Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ

Một phần của tài liệu Phương pháp nuôi cá Lóc thịt (Trang 47)

lũ năm 2004

Những trở ngại khó khăn chủ yếu của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004 tại địa bàn nghiên cứu là chất lượng nước kém (25%), thức ăn (25%), dịch bệnh (25%) và vốn sản xuất (25%) (Bảng 16). Theo Đại học An Giang (2003) vào thời điểm cuối mùa lũ môi trường nước biến động rất lớn và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi. Đây cũng là khó khăn lớn của các hộ nông dân đã được phỏng vấn, trong đó 51,72% nông dân cho rằng khi lũ đến mang theo nhiều phù sa nên nước rất đục. Bên cạnh đó thì 48,28% nông dân được phỏng vấn cho rằng trong quá trình nuôi do sử dụng thức ăn là cá biển nên làm cho nguồn nước thường xuyên hôi thối, cá nuôi dễ mắc bệnh do đó họ phải tốn kém nhiều chi phí thuốc, xăng, dầu bơm nước… dẫn đến chi phí sản xuất cao và giảm lợi nhuận mô hình.

Khó khăn thứ hai mà nông dân gặp phải là thức ăn (cá mồi) có đến 96,55% nông dân cho rằng thức ăn ở thời điểm mùa lũ 2004 giá cá mồi quá cao và dao động trong khoảng 3500-4000 đồng/kg, trong khi đó ở thời điểm cùng kỳ các năm trước giá cá mồi chỉ 2000-3000 đồng/kg. Một khó khăn trở ngại nữa là do thời tiết năm nay không ổn định thường xuyên xảy ra mưa bão nên 3,45% thiếu thức ăn trong quá trình nuôi.

Một khó khăn nữa cũng không kém phần quan trọng quyết định đến năng suất cá nuôi đó là dịch bệnh (25%) - rất thường xảy ra trong quá trình nuôi và khó điều trị. Bệnh phổ biến và thường gặp nhất trên cá lóc nuôi đó là bệnh xuất huyết chiếm tỷ lệ 34,48 %, kế tiếp là bệnh mất nhớt chiếm đến 24,14%, ngoài ra còn một số bệnh phổ biến khác như: ghẻ, đỏ mang, ký sinh trùng. Một điều đáng lưu ý ở đây là khi điều trị những bệnh này tất cả những nông dân đã được phỏng vấn đều dùng thuốc điều trị quá liều lượng so với hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, điều này dễ dẫn đến trường hợp cá bị ngộ độc thuốc. Ngoài ra, trong quá trình nuôi còn xuất hiện một số bệnh mà nông dân không điều trị được như hiện tượng cá chết rải rác có khi mỗi ngày chết 1 con hoặc trong 1 tuần chỉ

chết 1-2 con, tuy nhiên hiện tượng này không phổ biến lắm chỉ chiếm tỉ lệ 3,45%.

Qua kết quả theo dõi và điều tra một khó khăn lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với người nuôi cá lóc ở xã Tân Trung hiện nay là vốn sản xuất. Do quá trình nuôi kéo dài và đầu tư mua cá mồi cao nên những hộ nghèo thiếu vốn phải vay bên ngoài với lãi suất cao chiếm 86,21%, những hộ này không vay được vốn nhà nước do không đủ điều kiện vay cũng như không có bằng khoán đỏ để thế chấp với ngân hàng, vay nóng lãi suất quá cao 2,2-4,85%/tháng dẫn đến nhiều hộ trắng tay sau mỗi vụ nuôi, tính trên lý thuyết thì họ có lời sau mỗi vụ nuôi nhưng tiền lời này chỉ đủ đóng lãi. Đây là một khó khăn rất lớn đối với những hộ nuôi cá lóc. Bên cạnh đó thì những hộ có đủ điều kiện vay vốn của nhà nước thì vốn vay này không đủ để họ thực hiện mô hình. Qua nhiều năm thực hiện mô hình, những nông dân được phỏng vấn và theo dõi cho biết muốn nuôi 1000 con cá lóc thì số vốn tối thiểu mà họ phải có là 10 triệu đồng trong khi đó vốn của nhà nước hỗ trợ cho việc chăn nuôi chỉ từ 5-7 triệu đồng/ hộ. Điều này cũng giống như báo cáo của Phòng Xây dựng và phát triển nông thôn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang (2003) vốn vay ngân hàng không đủ và chậm.

Bảng 16: Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ năm 2004 tại xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang

Nội dung Phần trăm (%)

1. Chất lượng nước

- Đục - Hôi thối

2. Thức ăn

- Giá cao

- Mưa bão thiếu thức ăn

3. Dich bệnh - Xuất huyết - Ghẻ 25,00 51,72 48,28 25,00 96,55 3,45 25,00 34,48 6,9

- Mất nhớt - Đỏ mang - Ký sinh

- Không tự điều trị được

4. Vốn

- Thiếu vốn phải vay bên ngoài với lãi suất cao - Vốn vay từ nhà nước không đủ cho sản xuất

24,14 17,24 13,79 3,45 25,00 86,21 13,79

Ở các địa phương khác thì người dân cũng gặp những khó khăn tương tự như ở đây. Ngoài ra do mới thực hiện mô hình này khoảng 2,17 năm (ở huyện Châu Phú) nên nhiều nông dân ở đây gặp khó khăn trong kỹ thuật nuôi họ chỉ học qua bạn bè, dẫn đến hiệu quả kinh tế của mô hình không cao. Do chưa chủ động đựợc thời vụ nuôi nên 100% nông dân ở 2 huyện Châu Phú và An Phú gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, giá cả thị trường không ổn định (Cao Quốc Nam và ctv, 2005).

Qua những kết quả đã phân tích và thảo luận trên đây, thiết nghĩ để việc thực hiện mô hình tại địa phương một cách có hiệu quả hơn người dân cần phải:

• Thay thế dần nguồn thức ăn từ cá biển sang thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp).Vì sử dụng thức ăn công nghiệp cá vẫn tăng trọng nhanh (theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Hòa), giá thức ăn công nghiệp rẻ hơn so với cá biển và sẽ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như tình trạng cạn kiệt nguồn cá mồi trong tự nhiên.

• Xử lý tốt nguồn nước ao, thường xuyên thay nước theo định kỳ (mỗi tuần một lần), xử lý tốt nguồn nước ao từ đầu vào đến đầu ra.

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả theo dõi và điều tra nông hộ nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004 tại xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nguồn lực lao động trong nông hộ tương đối ít, có độ tuổi lao động chính chiếm 75,86% và có trình độ học vấn đa phần là thấp.

Nguồn đất đai của các hộ tương đối ít, 43,33% nông hộ có diện tích đất canh tác lúa, còn lại 56,67% nông hộ chỉ có diện tích đất vừa đủ để ở và nuôi cá. Diện tích ao và thể tích vèo để nuôi cá lóc trung bình là 884 m2/hộ và 89,41m3/hộ, tương ứng.

Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc trong vèo được tiếp nhận chủ yếu từ các chương trình truyền hình, đài phát thanh, giữa các nông dân nuôi cá lóc, sách báo, bà con thân thuộc và cán bộ kỹ thuật viên của huyện hoặc xã. Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trong vèo của người dân trung bình là 5,34 năm.

Nguồn vốn để phục vụ cho việc nuôi cá lóc trong vèo đa phần là kết hợp giữa vốn nhà và vốn vay tư nhân với lãi suất cao, kế đến là sự kết hợp giữa vốn nhà và vốn vay nhà nước với lãi suất thấp và rất ít là vốn nhà.

Lý do chủ yếu mà nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ là: tạo thêm thu nhập, nguồn nước tốt hơn, dễ tìm cá mồi cho cá lóc, tận dụng công lao động nhàn rỗi trong mùa lũ và giá cá mồi trong mùa lũ rẻ.

Thời điểm thả nuôi cá rất sớm khoảng tháng 6 và thu hoạch vào đầu tháng 10 để bán cá được giá cao. Trung bình năng suất và sinh khối lúc thu hoạch cá lóc trong mô hình là 27,35 kg/m3 và 31,09 kg/m3 sau thời gian nuôi 4,29 tháng.

Giá thành sản xuất ra 1,0 kg cá lóc thịt tương đối cao do hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí vận hành cao. Lợi nhuận mà nông dân thu được sau mỗi vụ nuôi là 29.190 đồng/ m3 vèo (tương đương 2,3 triệu/hộ/vụ) và nếu không kể công lao động gia đình thì thu nhập trung bình/nông hộ đạt 4,57 triệu/hộ/vụ. Tuy nhiên tất cả các ý kiến của nông dân đều cho rằng đời sống của họ thay đổi theo chiều hướng tăng sau khi áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo sau từ 2-12 năm.

Vốn để mua thức ăn cho cá, thị trường đầu ra và chất lượng nước là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004. Trong khi đó trong mùa lũ 2004 nông dân phải đối mặt với những trở ngại khó khăn lớn như chất lượng nước kém, dịch bệnh nhiều, giá thức ăn cao và thiếu vốn sản xuất.

5.2. Đề nghị

Tuy thu nhập bình quân trên nông hộ của mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004 thấp nhưng xét về mặt xã hội thì đây là mô hình tận dụng tốt công lao động nhàn rỗi trong nông thôn mỗi khi lũ về, thích hợp cho những gia đình có nhiều công lao động, ít đất và ít vốn để sản xuất. Tuy nhiên cá lóc là loài cá dữ, ăn động vật nên những hoạt động nuôi cá lóc sẽ có những ảnh hưởng rất lớn lên môi trường sinh thái tự nhiên vì vậy để phát triển mô hình nuôi cá lóc một cách có hiệu quả và ổn định cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học sau:

 Cần tiếp tục duy trì và mở thêm các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh và quản lý chất lượng nước cho người dân trong vùng nuôi cá lóc. Xây dựng hợp tác xã thuỷ sản và khuyến khích người dân tham gia vào hợp tác xã này.

 Giảm chi phí vận hành và tăng thu bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp vào các hoạt động nuôi cá lóc trong vèo và kết hợp nuôi

thêm một số loài cá thích hợp bên ngoài vèo nuôi, ...

 Chính quyền địa phương nên có chính sách thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn để có thể duy trì và mở rộng mô hình mỗi khi lũ về, nhất là đối với những hộ nghèo cần được hỗ trợ và ưu tiên trong việc vay vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Văn Dính. 01.04.2004. Vua cá lóc [trực tuyến] .Đọc từ:

http://www.datviet.com/forums/archive/index.ph (đọc ngày 23.04.2004). Minh Dung.10.01.2001. Kỹ thuật nuôi cá lóc [trực tuyến]. Tạp chí khoa học và

công nghệ thuỷ sản. Đọc từ: http://www.vietlinh.com.vn/tech/fish/qua.htm

(đọc ngày 22/09/2004).

Đại học An Giang, 2003. Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ (trang 18).

Võ Văn Hà, Trần Nhựt Phương Diễm, Lê Thị Mỹ Xuyên, Dương Ngọc Thành. 2005. Một số kết quả khảo sát về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình canh tác có hiệu quả trong mùa lũ 2004 tại tỉnh An Giang. Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh An Giang - Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trang 30-37.

Huỳnh Thu Hòa. 2004. Nghiên cứu xây dựng qui trình nuôi cá lóc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Trang 1, 77- 87.

Đỗ Thị Hòa. 2004.Giáo trình bệnh học thủy sản. Giáo trình: Khoa thủy sản, trường đại học Thủy Sản.

Tuấn Khanh. 26.08.2004. Xã Bình Phú, huyện Châu Phú: Phát triển mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới [trực tuyến] . Trang web tỉnh An Giang. Đọc từ:

http://www.angiang.gov.vn/xemtintintuc.asp (đọc ngày 30.09.2004).

Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan. 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phạm Văn Khánh. 2000. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Trung Liêm. 27.05.2005. Kỳ vọng của người dân vùng lũ. Trang web tỉnh An Giang. Đọc từ: http://www.angiang.gov.vn/lietkemuc.asp (đọc ngày 24.09.2004).

Hứa Thị Phượng Liên. 2004. Giáo trình thủy sản đại cương. Giáo trình: Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học An Giang

Ngô Trọng Lư. 2003. Kỹ thuật nuôi lươn, ếch, baba, cá lóc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Dương Nhựt Long. 04.07.2004. Nuôi thuỷ sản trước và trong mùa lũ. Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản (trực tuyến]. Đọc từ

http://www.vietlinh.com.vn/tech/subjects/nuoitom- domanthap/truocvatronglu.htm (đọc ngày 04/07/2004).

Dương Tấn Lộc. 2001. Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản nước ngọt. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ. 2003. Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Cao Quốc Nam, Trương Ngọc Thuý, Tô Phước Thủ, Phan Thanh Hải, Trịnh Phát, Dương Ngọc Thành. 2005. Mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ tại An Giang năm 2004. Một số kết quả khảo sát về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình canh tác có hiệu quả trong mùa lũ 2004 tại tỉnh An Giang. Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh An Giang - Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trang 21-29.

(Nguyễn Văn Phương. 18.09.2003. An Giang thực hiện 3 nhóm mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa nước nổi [trực tuyến]. Báo nông thôn ngày nay. Đọc từ: http://www.aroviet.gov.vn/tapchi/baontnn/2003/Noidung/so 149- 03.asp. (đọc ngày 20/09/2004).

Phòng Xây dựng và Phát triển Nông thôn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, 2003a. Báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện đề án 31 mùa nước nổi năm 2003.

Phòng Xây dựng và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 2004. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 31 năm 2003 - Kế hoạch thực hiện đề án 31 năm 2004.

Phòng Xây dựng và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, 2003b. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 31 năm 2003 - Kế hoạch về phát triển 2004 – Lĩnh vực nông nghiệp

Nguyễn Văn Triều, Lê Sơn Trang, Dương Nhựt Long. 1999. Kỹ thuật sinh sản cá lóc đen. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - Bộ giáo dục và đào tạo trường ĐHCT, 1999.

Xã Tân Trung huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 2004. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp.

PHỤ CHƯƠNG

Phụ chương 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ năm 2004.

Mã số phiếu:...

Người phỏng vấn:………....Ngày:………

1-Thông tin tổng quát:

Họ tên nông dân:………Tên thường gọi:……… Địa chỉ:ấp………xã………huyện……… Tên sông gần nhà nhất:…………Tên rạch gần nhà nhất:……… Kinh nghiệm sản xuất: Nuôi cá trong vèo...…năm

Nhà loại :  Bằng tre lá ;  Bằng gạch,ngói  Bằng gỗ,ngói ;  Loại khác………

2-Thành viên trong gia đình năm 2004 Quan hệ với chủ hộ Tuổi Giới tính Văn hoá Nghề nghiệp N.Nghiệp Thời gian (%) Khác Thời gian (%) Chủ hộ Vợ/chồng 3. Nuôi cá lóc.

3.1. Diện tích ao nuôi/kích thước vèo.

Số ao Hình thức sở hữu (*) Diện tích ao (m2) Số vèo trong ao Kích cỡ vèo (dài x rộng x sâu)

(*): 1= của nhà; 2= thuê(cố đất); 3= mượn; 4 = 3.2 Phương pháp nuôi 3.2.1. Thời vụ nuôi cá lóc Tháng (dl) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3.2.2.Vụ cá lóc trong mùa lũ

Hoạt động Cách thực hiện Thời gian

Chuẩn bị ao Chuẩn bị vèo Cấp nước Đặt vèo Thả cá giống Cho cá ăn

Nguồn thức ăn (*) Phạm vi xã Phạm vi huyện Phạm vi tỉnh Phạm vi quốc gia Quản lý chất lượng nước Quan sát sức khoẻ cá Quản lý dịch bệnh Sang thưa Thu hoạch Vận chuyển Bán Hoạt động khác (*)phạm vi giữa các xã, huyện, ... 3.3 Nguồn cá giống. Tên loài Số lượng giống Giống nhà (con và %)

Giống mua (con và %), ở đâu

3.4 Thức ăn Thời kỳ nuôi Loại thức ăn Số lượng (kg) T. ăn nhà (%) T. ăn mua (%) Giá Thành tiền

3.4 Chi phí đầu tư

Loại Số lượng Giá Thành tiền

Chi phí cố định Đào ao Sên vét ao Vèo Cọc,trụ Dây Lồng, sô, thao,dợt... Máy xay thức ăn Máy bơm nước

Hệ thống ống dẫn nước Sàng ăn Thùng chứa thức ăn Mục khác Chi phí vận hành Cá giống Vôi Thuốc, hoá chất Vitamin, Premix

Thức ăn Xăng dầu,điện Công lao động nhà Công lao động thuê Khác 4. Tỉ lệ sống, năng suất Cá thả Thu hoạch cá Số lượng (con) Kích cỡ (g/con) Sốlượng (con) Kích cỡ (g/con) Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/m2/vụ)

5. Sinh khối lúc thu hoạch và thu nhập: Loại

Sinh khối lúc thu

hoạch (kg) Giá bán Thành tiền Loại người mua (*)

Một phần của tài liệu Phương pháp nuôi cá Lóc thịt (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)