Nhận xét về kế toán TSCĐ ở công ty:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật liệu xây dựng-xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng. (Trang 52 - 54)

1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán của công ty:

- Công ty VLXD-XL & KD nhà Đà nẵng là một Doanh Nghiệp Nhà Nước, có mạng lưới kinh doanh tương đối rộng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực do đó công ty đã áp dụng hình thức kế toán nữa tập trung nữa phân tán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, vừa đảm bảo tính chính xác kịp thời các thông tin kế toán.

- Công ty luôn tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành nên đáp ứng được nhu cầu quản lý nội bộ cũng như yêu cầu quản lý của nhà nước. Hiện nay công ty đang áp dụng theo Quyết định 15/2006/ QĐBTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính ban hành.

- Đội ngủ nhân viên có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi kế toán được phân công theo dõi một hoặc một số phần hành nhất định nên công việc không bị chồng chéo lên nhau; thường xuyên đối chiếu lẫn nhau tạo điều kiện cho công tác hạch toán tổng hợp được thuận tiện; lên báo cáo chính xác.

- Về cơ bản công tác quản lý TSCĐ tương đối chặt chẽ từ khâu mua, sử dụng, sửa chữa đến khâu thanh lý nhượng bán.

2. Về hình thức kế toán:

Công ty đã chọn hình thức chứng từ-ghi sổ áp dụng là rất phù hợp. Bởi vì đây là một hình thức có nhiều ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dể ghi chép, dể đối chiếu kiểm tra thuận tiện trong phân công lao động kế toán, thích hợp với việc sử dụng máy vi tính để xử lý thông tin.

3. Phân loại TSCĐ:

Như đã trình bày ở trên , TSCĐ của công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại; hiện tại công ty đã phân thành 3 loại theo kết cấu, theo bộ phận sử dụng, theo nguồn hình thành. Với cách phân loại như vậy là rất tốt, có thể giúp cho công ty dể dàng quản lý TSCĐ, đồng thời biết cách sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, trong công ty có nhiều đơn vị, mỗi đơn vị lại có nhiều loại TSCĐ khác nhau mà công ty không quy định cho mỗi TS một số hiệu tương ứng sao cho phù hợp với đặc điểm, bộ phận sử dụng và công dụng của từng TS. Vì vậy không thống nhất được giữa các bộ phận, nên gặp nhiều khó khăn trong công việc theo dõi-quản lý: tra cứu không nhanh chóng , không chính xác khi cần thiết.

4. Đánh giá TSCĐ:

TSCĐ được theo dõi theo nguyên giá và giá trị còn lại là hoàn toàn phù hợp với việc hạch toán TSCĐ.

5. Kế toán tăng giảm TSCĐ:

Nhìn chung việc hạch toán tăng giảm TSCĐ ở công ty được theo dõi, hạch toán đúng trình tự, mọi TSCĐ đều có hồ sơ riêng, các thủ tục, các hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận, biên bản thanh lý, giấy chứng nhận chất lượng liên quan đến TSCĐ được công ty xem xét kỹ càng.

Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, kế toán tính và xác định nguyên giá rõ ràng theo đúng quy định của Nhà Nước và tiến hành phân loại theo yêu cầu quản lý.

Hệ thống sổ sách kế toán TSCĐ ở công ty , kế toán căn cứ vào hồ sơ của TSCĐ định kỳ ghi vào sổ theo dõi TSCĐ theo các nội dung như tên, số hiệu, năm sử dụng, số lượng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao…rất thuận tiện cho công việc quản lý cũng như công việc tính khấu hao, từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý.

6. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ:

Ở công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này có ưu điểm là công việc tính toán đơn giản, số khấu hao ổn định giữa các kỳ tạo giá thành ổn định và chi phí SXKD phân bổ đều .

Tuy nhiên:

*Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng mà nghành nghề này lại hoạt động theo mùa (mùa mưa ít) vì vậy khi sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh trong các quý.

*TSCĐ của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay cũng tương đối lớn nên khi sử dụng phương pháp này thì khả năng thu hồi vốn chậm gây khó khăn cho tình hình tài chính của công ty.

*Ngày nay sự phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bảo, máy móc thiết bị hao mòn vô hình rất nhanh chóng với lại trong những năm cuối thì công suất của TSCĐ không đạt hiệu quả nửa nên công ty phải chịu một khoản chi phí khấu hao lớn

7. Kế toán sửa chữa TSCĐ:

- Đối với việc sửa chữa thường xuyên công ty thực hiện rất tốt, mặt khác còn có thể tiết kiệm được chi phí bởi lẽ công nhân đặc biệt là các lái xe ngoài thực hiện tốt công việc của mình còn biết tự sửa khi hư hỏng nhẹ giúp đẩy nhanh tiến độ, tạo cảm giác thoải mái không ỷ lại khi có sự cố xảy ra.

- Đối với việc sửa chữa lớn thì công ty thực hịên theo nghiệp vụ phát sinh nên có khi nhiều máy móc hư kéo dài trong thời gian thi công làm chậm tiến độ, chất lượng kém; và công ty không lại không trích trước chi phí SCL mà lúc phát sinh rồi mới đưa vào phí sẽ làm chi phí các kỳ này biến động mạnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật liệu xây dựng-xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng. (Trang 52 - 54)