Đánh giá chung về hoạt động đào tạo phát triển tại công ty

Một phần của tài liệu td498 (Trang 57 - 60)

1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO

2.2.3.1 Đánh giá chung về hoạt động đào tạo phát triển tại công ty

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông do đó phải thường xuyên đổi mới công nghệ, áp dụng các công nghệ tiên tiến mới nhất. Chính vì vậy công ty cũng thường xuyên phải đào tạo cho đội ngũ nhân viên được chuyển giao công nghệ và biết vận dụng các thiết bị mới. Cùng với đó, việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chung cho bộ máy quản lý cũng là một yêu cầu phải đảm bảo. Hoạt động đào tạo và phát triển đã được triển khai tại công ty trong suốt nhiều năm qua

Tuy nhiên hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm vai trò này mà nó vẫn được kiêm nhiệm trong phòng Hành chính - Quản trị của công ty. Chính điều này đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công tác đào tạo phát triển

Khi xuất phát nhu cầu đào tạo, các bộ phận gửi yêu cầu đến phòng Hành chính - Quản trị . Phòng Hành chính - Quản trị sẽ tổng hợp và đưa lên ban Giám đốc. Sau khi duyệt xong Ban giám đốc sẽ ra quyết định để phòng Hành chính - Quản trị triển khai kế hoạch đào tạo phát triển. Phòng Hành chính - Quản trị sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ lập kế hoạch đào tạo, liên hệ với các cơ sở đào tạo, hoặc tổ chức chương trình đào tạo tại công ty, theo dõi quá trình đào tạo, xử lý các vấn đề phát sinh trong đào tạo, viết báo cáo kết quả đào tạo.

Các quy định về đào tạo và phát triển trong công ty được quy định cụ thể trong Quy chế tuyển dụng và đào tạo năm 2006 được Hội đồng Quản trị của công ty ban hành. Trong đó quy định một số nội dung:

Đối tượng đi đào tào : những người được cử đi đào tạo là những người lao động trong công ty, nằm trong kế hoạch sử dụng lao động của công ty, theo yêu cầu chức danh lao động hoặc theo yêu cầu chuyển đổi chức danh.

Ngoài những đối tượng này, những người lao động đi đào tạo theo nguyện vọng riêng sẽ có quy định riêng và phải được xem xét bởi lãnh đạo cấp trên.

Những người được cử đi đào tạo phải đảm bảo yêu cầu đó là : đã ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn trên 01 năm trở lên, phải thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo.

Trách nhiệm và quyền lợi của người đi đào tạo

Trách nhiệm : hoàn thành tốt chương trình học, sau khi tốt nghiệp phải trở lên công ty làm việc. Người lao động có thể học tập chuyên môn, nghiệp vụ trong giờ làm việc nếu có đủ các điều kiện sau:

- Được Tổng giám đốc quyết định cử đi học tập chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có nguyện vọng được học tập thêm về chuyên môn và được lãnh đạo chấp nhận. Người lao động phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

- Người lao động được Tổng giám đốc quyết định cử đi học tập chuyên môn, nghiệp vụ sau khóa học phải đạt loại trung bình trở lên, còn đối với người lao động có nguyện vọng học tập thêm về chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt loại khá giỏi trở lên.

- Tổng thời gian của khóa học không quá 1/3 tổng thời gian thực tế mà người lao động phải phục vụ cho công ty

- Người lao động sau khóa học đào tạo phải tiếp tục phục vụ cho công ty với số thời gian ít nhất bằng năm lần số thời gian làm việc đã sử dụng vào đợt học tập, nếu tiếp tục học tập ở nước ngoài do công ty cử đi và đài thọ thì sau đợt học tập đó người lao động phải tiếp tục phục vụ cho công ty với thời gian bằng mười lần số thời gian làm việc đã sử dụng vào đợt học tập đó

- Nếu người lao động không đạt được kết quả học tập thì coi như người lao động đã sử dụng số ngày nghỉ phép năm tương ứng với số giờ làm việc

Quyền lợi : thu nhập của người lao động đối với thời gian làm việc đã sử dụng vào việc học tập chuyên môn, nghiệp vụ được tính như sau:

- Người lao động đào tạo do Tổng giám đốc chấp thuận phải tự túc kinh phí học tập, thời gian học tập phải là ngoài giờ và không ảnh hưởng lớn tới công việc đang làm

- 100% thu nhập nếu tổng thời gian của khóa học không quá 3 tháng, mỗi tuần không quá 13 giờ

- 80% thu nhập nếu thời gian của khóa học không quá 3 tháng và mỗi tuần không quá 16 giờ

- 70% thu nhập nếu tổng thời gian của khóa học không quá 6 tháng và mỗi tuần không quá 60 giờ

- 60% thu nhập nếu tổng thời gian khóa học không quá 9 tháng và mỗi tuần không quá 20 giờ

- Các trường hợp khác Tổng giám đốc sẽ quy định cụ thể

Chi phí cho việc đào tạo sẽ được công ty thanh toán theo tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ thu nhập của người lao động với điều kiện có đủ chứng từ hợp lệ và chi phí đã được Tổng giám đốc sơ duyệt trước khi người lao động tham gia học tập chuyên môn và nghiệp vụ. Đối với các khóa học tập chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài kinh phí của công ty có thời gian không dước 1 năm thì do hội đồng quản trị quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

Nhận xét : Nhìn chung công tác đào tạo phát triển tại Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO còn tương đối đơn giản về nội dung, phương pháp, tần suất và quy trình chưa rõ ràng thống nhất. Việc đánh giá chất lượng sau đào tạo chưa được thực hiện thường xuyên và chi tiết. Và thông qua các quy định trong quy chế đào tạo của công ty ta nhận thấy hoạt động đào tạo tại công ty vẫn chưa được triển khai thường xuyên, người lao động phải đảm bảo rất nhiều điều kiện mới được tham gia quá trình đào tạo của công ty. Hoạt động đào tạo chưa xuất phát từ thực tế làm việc của chính người lao động mà

tạo là rất thấp, điều đó sẽ làm giảm động lực lao động đi rất nhiều. Bởi vì hoạt động đào tạo phát triển tại một tổ chức là một đòn bẩy rất lớn, giúp cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao cơ hội thăng tiến trong công việc và đó cũng là một dạng phúc lợi giúp cho người lao động gắn bó hơn với công ty mình. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp hoàn thiện hoạt động này tại Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO.

Một phần của tài liệu td498 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w