Nghĩa của tác phẩm và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước docx (Trang 26 - 31)

Tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" của Ăngghen ra đời đã có những ý nghĩa sâu sắc không chỉ cho phong trào cộng sản quốc tế khi đó mà vẫn còn đầy ắp giá trị cho tới ngày nay.

Một là, khi nghiên cứu tác phẩm cho chúng ta những căn cứ khoa học để

hiểu lý luận về CNXH khoa học và bảo vệ nó.

Giai cấp tư sản tuyên truyền rằng chế độ tư hữu là cái thiêng liêng vốn có từ khi có xã hội loài người và nó sẽ tồn tại vĩnh viễn với xã hội loài người; rằng gia đình tư sản là hình thức gia đình vốn có từ khi có xã hội loài người và đó là gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tự do; rằng nhà nước là cơ quan điều hòa quyền lợi giữa các giai cấp cùng tồn tại trong một thiết chế xã hội và nhà nước tư sản là nhà nước có chế độ dân chủ tốt đẹp nhất cần được bảo vệ vĩnh viễn. Nội dung tác phẩm cung cấp cho cúng ta cơ sở khoa học để vạch trần những quan điểm phản khoa học của các nhà lý luận tư sản. Xây dựng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động những

quan điểm đúng đắn nhằm lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nhà nước mới - nhà nước chuyên chính vô sản - xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn với các quan hệ tình yêu hôn nhân và gia đình hoàn toàn trong sáng.

Hai là, tác phẩm "Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước" đã

bổ sung và làm phong phú những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học, về cuộc cách mạng vô sản tác phẩm đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng vô sản tất yếu sẽ xảy ra trên cơ sở sức sản xuất trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao. Cuộc cách mạng vô sản sẽ xóa bỏ quan hệ sản xuất TBCN đang là vật cản sự phát triển của lực lượng sản xuất, xóa bỏ chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng thực sự giải phóng con người, xây dựng xã hội mới bình đẳng và bắc ái. Về những điều kiện kinh tế - xã hội để xây dựng CNXH và CNCS, tác phẩm đã cho chúng ta thấy rõ vai trò của sản xuất trong tiến trình phát triển xã hội nói chung, xã hội XHCN, xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Vai trò của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, vai trò của công nghiệp hóa đối với toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội XHCN. Mặt khác tác phẩm giúp chúng ta xây dựng những quan điểm đúng đắn về tình người, hôn nhân và gia đình trong CNXH, quan điểm đạo đức mới về vận động, về bình đẳng, bắc ái giữa các dân tộc, về sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng được tình cảm cách mạng, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

Ba là, Khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta học tập được một mẫu mực về

phương pháp nghiên cứu khoa học. Ăngghen đã kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, sử dụng tài liệu một cách chính xác để dựng lại hết sức tài tình, sinh động quá trình p8t của xã hội loài người qua các thời đại trên cơ sở của sự phát triển của sản xuất. Ăngghen còn cho chúng ta một mẫu mực về thái độ khách quan của người nghiên cứu khoa học. Đó là sự trân trọng đối với thành quả của các nhà khoa học đương thời (Bocophen, Maclenan, Moóc gan...) tiếp thu có phê phán những kết quả của họ.

Trong giai đoạn hiện nay, tác phẩm v ẫn còn là một tài liệu rất quý đối với chúng ta, lnó khẳng định con đường phát triển tất yếu của lịch sử là chế độ mới - chế độ XHCN, cộng sản chủ nghĩa văn minh nhất định sẽ được thiết lập, đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp giải phóng loài người, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Xây dựng lòng tin vào sự tất thắng của sự nghiệp đổi mới, của nước ta do Đảng ta lãnh đạo đúng như Lênin đã khẳng định: Tác phẩm này là cuốn sách gối đầu giường của những người cộng sản giác ngộ. Trong điều kiện hiện nay khi mà CNXH đang lâm vào thoái trào, công cuộc đổi mới ở nước ta đang trong giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức và nguy cơ thì tác phẩm đã giải thích và khẳng định con đường phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại là đi lên CNXH. Tác phẩm đã hướng dẫn cuộc cách mạng, xây dựng lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu của cách mạng vô sản, giúp chúng ta vững tin và bước tiếp trên con đường cách mạng mà chúng ta đã lựa chọn.

Trong thời đại mới với điều kiện hoàn cảnh mới với nhiều khó khăn, nguy cơ và thách thức thì việc Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xây dựng xã hội ta trở thành một xã hội: "Công bằng, dân chủ, văn minh" chính là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng lý luận trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" nói riêng. Bởi vì chỉ khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên đất nước ta thì mới thực sự hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng con người, xây dựng một xã hội thực sự bình đẳng, bác ái.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, khi mà trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế thì tất yếu còn tư hữu, còn giai cấp và vì thế muốn phát triển kinh tế xã hội thì Đảng Cộng sản Việt Nam xác định còn phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong suốt thời kỳ quá độ.

Vấn đề Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bởi vì như Ăngghen đã chỉ ra trong tác phẩm là sự phát triển của xã hội chính là sự phát triển của sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là việc xây dựng lực lượng sản xuất phát triển, tiên tiến nhằm tạo năng suất lao động tăng cao để thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đảng ta xác định cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là còn rất lâu dài và phức tạp. Cuộc đấu tranh ấy đang diễn ra trong điều kiện mới, bằng những hình thức mới với: "Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc" [Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86].

Đảng ta xác định: "Gia đình là tế bào xã hội" và đã không ngừng chăm lo cho sự phát triển bền vững gia đình với những mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa mới, đó là gia đình một vợ một chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, đó là gia đình dân chủ, hòa thuận và văn minh, tiến bộ. Mặt khac,s Đảng ta xác định đặt con người ở vị trí trung tâm, nhằm phát huy nhân tố con người để thực hiện tiến bộ xã hội, thực hiện bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, bảo đảm quyền con người trong xã hội bởi vì con người là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, con người là yếu tố động, yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Từ những yếu tố trên nên Đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục khẳng định giữ gìn và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của nhà nước trong quá trình cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Phần kết luận

Trong giai đoạn cách mạng ở nước ta hiện nay, chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là trong việc cải cách tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân thì việc tìm hiểu và vận dụng những tư tưởng, quan điểm của Ăngghen trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" là một việc làm cần thiết. Bởi vì:

Thứ nhất, về mặt nhận thức tư tưởng, cần phải khẳng định nhà nước là của

một giai cấp thống trị trong xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, nhà nước ấy là nhà nước của giai cấp công nhân song có sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp trí thức, tức là ý chí nguyện vọng của giai cấp công nhân phù hợp với ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động trong xã hội. Do đó trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước phải giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, phải xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước ấy phải thể hiện và bảo vệ ý chí, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân lao động.

Thứ hai, là phải xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ vì pháp luật là

công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững kỷ cương tạo môi trường trong sạch lành mạnh trong xã hội, tạo điều kiện để mọi người dân lao động cùng tham gia hoạt động xây dựng pháp luật.

Thứ ba, là phải phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nhà nước ta là nhà nước

của dân do dân và vì dân, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng và thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân lao động cùng tham gia hoạt động quản lý của nhà nước. Nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm tra giám sát của nhà nước và của nhân dân đối với hoạt động của nhà nước, phải xây dựng nhà nước Việt Nam theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Thứ tư là phải xây dựng những điều kiện kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm cho

sự thắng lợi của công cuộc xây dựng XHCN đó ở Việt Nam, phải tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước thực hiện công bằng trong xã hội, xóa bỏ khoảng

cách giàu nghèo, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong quá trình đó phải thấy vai trò quan trọng, quyết định của lực lượng sản xuất, phải tiếp tục xây dựng lực lượng sản xuất, coi đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà yếu tố quan trọng, yếu tố trung tâm là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, con người của bình đẳng bác ái, yêu lao động, căm ghét bóc lột, bất công, con người với tình cảm cách mạng trong sáng lành mạnh và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, con người với tinh thần nghiêm túc, mẫu mực trong nghiên cứu khoa học luôn cầu thị, có chí tiến thủ luôn sống với phương châm mình vì mọi người, biết yêu với tình yêu trong sáng, trân trọng những giá trị đích thực của nhân loại.

Thứ năm là phải tiếp tục gìn giữ và xây dựng những giá trị truyền thống tốt

đẹp của gia đình Việt Nam - tế bào của xã hội. Gia đình phải được xây dựng trên cơ sở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, trên cơ sở tình yêu nam nữ trong sáng lành mạnh. Chỉ có thế mới thực hiện được tốt hơn sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo đảm bình đẳng nam nữ, thực hiện tốt việc xây dựng "Gia đình văn hóa mới" tạo cơ sở quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa cho xã hội tương lai.

Đó là những công việc lớn mà chúng ta cần phải làm để xây dựng xã hội ta trở thành xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, đưa đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh./.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước docx (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)