Quan điểm chỉ đạo của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND

Một phần của tài liệu 247510 (Trang 30 - 33)

NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái

sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau. [34, tr.289]

Trong hoạt động quản lý nhà nước, hiệu quả chính là tiêu chí đánh giá các hoạt động quản lý của các chủ thể có thẩm quyền. Đối với UBND cấp xã, hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động mang tính đặc thù, hoạt động này không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân nó có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp. Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiều khi được đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lượng. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố không thể định lượng một cách cụ thể, chính xác; chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự am hiểu về các lĩnh vực xã hội cơ bản của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. Những yếu tố này có vai trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lý nhà nước nhưng không thể lượng hoá như các chỉ số khác.

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp xã tiến hành quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và dân cư trên địa bàn, nhằm hướng đến mục đích: làm cho xã hội ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao . Do vậy: Hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã là kết quả đạt được khi

UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã UBND cấp xã

Ngay từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Nghị quyết đại hội Đảng VI ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra phương hướng cải cách bộ máy nhà

nước, xây dựng một bộ máy trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu “…thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu quả; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao với đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản ký Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. [4, tr.118- 119]

Nghị quyết xác định: “UBND các cấp cần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Đại hội Đảng lần VI là bước đột phá trong tiến trình hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cách hệ thống chính trị, cải cách kinh tế, mở rộng quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần VII tiếp tục đưa ra phương hướng cải cách bộ máy nhà nước theo hướng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Đối với chính quyền cơ sở cần “xác định lại

chức năng, nhiệm vụ của cả ba cấp chính quyền để sắp xếp lại tổ chức, đề cao quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương, đông thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương… xây dựng chính quyền xã, phường vững mạnh” [5, tr.92].

Tiếp tục công cuộc đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra phương hướng chủ yếu trong việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết nhấn mạnh việc thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở: “kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, có quy định cụ thể về chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn, chính sách đãi ngộ; kiện toàn tổ chức, hoạt động của UBND cấp xã theo hướng tinh gọn, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND”. Nghiên cứu, tìm hiểu sự khác nhau giữa tổ chức và hoạt động cuả UBND cấp xã ở đô thị và nông thôn để từng bước điều cỉnh, bổ sung tổ chức và hoạt động của UBND phù hợp với từng địa bàn.

Tại Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010. Đảng và Nhà nước đã giao cho Chính phủ chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền địa phương nói chung trong đó có UBND cấp xã. Nghị quyết đề ra phương hướng: “phân công, phân cấp nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý HĐND, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn” [6, tr.113]. Tiếp theo đó, ngày 18/03/2002, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn. Nghị quyết chỉ đạo: “Cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo hướng đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp xã. Đối với những nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, những công việc được phân cấp và những công việc tự quản ở cộng đồng dân cư, Chủ tịch UBND cấp xã đưa ra HĐND cấp xã bàn, quyết định chủ trương sau đó tổ chức thực hiện. Đối với những việc cấp trên uỷ quyền, UBND cấp xã thực hiện theo đúng quy định của cấp trên. Đối với công việc của thôn và các tổ chức tự quản khác, UBND cấp xã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát việc tuân thủ pháp luật. Đối với các khiếu kiện của dân phải đề cao trách nhiệm giải quyết theo đúng thẩm quyền, không để dây dưa kéo dài” [7].

Gần đây, tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành NQ số 17- NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong đó có UBND cấp xã. Trên cơ sở đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 53/2007/NQ- CP ngày 07/11/2007 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ hội nghị lần thứ 05 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X.

Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo nêu trên sẽ là căn cứ để UBND cấp xã tổ chức, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu 247510 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w