TÌNH HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 49)

CỦA VIỆT NAM

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM

Nằm ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm trải dài trên 13 vĩ độ (từ 22o05’ đến 8o10’ vĩ bắc) với ¾ diện tích là đồi núi, địa hình đa dạng và hơn 3,200 km đường biển Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ đa dạng sinh học rất cao mang tính điển hình cho vùng Đông Nam Á và là một trong số ít quốc gia có những phát hiện mới về các loài đặc hữu trong thập niên 1990. Việt Nam còn được xác định là một đất nước giầu tiềm năng du lịch sinh thái, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… và nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Hiện nay nước ta có 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 255 loài ở vùng biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Trung bộ. Việt Nam còn có thêm 10 triệu ha đất ngập nước ẩn chứa nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong đó có Đồng Tháp Mười là vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á. Hệ thống rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giầu có về tính đa dạng nên ngay từ thời gian đầu của quá

trình đổi mới đất nước, việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được coi trọng.

Tiềm năng du lịch sinh thái của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm cả hệ sinh thái tự nhiện và hệ sinh thái nhân văn, Do đó có thể chia tiềm năng du lịch sinh thái ra làm 2 loại: Du lịch sinh thái tự nhiên và du lịch sinh thái nhân văn.

1 Tiềm năng về du lịch sinh thái tự nhiên.

Tiềm năng du lịch sinh thái của nước ta bao gồm các hệ sinh thái điển hình như: Hệ san hô, vùng cát ven biển, vùng đất ngập nước, rừng khô hạn, rừng ngập mặn…, và hệ thống rừng đặc dụng được phân thành các loại như: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa xã hội - bền vững môi trường.

1.1Các hệ sinh thái điển hình.

Nước ta có nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau: trong đó nổi bật nhất là các hệ sinh thái điển hình sau:

• Hệ sinh thái san hô:

Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ở vùng biển Việt Nam các hệ sinh thái san hô ở ven bờ, ven các đảo và ngoài khơi phát triển rất thuận lợi. Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam có thành phần loài rất phong phú tương đương với các khu vực giàu san hô của Tây Thái Bình Dương. Ở vùng ven biển phía Bắc của nước ta bước đầu đã định tên được 95 loài, thuộc 35 giống, 13 họ. Còn ở vùng ven biển phía Nam có 225 loài, thuộc 69 giống. Số lượng các loài san hô ở Việt Nam như vậy khá phong phú vì vùng giầu san hô trên thế giới cũng chỉ có số lượng là 75 loài.

Một số khu vực có điều kiện phát triển du lịch sinh thái dạng san hô ở Việt Nam là: Các quần thể đảo ở miền Trung, Đảo Cát Bà, Côn Đảo, vùng Vịnh Văn Phong - Đại Lãnh, Đảo Phú Quốc - Kiên Giang.

Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3200 km, dọc theo bờ biển có khoảng 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó nhóm đất cát đỏ chiếm diện tích 77.000 ha ở các tỉnh duyên hải miền Trung bộ và tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh có tiềm năng du lịch cao hơn cả.

Hệ sinh thái vùng cát ven biển điển hình là các cồn cát di động ở Phan Thiết là tiềm năng du lịch hết sức độc đáo. Ngoài việc hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan các cồn cát di động, nghiên cứu cát đỏ. Ở đây còn có thể có điều kiện phát triển các loại hình du lịch thể thao như trượt cát, đua xe, chơi bóng trên cát và kết hợp du lịch biển.

• Hệ sinh thái đất ngập nước:

Các hệ sinh thái đất ngập nước điển hình trên thế giới đều có thể tìm thấy trên lãnh thổ nước ta. Diện tích đất ngập nước ở Việt Nam khá lớn với tổng diện tích ước tính khoảng 7 -10 triệu ha, phong phú về kiểu loại cũng như đa dạng về các hệ sinh thái. Trong đó nổi bật là vùng châu thổ sông Cửu Long, miền Trung thì có các đầm phá ven biển như đầm Cầu Hai, phá Tam Giang…, các hồ chứa nước nhân tạo cũng được xem là vùng ngập nước quan trọng. Trong khi đó ở phía Bắc lại có nhiều hồ, hồ chứa nước nằm trong lưu vực sông Hồng và những bãi triều rộng lớn cùng với những cánh rừng ngập mặn của châu thổ.

Sự phong phú về kiểu loại đất ngập nước ven bờ cũng kéo theo sự đa dạng của các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Mỗi nhóm đất ngập nước ven hồ lại chứa đựng một vài hệ sinh thái, trái lại mỗi kiểu loại đất ngập nước có thể trùng với một hệ sinh thái cùng tên. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy, vùng đồng bằng sông Cửu Long là những nơi có điều kiện phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

• Hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng:

Một loại hình sinh thái đặc sắc khác của nước ta là hệ sinh thái khô hạn, mà đặc trưng là các hệ sinh thái rừng khộp. Diện tích rừng khộp ở Việt Nam có khoảng 500.000 ha. Phân bố từ Nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh, song tập trung nhiều

nhất là ở Easup (DăkLăk) với 357.114 ha, trong đó khu vực YokDon có 58.000 ha giáp ranh với Campuchia. Ngoài ra còn có một số dải rừng nhỏ hoặc đám cây họ dầu đặc trưng cho rừng khộp phát triển ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước và Tây Ninh.

Hệ sinh thái rừng khộp có tiềm năng to lớn về mặt phát triển du lịch sinh thái vì trong hệ sinh thái này có một tập hợp đa dạng sinh học bao gồm nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng và bảo tồn một số loài quý hiếm như hệ sinh thái rừng khộp YokDon và các khu vực lân cận quanh khu bảo tồn đang còn bảo vệ một số loài thực vật, động vật quí hiếm: Giáng hương, cà te, gấu mật…, bò tót, trâu rừng, bò xám, hưu cà tông (carvus eldi), vọc bạc, cọc ngũ sắc, hổ, voi, rái cá, gấu ngựa, công, gà lội, lông tía, cá sấu…

• Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Rừng ngập mặn ở nước ta phát triển từ Bắc vào Nam nhưng phát triển mạnh ở phía Nam và đặc biệt phát triển ở bán đảo Cà Mau và huyện Cần Giờ với thành phần loài khá phong phú so với các nước trong khu vực Đông Nam Á không chỉ cung cấp lâm sản có giá trị mà còn là nơi sinh sản, cư trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế như: Khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn, cá sấu… hình thành nên nhiều sân chim ở Tây Nam Bộ tạo nên một sức hấp dẫn du khách.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài sức lôi cuốn du khách còn có sức cuốn hút các nhà nghiên cứu. Từ việc tham quan rừng ngập mặn, các sân chim, hệ thống động thực vật của hệ sinh thái rừng ngập mặn…

1.2 Hệ thống rừng đặc dụng.

Hiện nay ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích là 2.381.791 ha, trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu rừng bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử và bảo vệ môi trường. Đó là những khu vực còn giữ được cân bằng sinh thái tự nhiên và nhiều khu đã trở thành những điểm du lịch sinh

thái quan trọng nên Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái.

• Vườn quốc gia

Vườn quốc gia là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch.

Hiện nay nước ta có 10 vườn quốc gia với tổng diện tích là 252.209 ha. Các vườn quốc gia là nơi bảo tồn nhiều diện tích rừng nguyên sinh nhất và đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Trong đó có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Các vườn quốc gia không chỉ có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu khoa học như: Bảo tồn nguồn gien, bảo vệ đa dạng sinh học… mà còn có giá trị rất cao đối với hoạt động du lịch. Mục tiêu của vườn quốc gia là: - Bền vững các cảnh quan tự nhiên quan trọng của một quốc gia và quốc tế nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phục vụ cho mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái.

- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên, các vùng văn hóa điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gien của các loài nhằm bảo đảm tính đa dạng và bền vững.

- Duy trì các cảnh quan tự nhiên, các sinh cảnh của các loài động thực vật hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục.

- Phát triển du lịch sinh thái.

Các vườn quốc gia được phân bổ rải rác từ Bắc Vào Nam, mỗi vườn quốc gia có các đặc điểm tự nhiên, các loài động thực vật quí hiếm, đặc hữu…khác nhau do sự phân hóa về địa lý, khí hậu, địa hình… Điều đó khiến cho du khách khi đến với mỗi vườn quốc gia đều có thể được thưởng thức một hệ sinh thái khác nhau, không hề bị trùng lắp.

• Khu rừng bảo tồn thiên nhiên

Là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gien động thực vật, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch

hoặc các yêu cầu văn hóa khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên tràm chim Tam Nông, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy.

• Khu rừng văn hóa - lịch sử và bảo vệ môi trường

Là khu rừng có các di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan có giá trị hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi như: Khu rừng Pắc Pó, Tân Trào, Đền Hùng, Côn Sơn, rừng thông Đà Lạt…

2 Tiềm năng về du lịch sinh thái nhân văn (tại các khu bảo tồn thiên nhiên)

Bên cạnh những tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên - đối tượng chủ đạo của hoạt động du lịch sinh thái thì tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn tại các khu bảo tồn là một cấu thành không thể tách rời. Nguồn tài nguyên nhân văn trong các khu du lịch sinh thái tự nhiên được hiểu bao gồm cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền thống của họ như tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực…

2.1Dân cư, dân tộc.

Như đã đề cập ở trên, dân cư dân tộc với các hình thức sinh hoạt văn hóa của họ giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tại các điểm du lịch sinh thái. Tại một số nước Đông Nam Á, ở những điểm du lịch sinh thái đã có sự kết hợp hài hòa với yếu tố cộng đồng người dân bản địa vào các chương trình tour du lịch như tổ chức để dân địa phương nhảy múa chào đón du khách đến thăm vườn quốc gia, để thổ dân giới thiệu cảnh thoát hiểm nếu bị lạc trong rừng, lấy lửa để nấu nước, loại rễ cây nào dùng để rửa tay thay xà phòng… Trong thực tế ở Việt Nam hầu hết các khu bảo tồn tự nhiên đều có dân cư sinh sống và đa phần là dân cư các dân tộc thiểu số.

Ví duï: Rừng quốc gia Cúc Phương: Có dân tộc Mường, dân tộc Thái… Vườn quốc gia YokDon: Có dân tộc Êđê, Giarai, M’nông…

Ngoài tập tục tín ngưỡng, tập quán canh tác, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội và nghề thủ công truyền thống của các dân tộc kể trên cũng rất

đặc sắc. Tiêu biểu trong các hình thức văn hóa dân gian là các vũ điệu. Dân tộc Mường, dân tộc Thái có điệu múa xòe, múa lượn, múa sạp… Dân tộc Tây Nguyên có các điệu múa cồng chiêng, những điệu múa này kèm theo bộ nhạc cụ cồng chiêng và tre nứa đã làm tăng thêm mức độ độc đáo và hấp dẫn của chúng.

Lễ hội của các dân tộc cũng khá độc đáo, tiêu biểu là các lễ hội mùa Xuân của các dân tộc Thái, Mường với các trò chơi dân gian như: Ném còn, hát đối, múa xòe… Vùng đồng bằng Bắc bộ có các lễ hội chọi Trâu. Vùng Tây Nguyên có lễ hội đâm trâu, đua voi. Đồng bào người Chăm có lễ hội Kate … rất sôi động và hấp dẫn. Ngoài ra đồng bào các dân tộc Việt Nam còn có các sản phẩm thủ công độc đáo. Tiêu biểu nhất là các đồ mây tre, đan lát, hàng dệt thổ cẩm với các đường nét hoa văn phong phú đặc sắc rất được du khách ưa chuộng.

Một trong những nét hấp dẫn và quyến rũ du khách chính là các kiến trúc dân gian của các dân tộc. Những kiểu nhà sàn của dân tộc Thái, dân tộc Mường ở phía Bắc, nhà Dài, nhà Rông của các Dân Tộc Bana, Êđê… ở Tây Nguyên luôn gây ấn tượng sâu sắc với du khách giữa một phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Đặc biệt lối kiến trúc và điêu khắc nhà mồ ở Tây Nguyên thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo.

Sản vật và văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc là một trong những yếu tố văn hóa được du khách quan tâm. Đặc biệt là quây quần bên đống lửa nhà sàn thưởng thức rượu cần với các món ăn chế biến từ lâm thổ sản là một trong những nét văn hoá phổ biến chung đối với các dân tộc thiểu số trong cả nước. Hiện nay các chương trình thưởng thức rượu cần và thưởng thức các chương trình văn nghệ của các dân tộc thiểu số đã được đưa vào các chương trình du lịch ở Hoà Bình và Tây Nguyên rất được du khách ưa thích.

2.2 Các di tích lịch sử, văn hoá.

Du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch và phát triển các khu du lịch sinh thái. Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia ngoài các giá trị về nguồn gien quí hiếm, còn chứa đựng các di tích

lịch sử văn hoá có giá trị. Trong số 105 khu rừng đặc dụng ở Việt Nam: Nhà nước đã phân loại và công nhận 34 khu rừng văn hoá lịch sử như: Pắc Bó, Tân Trào, Thần Sa, Ngọc Trạo… Có những khu rừng văn hóa lịch sử rất nổi tiếng và được du khách biết đến như: Đền Hùng, Hương Sơn, Pắc Bó, Côn Sơn, Bà Nà, rừng thông Đà Lạt, Núi Bà…

Ngoài 34 khu rừng văn hóa lịch sử thì trong số các rừng đặc dụng đặc biệt là một trong số 10 vườn Quốc gia cũng có những di tích lịch sử quan trọng có giá trị phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là vườn Quốc gia Cúc Phương với di tích thời tiền sử ở Việt Nam, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên với di chỉ văn hoá Phù Nam khá quan trọng của Vương Quốc cổ Phù Nam, vườn Quốc gia Côn Đảo với khu nghĩa trang Hàng Dương…

Như vậy, trong số 105 khu rừng đặc dụng ở Việt Nam đã có tới 40% trong số đó là tài nguyên lịch sử , văn hoá. Một điều kiện khá thuận lợi trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển du lịch sinh thái văn hoá lịch sử là các khu rừng này nằm ở các khu vực thuận lợi rất dễ tiếp cận.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 49)