện tính dân chủ, mọi hoạt động của HTX khơng đặt lợi nhuận là trên hết mà mục tiêu cao nhất là sự phát triển kinh tế hộ; do đĩ đã huy động được nội lực trong nhân dân và nơng dân trên địa bàn sản xuất ở nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh nhà. Đồng thời kinh tế hợp tác xã đã gĩp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nơng thơn.

Ngành nơng nghiệp tạm thời đánh giá phân loại HTX dựa vào 5 tiêu chí: (1) Sản xuất, kinh doanh hàng năm đều cĩ lãi

(2) Tăng tích luỹ cho đơn vị và tăng thu nhập cho xã viên (3) Cĩ tình hình tài chính lành mạnh

(4) Hoạt động đúng pháp luật

(5) Nội bộ đồn kết, được đồng đảo xã viên, nơng dân tín nhiệm

Qua phân loại 89/91 HTX đã đi vào hoạt động trên 1 năm, tồn tỉnh hiện cĩ: + HTX mạnh: 05 đơn vị, chiếm 5,62% gồm

+ HTX khá: 8 đơn vị, chiếm 9%

+ HTX trung bình: 50 đơn vị, chiếm 56,18%

+ HTX yếu kém: 26 đơn vị, chiếm 29,21%; trong đĩ cĩ 10 HTX từ khi thành lập đến nay gần như khơng hoạt động, xã viên khơng gĩp vốn; số cịn lại hoạt động kém hiệu quả, nội bộ mất đồn kết, một số nơi cĩ hiện tượng vi phạm nguyên tắc dân chủ, tiêu cực làm cho nơng dân xã viên mất lịng tin đối với HTX.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động marketing trong HTX Nông nghiệp tại An Giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)