Các biện pháp bảo đảm cho kiểm sát viên

Một phần của tài liệu 247473 (Trang 65 - 72)

Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các lĩnh vực tư pháp có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự về danh dự,

nhân phẩm, tài sản, tự do và cả tính mạng. Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ đối với kiểm sát viên với tư cách là trung tâm của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đó là nguy cơ của sự thù hằn cá nhân, sự đe dọa, trả thù... Hơn nữa, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên toà, các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thường lợi dụng kẽ hở của pháp luật, bằng mọi giá nhằm cản trở hoạt động của kiểm sát viên, ép buộc kiểm sát viên thay đổi quyết định truy tố có lợi cho họ...

Trên thực tế, pháp luật hiện hành cũng có những quy định tương đối cơ bản nhằm bảo vệ kiểm sát viên như quy định về tội chống người thi hành công vụ, các tội trong lĩnh vực xâm phạm các hoạt động tư pháp (được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự 1995). Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thực tế, tính chất của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đã xuất hiện những hành vi phạm tội với số người phạm tội ngày càng tăng, mức độ phạm tội có tổ chức mang tính phổ biến, đặc biệt là những án về ma tuý, buôn lậu, tham nhũng... Bên cạnh đó, khi xét xử các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động cũng có những trường hợp đương sự thua kiện đe dọa, trả thù...

Trước tình hình đó, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho kiểm sát viên trở nên rất cấp thiết. Các biện pháp này cần có tính dự phòng trước, bảo đảm cho kiểm sát viên được an toàn, giúp họ yên tâm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yên tâm công tác, đấu tranh vì sự công bằng xã hội, vì công lý.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm cho kiểm sát viên. Mục đích của các biện pháp này là bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của kiểm sát viên, tránh những rủi ro do tính chất nghề nghiệp mang lại. Cụ thể là:

- áp dụng các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của kiểm sát viên do cơ quan an ninh thực hiện.

- áp dụng các biện pháp pháp lý, bằng cách tăng nặng trách nhiệm hình sự với các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của kiểm sát viên

- Quy định chế độ bảo hiểm, bồi dưỡng vật chất... trong trường hợp kiểm sát viên bị chết, bị thương tật hoặc có những tổn hại tới sức khỏe, tài sản của họ cũng bị hư hỏng, huỷ hoại do thực hiện công vụ.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì tội phạm là người nước ngoài hoặc người nước ngoài là người bị hại, là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.... có chiều hướng gia tăng, muốn thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không chỉ Thẩm phán, Hội thẩm mà cả kiểm sát viên đều phải nỗ lực phấn đấu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đảm nhiệm tốt vai trò của người tiến hành hoạt động tố tụng, và Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tóm lại, trước yêu cầu ngày càng cao của cải cách tư pháp, việc hoàn thiện chế định kiểm sát viên đang là vấn đề bức thiết của nền tư pháp nước nhà. Từng bước hoàn thiện về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và những đảm bảo khác về chế độ chính sách, quản lý nhà nước và vấn đề văn hóa xét xử là những việc cần làm để hướng tới một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh thúc đẩy và nâng cao hoạt động của đội ngũ kiểm sát viên cũng như của ngành kiểm sát hiện nay. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ kiểm sát viên đã và đang góp phần rất lớn và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện chế định kiểm sát viên là góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà, góp phần thực hiện mục tiêu đầu tiên của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền.

kết luận

Với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trực tiếp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên viện

kiểm sát nhân dân đảm nhận vai trò đại diện cho công lý, cho sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực thi thống nhất. Hệ thống pháp luật nước nhà đang dần hoàn thiện, đáp ứng những yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập và phát triển, chế định kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cũng từng bước khắc phục những hạn chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân. Trong thời gian tới, thực hiện những nhiệm vụ của cải cách tư pháp, việc hoàn thiện chế định kiểm sát viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng đội ngũ kiểm sát viên tinh thông nghiệp vụ là một trong những công việc cấp bách cần làm.

Gần năm mươi năm xây dựng và hoàn thiện, chế định kiểm sát viên đã và đang khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ kiểm sát viên trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nói riêng và trong hệ thống cơ quan tư pháp, trong tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, các quy định của pháp luật đã phát huy hiệu lực và hiệu quả một cách mạnh mẽ trong việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, xây dựng đội ngũ kiểm sát viên trong sạch, vững mạnh. Sự vận động toàn diện, mạnh mẽ của xã hội làm xuất hiện một loạt các quan hệ xã hội mới, các yêu cầu mới đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật và việc thực thi pháp luật phù hợp với nội dung và tiến trình của công cuộc đổi mới, pháp luật về kiểm sát viên không nằm ngoài những đòi hỏi khách quan đó.

Trong khuân khổ của một bài khoá luận tốt nghiệp, không thể đề cập hết những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định, và với kiến thức còn có hạn, chưa thể đưa ra hết những kiến nghị, giải pháp khắc phục những hạn chế, góp phần hoàn thiện chế định, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả khóa luận rất mong được sự ủng hộ, góp ý từ các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để có cơ hội bổ sung, hoàn thiện vào các đề tài nghiên cứu sau này.

Danh mục tài liệu tham khảo 1. Nghị quyết TW III, V, VI (lần 2), VII, VIII khoá VIII

3. Chỉ thị 53/2000/CT-TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp

4. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X 5. Bộ luật Hình sự năm 1988, 1995

6. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

7. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà các năm 1946, 1959

8. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm 1980, 1992, 1992 sửa đổi

9. Luật tổ chức Toà án nhân dân các năm 1960, 1981, 1992, 2002

10. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân các năm 1960, 1981, 1992, 2002

11. Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương của cán bộ công chức

12. Pháp lệnh kiểm sát viên năm 1993, năm 2002

13. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1993 14. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 15. Pháp lệnh thi hành án năm 1993

16. Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003

17. Quyết định 06/2006/QĐ-TTg; Quyết định 138/QĐ-TTg; Quyết định 72/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về chế độ phụ cấp đối với kiểm sát viên

18. Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 121/2004/QĐ-VTVKSNDTC 19. Sắc lệnh số 13/1946/SL- CTN của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về các ngạch thẩm phán.

20. Thông tư liên tịch số 01/TTLT-VKSNDTC-BQP-BNV-UBMTTQVN hướng dẫn thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên

21. Báo cáo tổng kết ngành kiểm sát năm 2005, sáu tháng đầu năm 2007 22. Giáo trình luật Hiến pháp trưòng Đại học Luật Hà Nội

23. Tạp chí kiểm sát 24. Tạp chí Luật học

25. Các bài viết liên quan trên tạp chí Nhà nước và pháp luật

MỤC LỤC

Lời nói đầu...1

Chương 1 Những vấn đề mang tính lý luận của chế định kiểm sát viên Viên kiểm sát nhân dân...3

1.1. Vị trí, vai trò của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân...3

1.1.1. Khái niệm kiểm sát viên và chế định kiểm sát viên ...3

1.1.2. Vị trí, vai trò của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân...3

1.2. Sự hình thành và phát triển của chế định kiểm sát viên...6

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959...7

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 tới năm 1980...9

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992...10

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay...13

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân...16

1.3.1. Trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp...17

1.3.2. Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố...21

1.4. Tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân...25

1.4.1. Các quy định về tiêu chuẩn kiểm sát viên...26

1.4.2. Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và thuyên chuyển kiểm sát viên...29

1.5. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên và các cơ quan tố tụng khác...32

1.5.1. Kiểm sát viên với cơ quan điều tra...32

1.5.2 Kiểm sát viên với Toà án...33

1.5.3. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan thi hành án...34

Chương 2 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

chế định kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân...36

2.1. Vấn đề tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện...36

2.1.1. Tiêu chuẩn kiểm sát viên...36

2.1.2. Chế độ bổ nhiệm kiểm sát viên...46

2.1.3. Thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên...47

2.2. Hoạt động của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả...47

2.2.1. Trong thực hành quyền công tố nhà nước...48

2.2.2. Trong kiểm sát các hoạt động tư pháp...51

2.3. Chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với kiểm sát viên...59

2.3.1. Chế độ chính sách đối với kiểm sát viên...59

2.3.2. Khen thưởng và kỷ luật kiểm sát viên...62

2.4. Các biện pháp bảo đảm cho kiểm sát viên...63

Kết luận...65

Một phần của tài liệu 247473 (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w