Mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Tuấn Hải - Thực trạng và giải pháp (Trang 47)

1. 3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở

3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong năm tới, mục tiêu mà công ty phấn đấu thực hiện là : Về mục tiêu sản xuất kinh doanh :

+ Doanh thu phấn đấu đạt được là 7 tỷ đồng. + Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu đạt 1,7 – 2 %

+ Đảm bảo việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân đạt 1,5 – 2 triệu đồng.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nhận thức chính trị tư tưởng trong toàn bộ cán bộ công nhân viên và người lao động trong Công ty, đẩy mạnh các phong

trào thi đua, thúc đẩy tăng trưởng bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm lo bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên lao động.

Nộp ngân sách nhà nước thực hiện 100%.

Cung cấp đầy đủ kịp thời các vật tư chủ yếu cho các công trình xây dựng. Tổ chức thi công hoàn thành công trình giao thông đường bộ Kim Bôi- Chi Nê. 3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG TUẤN HẢI.

3.2.1. Giải pháp về quản trị hoạt động thương mại ở doanh nghiệp.

Quản trị thương mại ở doanh nghiệp sản xuất, chính là công tác quản trị đầu vào, quản trị đầu ra.

3.2.1.1. Giải pháp cho quản trị đầu vào.

Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu nhập từ các công ty phân phối lớn nhưng Công ty lại không trực tiếp quan hệ với các bạn hàng lớn đó nên dẫn đến một số nhược điểm sau:

Công ty phải phụ thuộc vào các nhà phân phối. Phải chịu chi phí nguyên vật liệu cao.

Không nắm bắt được nhiều thông tin về thị trường. Không làm chủ được trong việc đưa ra giá.

Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên bằng cách:

Xác địmh rõ nhu cầu về nguyên vật liệu của mình, định mức nguyên vật liệu sản xuất dùng trong tháng, quý, năm cho từng đơn vị sản xuất. Cần dùng bao nhiêu nguyên vật liệu nhập khẩu, cần dùng bao nhiêu nguyên vật liệu nội địa, cần dùng bao nhiêu nguyên vật liệu sẵn có để từ đó có kế hoạch mua cho phù hợp.

Chủ động thiết lập các quan hệ mua bán trực tiếp với bạn hàng nước ngoài để trách bị phụ thuộc vào nhà nhập khẩu.

Phải có bộ phận nghiên cứu thị trường đầu vào để tìm nguồn cung ứng thích hợp, chất lượng đầu vào được nâng cao và tránh không rơi vào thế bị động khi thiếu nguyên vật liệu.

Lập bộ máy quản trị đầu vào. Bộ máy phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xác định và lập kế hoạch hậu cần vật tư: Xác định nhu cầu vật tư và xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư năm, quý, tháng.

Lập các đơn hàng và ký kết hợp đồng mua vật tư.

Tổ chức tiếp nhận vật tưvề số lượng và chất lượng, thực hiện bảo quản tốt vật tư.

Theo dõi thường xuyên tình hình dự trữ sản xuất của doanh nghiệp và có biện pháp hợp lý để điều chỉnh dự trữ, đảm bảo mức dự trữ sản xuất phù hợp.

Tổ chức cấp phát vật tư cho các đơn vị sản xuất và thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở các đơn vị này.

Thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty. Hoạt động đảm bảo vật tư là hoạt động tiền đề của tổ chức sản xuất. Nó có vai trò quyết định tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác quản trị đầu vào.

3.2.1.2. Giải pháp về quản trị đầu ra.

Quản trị đầu ra cũng là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản trị thương mại ở doanh nghiệp sản xuất. Bởi vậy quản trị đầu ra có một vai trò rất quan trọng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì doanh nghiệp nào tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì doanh nghiệp đó thu được nhiều lợi nhuận, quay vòng vốn nhanh và có khả năng đứng vững trên thị trường. Vì vậy, việc quản trị tốt công tác tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, luôn được các doanh nghiệp quan tâm và tìm mọi giả pháp để hoàn thành công tác này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng tuấn hải cũng như bao công ty khác. Công ty luôn tìm mọi cách để hoàn thiện mình và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm ở Công ty còn nhiều bất cập. Để hoàn thiện hơn, Công ty phải tuân theo một số giải pháp sau đây:

Công ty phải thành lập phòng Marketing riêng, phải có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Khi đó mới mở rộng được thị trường tiêu thụ và mới nắm vững được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình. Từ đó có biện pháp để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của khách hàng được tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Nâng cao chất lượng công tác điều tra nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là phải xác định được nhu cầu hay mong muốn của khách hàng về sản phẩm hàng hoá cũng như các yếu tố có tác động trực tiếp tới tiêu thụ. Hoạt động nghiên cứu thị trường phải đảm bảo cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có thể bán được.

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm miêu tả chủng loại và cơ cấu sản phẩm được tiêu thụ, số lượng và giá trị của sản phẩm được tiêu thụ cũng như đối tượng khách hàng và cơ cấu thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Lập kế hoạch tiêu thụ nhằm đảm bảo tính chủ động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường luôn luôn biến động và phức tạp. Vì vậy kế hoạch không được mang tính cứng nhắc mà thường xuyên phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của môi trường. Các kế hoạch phải có mối liên hệ mật thiết với nhau. Công tác xây dựng phải luôn được đổi mới và hoàn thiện hơn.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường bâừng cánh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng mà còn kéo dài trong suốt quá trình sản phẩm đó được tiêu dùng. Vì vậy các hoạt động như: Bảo hành, bảo dưỡng, thay thế các linh kiện…Công ty phải thực hiện đầy đủ và ngày càng có chất lượng tốt hơn.

Ngoài các giải pháp trên Công ty còn cần hoàn thiện hệ thống kênh phân phối để cho công tác quản trị đầu ra ngày càng được hoàn thiện hơn.

Công ty phải lựa chọn cho mình hình thức tiêu thụ cho phù hợp với điều kiện của Công ty. Hoặc là chọn kênh tiêu thụ trực tiếp hoặc là lựa chọn kênh tiêu thụ gián tiếp. Nhưng sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng và các thiết bị lắp đặt mạng lưới điện bởi vậy công ty phải lựa chọn hình thức tiêu thụ cả trực tiếp và gián tiếp. Do vậy Công ty phải thiết lập mạng lưới tiêu thụ cho phù hợp.

3.2.2- Giải pháp về hoạt động bán hàng.

Bán hàng là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty TNHHXD Tuấn Hải cần đưa ra những biện pháp bán hàng có hiệu quả nhất. Từ đặc điểm về sản phẩm của Công ty, công ty cần phải nghiên cứu rõ thị trường, nhu cầu của khách hàng và lựa chọn kênh bán hàng thích hợp với sản phẩm của công ty mình. Đặc biệt công ty cần có khâu tổ chức bán hàng và phục vụ khách hàng một cách chu đáo. Bán hàng là một khâu quan trọng và phức tạp, nhân viên bán hàng phải thật khéo léo và hiểu biết về sản phảm mà công ty mình đang kinh doanh. Họ là những người người thay mặt công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó nhân viên bán hàng phải truyền đạt được những lợi ích mà khách hàng sẽ có được khi mua sản phẩm của công ty như: Khi khách hàng mua hàng của công ty họ sẽ được trở hàng đến tận nơi, và sẽ được bảo hành nếu sản phẩm bị hỏng trong thời gian bảo hành. Bên cạnh những hoạt động trên công ty còn có thể áp dụng khuyến mại trong một thời gian nhất định hoặc giảm giá hàng hoá cho những khách hàng thường xuyên, và mua hàng với số lượng lớn nhằm thức đẩy quá trình bán hàng của công ty. Để làm tốt những vấn đề trên lực lượng bán hàng của công ty phải được đào tạo một cách bài bản, phải được trải nghiệm qua thực tế. Lực lượng bán hàng sẽ phải tự châu rồi kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân như tự đi học kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác để từ đó rút ra kinh nghiệm và cách thức bán hàng cho bản thân. Với nhừng giải pháp bán hàng đã đề ra như trên Công ty TNHHXD Tuấn Hải có thể tăng doanh thu của mình cao hơn nữa nhờ hoạt động bán hàng của Công ty được tôư chức và thực hiện có chính sách và có bài bản.

Để làm tốt công tác cung cấp nguyên vật liệu một cách nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ cho nhu cầu sử dụng trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục không bị giãn đoạn. Quản trị dự trữ là một trong những vấn đề quan trọng góp phần cho sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do vậy Công ty TNHHXD Tuấn Hải đã đưa ra những giải pháp cụ thể sau để làm tốt công tác này. Trước tiên công ty luôn tính toán nhu cầu sử dụng từng loại nguyên vật liệu, để có những chính sách cụ thể cho việc dự trữ các loại ngyuên vật liệu đó. Công ty luôn kiểm tra mức sử dụng nguyên vật liệu sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Theo dõi quá trình cấp phát nguyên vật liệu. Định mức dự trữ cho mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Theo dõi và điều chỉnh dự trữ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng tránh trường hợp dự trữ quá nhiều sẽ gây lãng phí làm tăng chi phí bảo quản, chi phí nhà kho… đồng thời cũng không nên dự trữ quá ít sẽ làm giãn đoạn quá trình kinh doanh ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu của công ty. Bởi thế Công ty luôn phải quan tâm chú trọng tới công tác quản trị dự trữ của mình, làm tốt công tác dự trữ công ty sẽ có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đưa công ty ngang bằng va phát triển hơn các công ty khác trện thị trường.

3.2.4- Giải pháp về vốn, chi phí.

3.2.4.1. Giải pháp về vốn.

Vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn cố định do vậy để tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, Công ty cần có những biện pháp để tăng nguồn vốn kinh doanh của mình như: Tự bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh Công ty có thể dùng lợi nhuận hoặc các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng, mở rộng hoặc mua sắm các tài sản cố định mới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Công ty còn có thể đi vay vốn để tăng thêm năng lực phục vụ hoạt động kinh doanh, Vốn cố định của Công ty ít do vậy Công ty phải tự huy động vốn tín dụng từ nhiều nguồn vay khác nhau như: Thuê tài sản, thuê mua trả góp, vay vốn dài hạn định kỳ hay vay có kỳ hạn…Ngoài các nguồn vốn cố định trên Công ty còn có thể huy động các nguồn khác ngoài các nguồn trên, từ các quan hệ với các đơn vị nguồn

hàng, bạn hàng, khách hàng, các tổ chức kinh tế ở địa phương…Để tăng thêm nguồn vốn kinh doanh của Công ty, Công ty cũng có thể xây dựng cơ bản bằng cách mở rộng cơ sở sẵn có, xây dựng lại hoặc xây dựng mới. Để bảo đảm điều kiện vật chất để nâng cao năng lực dự trữ, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ…nhằm phục vụ khách hàng được đầy đủ, thuận tiện…Có như vậy Công ty mới có khả năng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.2.4.2. Giải pháp về chi phí.

Chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm: Tiền mua hàng, chi phí vận chuyển, các khoản nộp thuế, các khoản mua bảo hiểm…Do vậy Công ty muốn kinh doanh có lãi và ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường Công ty phải có những giải pháp để giảm chi phí kinh doanh. Muốn giảm chi phí kinh doanh thì Công ty phải có biện pháp giảm các chi phí sau:

Giảm chi phí mua nguyên vật liệu bằng cách giảm đơn giá mua cho một đơn vị hàng hoá. Công ty phải chọn người bán có nguồn hàng có chất lượng tốt, giá hợp lý, có khả năng giao hàng đúng thời hạn và ổn định. Ngoài ra Công ty có thể đa dạng hoá nguồn mua nguyên vật liệu để giảm rủi ro trong quá trình mua hàng. Giảm chi phí tiền mua bảo hiểm cũng là một biện pháp giảm chi phí một cách hữu hiệu. Các nhà lãnh đạo trong Công ty cần có những tính toán, xem xét kỹ và mua bảo hiểm đúng cho hàng hoá và tài sản kinh doanh của mình, cần tính toán kỹ số tiền mua bảo hiểm một cách hợp lý, để nếu có xảy ra tổn thất thì phải được bồi thường mà không làm tăng chi phí bảo hiểm. Công ty cần lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Bên cạnh đó Công ty cũng cần lựa chọn người bán bảo hiểm có uy tín, khi gặp rủi ro được bồi thượng mà không có thêm những điều kiện khác kèm theo ngoài các điều kiện đã ký trong hợp đồng mua bảo hiểm. Ngoài ra Công ty cũng có thể giảm chi phí bằng cách giảm chi phí vận chuyển bằng cách: Giảm chi phí tổn thất vận tải như giảm quãng đường vận chuyển bình quân bằng cách ghép hợp lý đơn vị mua với đơn vị mua hàng. Lựa chọn phương tiện vận chuyển hợp lý. Lựa chọn phương thức vận tải tiên tiến. Phân bổ hợp lý mạng lưới kinh doanh để giảm chi phí vận chuyển. Bên cạnh những chi phí nói trên Công ty còn có thể giảm

chi phí kinh doanh bằng cách giảm các chi phí sau: Giảm chi phí thu mua nguyên vật liệu, giảm chi phí hao hụt nguyên vật liệu, giảm chi phí hành chính…

3.2.5- Giải pháp về lao động.

Cũng như bao công ty khác, Công ty TNHHXD Tuấn Hải luôn coi trọng lực lượng lao động trong Công ty. Để đảm bảo lực lượng lao động của Công ty đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện nay, Công ty đưa ra những chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động của mình. Để làm tốt kế hoạch đào tạo Công ty cần phải lựa chọn đối tượng được đào tạo, những người được đào tạo, bồi dưỡng phải là những người có năng lực, có trình độ…Phải xác định cụ thể các phương pháp và trình tự đào tạo. Phải xác định vị chí cụ thể cho đối tượng được cử đi đào tạo. Có thể đào tạo các đối tượng này tại chỗ hoặc đào tạo ở bên ngoài. Đào tạo bồi dưỡng lao động phải đào tạo một cách tổng thể cả chuyên môn nghiệp vụ, thể chất văn hoá, tinh thần trách nhiệm nên được xây dựng thành phong trào cụ thể, có như vậy công ty mới có thể đảm bảo được chất lượng lao động có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của Công ty.

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG TUẤN HẢI.

Công ty cần có biện pháp xây dựng cơ cấu thật hợp lý bộ máy quản trị kinh

Một phần của tài liệu Quản trị kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Tuấn Hải - Thực trạng và giải pháp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w