IV. Khảo sát ảnh hưởng của 4 loại môi trường dinh dưỡng lên sự hình thành và
10. Khả năng sinh bào tử của dòng nấm Paecilomyces spp Pae3 TG trên 4 loạ
loại môi trường dinh dưỡng
Bảng 17. Số lượng bào tử của nấm Pae3 - TG ở thời điểm 2, 4, 6, 9, 12 và 14 ngày sau khi lắc. T = 250C, H = 65%
Số lượng bào tử nấm Pae3 - TG ( x108 bào tử.ml-1 ) Nghiệm thức 2 NSKL 4 NSKL 6 NSKL 9 NSKL 12 NSKL 14 NSKL CDA 0,2 c 0,3 b 0,6 d 0,4 d 0,4 c 0,2 d CAM 2,6 b 4,1 a 4,8 bc 2,7 c 1,6 b 1,1 c SDAY1 3,5 a 3,9 a 5,0 b 3,2 b 1,6 b 1,4 b SDAY3 3,7 a 4,0 a 5,6 a 4,6 a 2,5 a 2,0 a CV (%) 15,05 11,13 12,73 18,08 21,36 24,85 Ý nghĩa ** ** ** ** ** **
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử DUNCAN. ** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
31 Hai môi trường SDAY1 và SDAY3 cho mật số bào tử cao hơn so với CDA và CAM ở 2 NSKL, tuy giữa chúng không khác biệt nhau về mặt thống kê. Đến 4 NSKL, cả 3 môi trường CAM, SDAY1 và SDAY3 có sự tăng mật số nhanh chóng và không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở mức độ 1%, môi trường CDA gia tăng mật số bào tử chậm hơn, chỉđạt 0,3 x108 bào tử.ml-1.
Khả năng tạo bào tửở 4 môi trường dinh dưỡng cao nhất ở 6 NSKL. Mật số bào tử cao nhất ở môi trường SDAY3 (5,6 x108 bào tử.ml-1) và thấp nhất là môi trường CDA, chỉ có 0,6 x108 bào tử.ml-1. Hai môi trường SDAY1 và CAM cho mật số bào tử lần lượt là 5,0 x108 bào tử.ml-1 và 4,8 x108 bào tử.ml-1, tuy nhiên giữa chúng không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Nhìn chung, sau thời điểm các nghiệm thức có khả năng tạo mật số bào tử cao nhất (6 NSKL). Ở 3 thời điểm 9, 12 và 14 NSKL, các môi trường đều giảm mật số khá nhanh. Tuy vậy, môi trường SDAY3 vẫn tỏ ra tối ưu cho sự phát triển của nấm Pae3 – TG hơn các môi trường CDA, CAM và SDAY1. Như vậy, thời gian tốt nhất để nhân số lượng sinh khối bào tử nấm Pae3 – TG là 6 NSKL, vừa có mật số bào tử vừa có thời gian lắc nhanh hơn.
34