Chế độ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN)

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp triển khai công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002 doc (Trang 40 - 42)

- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường kéo theo sự chuyển đổi cơ chế BHXH Sự chuyển đổi này gây ra

c. Chế độ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN)

TNLĐ và BNN xẩy ra ngoài ý muốn của người lao động. Khi xét hưởng trợ cấp BHXH chỉ căn cứ vào tỉ lệ suy giảm khả năng lao động thì chưa đủ và thoả đáng vì chưa tính đến sự đóng góp của người lao động. Người lao động bị tai nạn lao động là một thiệt thòi lớn đối với bản thân. Vì vậy, mức hưởng BHXH không tính đến sự đóng cho quỹ BHXH sẽ làm cho người lao động thiệt thòi hơn.

Vì vậy, một mặt Nhà nước nên chăng tính toán mức trợ cấp dựa trên tỷ lệ tiền lương hiện hành mà người lao động đóng BHXH ; mặt khác, tiếp tục nghiên cứu để có thể định tỷ lệ trợ cấp tỷ lệ thuận với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để tránh tình trạng có người lợi dụng cơ sở để cố ý làm sai.

d. Chế độ Tử tuất.

Ở đây chế độ tiền tuất hàng tháng còn có điểm chưa hợp, điều kiện hưởng không căn cứ vào tình trạng kinh tế của gia đình và sự đóng góp của người chết khi còn sống. Phần lớn thân nhân của người chết chưa đến tuổi lao động hoặc quá tuổi lao động đều được hưởng trợ cấp, dẫn đến mức trợ cấp hàng tháng thấp, không đảm bảo ý nghĩa nhân đạo của chế độ trợ cấp này.

Vì vậy, nên chăng Nhà nước tính mức trợ cấp dựa trên mức lương bình quân của người lao động trước khi chết ; mặt khác, Nhà nước quy định đại diện đối tượng hưởng trợ cấp, chẳng hạn thân nhân có người nuôi dưỡng trực tiếp có mức thu nhập lớn hơn 10 lần mức lương tối thiểu thì không được hưởng trợ cấp tuất tháng.

4. Về tổ chức quản lí chi BHXH

- Từ nay đến những năm tiếp theo BHXH huyện Cẩm Xuyên trong đó phòng Quản lý chế độ chính sách tiếp tục tăng cường quản lý đối tượng được hưởng BHXH. Thực hiện chặt chẽ quy trình xét duyệt hưởng các chế độ về thời gian, mức đóng góp... chỉ tiến hành giải quyết chi trả các chế độ cho người lao động thông qua tổ chức sử dụng lao động( trừ chi lương hưu). Không trực tiếp giải quyết với người lao động để đảm bảo sự công tâm và tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, tiêu cực.

- Rà soát lại hồ sơ của đối tượng để lập phiếu trung gian và đưa vào hệ thống máy tính nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và quản lý đối tượng thuận tiện lâu dài và chính xác. Đặc biệt đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp mất sức lao động khi hết 1/2 thời gian hưởng trợ cấp phải cắt giảm kịp thời theo quyết định số 60/HĐBT nay là Chính Phủ.

- BHXH huyện kết hợp với uỷ ban nhân dân xã, phường, thị hướng dẫn uỷ ban nhân các xã, phường , thị trấn thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết về chi trả BHXH, quản lý an toàn tiền mặt trong thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH.

- Tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, tai nạn lao động đúng nguyên tắc, đúng chứng từ gốc và đảm bảo đúng quy định hiện hành. Thực hiện chi quản lý tiết kiệm hiệu quả.

- Tổ chức quản lý an toàn và đảm bảo sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí chi BHXH tiếp tục gắn trách nhiệm thu nộp BHXH với việc xét duyệt và chi trả.

- Năm 2002, BHXH và BH Y TẾ sát nhập thành một cơ quan thống nhất từ trên xuống dưới. Vì vậy số cán bộ trong cơ quan sẽ tăng lên. Song,

trụ sở cơ quan chật hẹp, nếu có thể cơ quan nên xây dựng một trụ sở mới rộng hơn, giúp cho cán bộ trong cơ quan có điều kiện làm việc thoải mái hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp triển khai công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002 doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)