Sự tham gia của người nghèo vào việc ra quyết định và trao quyền ở địa phương

Một phần của tài liệu đánh giá nghèo theo vùng (Trang 38 - 39)

D. Các đặc trưng của người nghèo

F. Sự tham gia của người nghèo vào việc ra quyết định và trao quyền ở địa phương

1. Thủ tục lập kế hoạch cấp cơ sở (TCTK)

Cấp thấp nhất trong quy trình lập kế hoạch của CPVN là cấp xã. Đầu tiên, UBND xã sẽ chuẩn bị các kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính trình lên UBND huyện. UBND huyện sẽ xem xét và tập hợp dự toán ngân sách của xã và trình lên UBND tỉnh để phê chuẩn. UBND tỉnh lại xem xét và tổng hợp kế hoạch của các huyện vào kế hoạch chung của tỉnh và trình lên Bộ Tài chính và những Bộ có liên quan để xem xét. Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét các kế hoạch tỉnh trình lên và cân đối với ngân sách quốc gia trước khi trình ngân sách quốc gia hàng năm lên cho Chính phủ và Quốc hội để chuẩn y và phê duyệt. Sau khi ngân sách quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho các UBND cấp tỉnh, huyện, và xã có liên quan để thực hiện.

Các thủ tục xây dựng kế hoạch dường như không mang tính chất cấp phát áp đặt từ trên xuống. Tuy nhiên, những thủ tục mang tính cấp phát hoặc cơ chế "xin - cho" được bắt đầu sau khi CPVN và Quốc hội chuẩn y và phê duyệt ngân sách quốc gia. Do ngân sách quốc gia bị hạn hẹp và không đủ cho cả các chi tiêu của

địa phương, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường cắt bỏđi nhiều khoản trong dự toán ngân sách đã được phê duyệt mà không cần bàn bạc với các cấp ở địa phương. Sau đó, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện cũng như UBND cấp xã cũng tự do quyết định cắt giảm những khoản mà họ cho là ít cần thiết để làm cho dự toán ngân sách của địa phương khớp với con sốđược phân bổ từ cấp trên. Nguyên nhân chính khiến cho hệ thống lập kế hoạch của CPVN mang tính cấp phát là sự thiếu thông tin về tổng ngân sách sẽ được phân bổ trước khi cấp địa phương xây dựng kế hoạch. Ngoài ra, năng lực kém của các cán bộ lập kế hoạch ở địa phương và sự phức tạp của các thủ tục lập kế hoạch đã dẫn đến sự thúc ép về

mặt thời gian đối với việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách hàng năm. Điều này dẫn đến việc các cấp ởđịa phương thường không có đủ thời gian để thảo luận với các cấp thấp hơn trước khi thực hiện sự điều chỉnh trong kế hoạch hàng năm và ngân sách. Những bất cập này đã tồn tại từ lâu và tạo nên một thói quen làm việc giống như cơ chế cấp phát, khi mà cấp trên có thể cắt giảm kế hoạch của cấp dưới mà không cần bàn bạc thêm.

Nội dung của Quy chế dân chủở cấp xã có thểđược tóm tắt như sau:

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, công dân có quyền được thông báo, tranh luận và lựa chọn cũng như giám sát việc thực thi các quyết định thực hiện bởi Uỷ

ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp xã.

REDC nhằm khuyến khích chế độ dân chủ, tính sáng tạo ở cấp xã, huy động nguồn lực của mọi người để nâng cao điều kiện sống, trình độ của nhân dân và tăng cường ổn định chính trị.

REDC tập trung “phá bỏ tệ quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội của một số

cán bộ và đảng viên, góp phần đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Sự tham gia của người nghèo vào việc ra quyết định và trao quyển ở địa phương

REDC nhằm xác định cụ thể các quy định về "Dân biết, dân bàn và quyết định, tiếng nói của nhân dân trong các chính sách cấp xã và dân kiểm tra".

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Chủ tịch UBND các cấp, Bộ Nội vụ, Bộ

Tài chính và Thanh tra Nhà nước là những đơn vị chính thực hiện các chính sách, trong khi Bộ Tư pháp và Bộ Văn hoá và Thông tin có nhiệm vụ soạn thảo các quy

định thực hiện ở cấp xã. Mặt trận tổ quốc cũng tham gia thực hiện.

Dân chủđược vận dụng trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật. Lạm dụng chếđộ dân chủ và các hành động trái hiến pháp và pháp luật, đi ngược lại quyền lợi của quốc gia, của tập thể và quyền tự do và dân chủ hợp pháp của nhân dân sẽ

bị trừng trị nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu đánh giá nghèo theo vùng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)