Những thành tựu chủ yếu đạt được qua 25 năm đổi mới (1986 – 2010)

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số mô hình chủ nghĩa xã hội tiêu biểu trên thế giới từ năm 1917 đến nay (Trang 53 - 63)

3.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho khoa học, muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư

nhân và kinh tế tư nhân; đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã tuyên bố

dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. “Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, khái niệm “kinh tế thị trường” được chính thức nêu trong Văn kiện Đại hội, khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độđi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị tường xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều hình thức sở

hữu và nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, là lực lựợng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

Với tư duy và đường lối phát triển kinh tế nêu trên, chúng ta đã từng bước làm cho nền kinh tế sống động, sức sản xuất phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Từ năm 1986 đến năm 2005, tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% một năm. Từ năm 2006 đến năm 2010 GDP tăng bình quân 6,9%/năm. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1988 chiếm 21,6%, đến năm 2005 tăng lên 41%, năm 2010 đạt 41,1%. Tỷ trọng nông nghiệp năm 1988 chiếm 46,3%, đến năm 2005 còn 20,5%, năm 2010 ở mức 20,3%. Tỷ trọng dịch vụ năm 1988 chiếm 33,1%, đến năm 2005 tăng lên 38,5%, năm 2010 vẫn ở mức 38,6%. Các thành phần kinh tế cùng phát triển. Năm 2006, kinh tế nhà nước đóng góp 39% GDP, 50% tổng ngân sách nhà nước; kinh tế tập thểđóng góp 8% GDP; kinh tế tư nhân 37,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 15,5% GDP. Rất nhiều khu công nghiệp mới, đô thị mới mọc lên. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh; bộ mặt nông thôn và đô thị thay đổi hằng ngày, hằng giờ. Hàng hóa rất phong phú, thị trường cả nước khá nhộn nhịp. Ít ai có thể nghĩ rằng, từ một nước nhiều năm trước đổi mới “làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập”, năm 1988 còn phải nhập khẩu hơn 60 vạn tấn lương thực, mà năm 1989 đã xuất khẩu được hơn một triệu tấn gạo và đến năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo, năm 2009 đạt đến 6 triệu tấn; nhiều hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ

chỗ không có gì đến nay đã đạt hơn 30% GDP. Nhiều ngành kinh tế nước ta (như bưu chính viễn thông, điện tử, tin học, hàng không…) đã bắt kịp nhịp đi của thế giới. Và hiện nay Việt Nam đang trở thành một điểm đến tin cậy và hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. (Việt Nam 20 năm đổi mới, 2006: 35) và theo:

http://vneconomy.vn/20091002100311747P0C9920/tang-truong-gdp-2006-- 2010-du-kien-khoang-69nam.htm

3.3.2. Về văn hóa, xã hội, con người

Từ chỗđề cao một chiều lợi ích của tập thể, phân phối theo lao động, nhưng thực tế

là cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tếđã

đi đến chủ trương thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ

phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, và ngược lại, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế; tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đã dần chuyển sang thiết lập cơ chế, chính sách để Nhà nước và nhân dân cùng làm, các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia. Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo. Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm về việc xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cưđều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Trên thực tế, chúng ta đã giải quyết tương đối tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thu nhập bình quân đầu người từ 200 USD năm 1990 tăng lên 640 USD năm 2005, đến năm 2010 dự kiến tăng

lên 1.200 USD (http://www.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/7). Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 7% năm 2005, được Liên hợp quốc đánh giá là đã “hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”(Việt Nam 20 năm đổi mới, 2006: 37). (năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 9,5%). Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ có bước phát triển mới. Năm 2004 cả nước có 20 tỉnh, thành phốđã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữđạt 95%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Tuổi thọ

trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 72 tuổi vào năm 2009 (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tuoi-tho-trung-binh-cua-nguoi-Viet-Nam-la-tren72/6515243). Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức (0,498) năm 1991 tăng lên mức (0,688) năm 2002. Đến năm 2005, Việt Nam được xếp thứ 108 trong tổng số 177 nước, (năm 2009 Việt Nam được xếp thứ 116/182 nước (http://diendan.yeutretho.com/chi-so-phat-trien- con-nguoi-hdi-cua-viet-nam-nam-2009-xep-thu-116-182-nuoc-8014.html). Cơ cấu xã hội đang có những biến đổi theo hướng tiến bộ. Số công nhân và trí thức ngày càng tăng trong khi nông dân làm nông nghiệp thuần túy ngày càng giảm.

3.3.3. Về hệ thống chính trị

Từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Đảng ta sử dụng khái niệm hệ thống chính trị (thay cho hệ thống chuyên chính vô sản). Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai

đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo

đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Hệ thống chính trị hoạt động theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Trong đó Đảng vừa là hạt nhân lãnh

đạo, vừa là bộ phận của hệ thống ấy; Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và quản lý

đất nước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là người đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc thưc hiện phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ

của nhân dân.

Thực tế trong những năm qua, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hệ

thống chính trị nước ta đã có nhiều đổi mới theo hướng ngày càng dân chủ hơn, năng

động hơn. Quốc hội có bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cửđại biểu, hoàn thiện tổ

chức bộ máy đến cải tiến phương thức hoạt động; làm tốt hơn chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Hoạt động của Quốc hội thường xuyên hơn, ngày càng dân chủ hơn, thảo luận, tranh luận một cách thẳng thắn, thiết thực; mở rộng chất vấn; tăng cường lắng nghe và tiếp xúc cử tri… Từ năm 1987 đến tháng 6/2005, đã ban hành 145 luật, bộ luật, trong đó có 6 bộ luật lớn, 4 quy chế hoạt

động của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; đã thông qua và ban hành 149 pháp lệnh, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (Việt Nam 20 năm đổi mới, 2006: 38).

Bộ máy chính phủ và cơ quan chính quyền các địa phương từng bước được kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động. Đã sắp xếp các bộ và cơ quan ngang bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; tách dần chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức năng của cơ quan hành chính công quyền với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng. Bộ máy chính phủ từ 29 đầu mối giảm xuống còn 22. Bộ máy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ trên dưới 40 đầu mối nay còn trên dưới 20

hành của chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp ngày càng nhanh nhạy, kịp thời, có hiệu lực, hiệu quả hơn (Việt Nam 20 năm đổi mới, 2006: 38).

Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng ngày càng được phân định rõ. Tòa án nhân dân tối cao và tòa án cấp tỉnh có một số điều chỉnh; lập mới các tòa án chuyên trách (như tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính). Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được điều chỉnh theo hướng tập trung thực hiện chức năng công tố, chức năng giám sát, giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp. Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân đã dược ban hành. Trong xét xửđã có quy trình khoa học hơn, nâng cao hiệu quả tranh tụng, coi trọng vai trò của luật sư.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào cách mạng, tham gia xây dựng đảng, xây dựng nhà nước và nâng cao tính tự quản của các cộng đồng dân cư. Đã giải quyết tương đối tốt mới quan hệ công tác giữa tổ

chức đảng với các bộ phận khác của hệ thống chính trị. Tình trạng “bao biện”, “làm thay” lẫn nhau đã giảm dần ở nhiều cấp; mối quan hệ tác động tương hỗ giữa đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội được cải tiến. Đã có chủ trương, biện pháp phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhân dân, đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa xã hội. Việc ban hành và thực hiện Quy chế dân chủở cơ sởđã góp phần tích cực vào quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân…

3.3.4. Vềđối ngoại

Trong tư tưởng chỉ đạo đường lối, chính sách đối ngoại, Đảng ta nhấn mạnh phải kiên định nguyên tắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải sáng tạo, linh hoạt và sách lược. Đã có sựđổi mới nhận thức trên vấn đềđịch – ta, đối tượng – đối tác theo tinh thần “thêm bạn bớt thù’; Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Thực tế

chúng ta đã phá được thế bị bao vây cấm vận; mở rộng quan hệđối ngoại theo hướng

đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; xác lập được mối quan hệ ổn định với các nước lớn. Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển, hải đảo với các nước liên quan, giữ vững môi trường hòa bình. Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; tranh thủ được nguồn vốn, tiến bộ khoa học – công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để phát triển đất nước.

Chúng ta đã hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Campuchia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan. Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA. Quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân,

đảng cánh tả, đảng cầm quyền; hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết quả tích cực. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.

Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối các quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở

rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ ODA và các nguồn tài trợ quốc tế khác.

3.3.5. Về quốc phòng, an ninh

Đảng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mới quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế và quốc phòng – an ninh – đối ngoại; nhận thức toàn diện hơn về khái niệm “an ninh quốc gia” và “bảo vệ Tổ quốc”. An ninh quốc gia không chỉ là an ninh chính trị mà còn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội…. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số mô hình chủ nghĩa xã hội tiêu biểu trên thế giới từ năm 1917 đến nay (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)