II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lí tài chính
2. Những giải pháp cụ thể
2.1. Giải pháp cho công tác quản lí thu BHXH
Quản lí đối tượng tham gia và đóng góp đầy đủ, chính xác, đúng thời
hạn là mục tiêu của chính sách quản lí thu. Để thực hiện tốt công tác quản lí
thu BHXH, cần thực hiện áp dụng những biện pháp sau:
- Cần tích cực phối kết hợp với các ban ngành quản lí từ Trung ương đến địa phương, trước tiên là quản lí tốt các đơn vị bắt buộc tham gia BHXH, sau đó ta mới quản lí đến lao động trong đơn vị đó. Một thực tế hiện nay là còn rất nhiều đơn vị nhỏ chưa thực hiện tham gia BHXH cho những lao
động của đơn vị mình. Muốn thực hiện tốt công việc này chúng ta có thể
thông qua những đơn vị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động như: Sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan quản lí, cục thế,... . Như vậy
ngay khi thành lập các đơn vị này phải tham gia thực hiện ngay từ đầu và trong quá trình hoạt động sau này BHXH Việt Nam sẽ dễ dàng quản lí hơn.
- Trên cơ sở quản lí các đối tượng tham gia, BHXH Việt Nam có thể
thực hiện phân loại các đơn vị sử dụng lao động để dễ dàng trong công tác kiểm tra theo dõi việc thực hiện chính sách BHXH. Chúng ta có thể phân
loại các đơn vị như sau: khối hành chính sự nghiệp, khối doanh nghiệp Nhà
nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị khác (cán bộ xã phường, các tổ chức, ....). Việc phân
loại trên giúp cho BHXH Việt Nam dễ dàng hơn trong việc quản lí các đối tượng, có thể phân công cán bộ hợp lí hơn.
- Thứ hai là công tác cấp sổ cho người lao động để theo dõi quá trình
tham gia và đóng góp của họ vào quỹ BHXH. Hiện nay công tác này thực
hiện tương đối tốt, song cần đưa những ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí hoạt động này. Công nghệ mới này sẽ thay thế các phương pháp thủ
công trong việc cập nhật những thay đổi về của đối tượng tham gia BHXH.
Công việc này có thể giúp giảm chi phí mà tính chính xác lại cao, đây cũng
là lĩnh vực được ưu tiên áp dụng công nghệ trong quản lí sớm nhất. Cần tích
cực hơn nữa trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho công tác quản lí
dài, đảm bảo thực hiện nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được chi phí
quản lí.
- Bên cạnh những biện pháp quản lí trên chúng ta cũng cần đẩy mạnh
công tác giáo dục, tuyên truyền cho các đối tượng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó họ có thể nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc tham gia BHXH. Có thể từ đó ngay chính người chủ sử
dụng cũng nhận thức được lợi ích của việc tham gia BHXH và họ sẽ tự
nguyện thực hiện mà không cần có những biện pháp cưỡng chế. Đối với nội
dung tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ tiếp thu, gần gũi với đời sống của người lao động, phù hợp với truyền thống dân tộc.
- Trong công tác thu cần đẩy mạnh việc kiểm tra đôn đốc việc thực hiện
thu nộp đối với những đơn vị chậm đóng hay nợ đọng thường xuyên. Đặc
biệt là phối hợp chặt chẽ với các bên như thanh tra, tổ chức chính trị xã hội ( Liên đoàn lao động, tổ chức Đảng, Đoàn thể,...) để kiểm tra việc kê khai lao
động, kê khai quỹ lương của doanh nghiệp. Ngoài ra cần có những biện pháp
xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm. Hiện nay các biện
pháp xử phạt của chúng ta chỉ mang tính chất cảnh cao, chưa đủ nghiêm khắc để điều chỉnh hành vi chốn nộp hay nợ đọng. Bên cạnh những quy định
xử phạt, BHXH cũng nên thường xuyên thông báo cho các đơn vị số nợ lãnh
đạo các đơn vị tham gia BHXH được biết.
- Trong bản thân ngành cũng cần có những biện pháp quản lí tốt đối với
cán bộ thu, tránh tình trạng cán bộ BHXH thông đồng với các đơn vị tham gia BHXH. Đối với các trường hợp vi phạm cần có những biện pháp xử phạt
nghiêm minh. Bên cạnh đó BHXH cũng cần có những chế độ khen thưởng
khuyến khích đối với các cá nhân đơn vị thực hiện tốt gồm cả các đơn vị
tham gia BHXH lẫn các cá nhân, đơn vị trong ngành.