Về khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu Thành tựu của Văn Hóa Trung Hoa thời kỳ Trung đại (Trang 50 - 66)

b. Thuyết Ngũ hành:

1.2.5.Về khoa học tự nhiên

Cách ngày nay trên 4000 năm, khoa học tự nhiên của Trung Hoa đã có những thành tựu rực rỡ:

* Thời cổ đại:

Thiên văn học:

Ra đời từ rất sớm và đạt được nhiều tiến bộ ở thời Xuân thu - Chiến quốc (770 – 221 TCN). Đó là sự ghi chép lại các lần nhật thực (37 lần trong vòng 242 năm ( nay đã chứng minh được 33 lần hoàn toàn chính xác)), các vì tinh tú ( 800 vì tinh tú, trong đó có 120 vì tinh tú được xác định). Bảng ghi chép các hành tinh của người Trung Hoa - “Cam Thạch Tinh” có từ thời Xuân Thu, được coi là bảng ghi chép các vì sao xưa nhất thế giới. Thế kỉ VII TCN, người Trung Hoa đã biết dung một cái “cọc” đứng để đo bóng mặt trời (gọi là Thổ khuê), qua đó đã xác định được ngày hạ chí và đông chí, làm cho cách tính lịch ngày càng chính xác.

Lịch:

Yêu cầu của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho người Trung Hoa biết làm lịch từ rất sớm. Đến đời Thương, họ đã phát minh ra lịch- âm lịch( lịch kết hợp với vòng quay của mặt trăng xung quanh quả đất với vòng quay của quả đất xung quanh mặt trời. Để tính

năm, tháng, tháng thiếu, tháng đủ, họ lấy tuần trăng tròn và trăng khuyết để tính.

Theo đó một năm được chia làm 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Người đời Thương đã biết thêm tháng nhuận để cho khớp với vòng quay của quả đất xung quanh mặt trời. Lịch pháp âm lịch, cho đến nay, vẫn còn đang được sử dụng song song với dương lịch ở Trung Hoa( kể cả ở Việt Nam và một số nước khác ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa).

Y học :

Từ thời Chiến Quốc các thầy thuốc Trung Hoa đã biết giải phẫu cơ thể người biết nội tạng và bộ máy tuần hoàn của người; chuẩn đoán bệnh qua bắt mạch; châm cứu, sắc thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt, thời kì này đã xuất hiện nhiều cuốn sách có tính chất tổng kết về Y học và dược học, như: “ Hoàng đế nội kinh”, “ Sơn hải kinh”…

Ngoài các lĩnh vực khoa học trên, những tri thức về toán học, lý học, nông học, sinh vật học cũng đạt tới trình độ cao.

* Thời trung đại

+ Bốn phát minh lớn

Giấy: do Do Thái Luân phát minh ra vào thời Đông Hán ( thế kỉ VIII SCN )

Đến thời Đường, kĩ thuật làm giấy đã hoàn chỉnh: pha thêm hồ bột với nhựa cây, tạo ra giấy chắc hơn và dễ thấm mực. Giấy làm được nhiều màu khác nhau (trong khi đến thế kỉ 13 ở châu Âu vẫn viết trên da cừu).

Nghề in

Bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu

Lúc đầu là in chữ liền: khắc chữ lên bảng gỗ, cứ một bảng là một tờ giấy nên rất tốn kém Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung ( trong khi châu Âu đến thế kỉ 15 kĩ thuật in chữ mới ra đời)

Kĩ thuật in này có hạn chế là chữ xấu, không rõ màu. Kĩ thuật này sau đó được truyền bá sang Triều Tiên. Người triều đã cải tiến, thay chữ rời bằng đất sét nung rồi đến chữ rời bằng đồng. Thứ chữ này lại được truyền bá trở lại Trung Hoa.

La Bàn

Có từ rất sớm, khoảng thời Tây Chu

Thời Chiến quốc ( cuối thời Đông Chu), Người Trung Hoa đã tìm ra nam châm ( từ thạch). Cửa ra vào của cung A Phòng của Tần Thủy Hoàng có gắn một thanh nam châm rất lớn, ai mang vũ khí đi qua sẽ bị hút lại )

Đến thời Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh ( phát hiện ra thêm tính chất sắt nhiễm từ). Thời Nguyên: La bàn đã hoàn chỉnh ( được Crixtop Colombo sử dụng ) sau đó truyền bá sang châu Âu, và chính nhờ hệ thống La bàn này mà người châu Âu mới thực hiện được những phát kiến địa lí.

Thuốc súng

Phát minh rất tình cờ, ngẫu nhiên. Người Trung Hoa quan niệm con người có thể trưởng sinh bất tử. thời Nam Bắc triều có rất nhiều đạo sĩ tìm cách chế tạo thuốc trường sinh bất tử ( từ diêm sinh, lưu huỳnh, than củi…, họ tình cờ để lửa bén vào gây nổ ).

Đến thời Đường, thuốc nổ mới chỉ được sử dụng để làm pháo. Đến thời Tống mới dùng để làm đạn lửa, cầu lửa.

Người châu Âu đã nhanh chống tiếp thu và sử dụng phát minh này của người Trung Hoa một cách hữu hiệu để làm súng trường, hỏa mai…Thứ vũ khí này đã góp phần phá vỡ nền tảng phonmg kiến ở châu Âu đẩy nhanh quan hệ TBCN (vì chỉ có dùng thuốc nổ mới có thể phá được lâu đài của phong kiến. Thuốc súng còn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc phát kiến địa lí của châu Âu.

*Không kể bốn phát minh quan trọng, đóng góp cho nền văn minh nhân loại đã nói ở trên, thời trung đại, trên cơ ở kế thừa những thành tựu rực rỡ của thời cổ đại, Trung Hoa đã có những cống hiến xuất sắc cho nền văn minh của nhân loại ở các lĩnh vực toán học, thiên văn học và y dược.

* Toán học

Từ thời hán truyền lại có quyển Cửu chương toán thuật trong đó nêu ra các phương pháp tính ruộng tích ruộng đất theo các hình thức khác nhau, tính khối lượng đất đắp thành đào hào, tính toán tiền khi mua bán gia súc, lương thực….Trong khi tính toán các vấn đề nói trên, sách này đã đề cập đến một số mặt của đại số học, như phương pháp giải phương trình bậc một có chứa nhiều ẩn số …

Đến thời Nam- Bắc triều, Tổ Xung Chi (429- 500) lại có một cống hiến lớn về toán học. Ông đã tìm được số Pi chính xác có 7 số lẻ nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927. Phát minh này của Tổ Xung Chi sớm hơn những nhà toán học các nước khác trên 1000 năm. Vì vậy, có học giả Nhật Bản đề nghị gọi số Pi là “số Tổ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Thiên văn học

Trung Hoa vốn có nhiều hiểu biết từ rất sớm. Từ thời Tần Hán, người Trung Hoa đã phát minh ra nông lịch, tức là chia một năm thành 24 tiết để căn cứ vào đó nông dân biết các thời vụ sản xúât. Đồng thời phép làm lịch ngày càng tiến bộ , do vậy từ thời Tây Hán về sau, các triều đại đã nhiều lần điều chỉnh lịch, nên ngày một chính xác.

Nhà Thiên văn học nổi tiếng thời Đông Hán là Truơng Hành (78- 139). Ông đã biết ánh sang của mặt trăng là nhận từ mặt trời. Ông cho rằng thiên thể hình cầu như vỏ trứng mà quả đất thì như lòng đỏ, một vòng của bầu trời là 365◦ ¼ một nửa ở trên quả đất, một nửa ở dưới quả đất. Căn cứ theo suy nghĩ ấy của mình, ông làm một mô hình thiên thể gọi là “ hồn thiên nghi ”. Khi mô hình này chuyển động thì các vì sao trên đó cũng di chuyển giống như tình hình thực ngoài bầu trời.

Trương Hành còn có nhiều hiểu biết về địa lí- địa chất học. Ông chế được một dụng cụ đo động đất gọi là “ địa động nghi”, có thể đo một cách chính xác phương hướng của động đất.

*Y dược

Từ thời Hán đã xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi và nhiều sách thuốc. Thương hàn luận nói về cách chữa bệnh thương hàn của Trương Trọng Cảnh cho đến nay vẫn là liệu tham khảo có giá trị trong ngành đông y của Trung Hoa. Thầy thuốc nổi tiếng nhất cuối thời Đông Hán là Hoa Đào ông là người đầu tiên ở Trung Hoa đã biết dung phẫu thuật để chữa bệnh. Ông còn chủ chương phải luyện tập than thể cho huyết mạnh được lưu thong và chính ông đã soạn ra bài thể dục “ ngũ cầm hí” tức là động tác bắt trước năm loài động vật là Hổ, Hươu, Gấu, Vượn và Chim

Đến thời Minh nhà Y học nổi tiếng là Lý Thời Trân. Tác phẩm Bản thảo cương mục của ông là một quyển sách thuốc rất có giá trị tác phẩm giới thiệu 1.558 vị thuốc do người đời trước tìm ra, và them vào 374 viên thuốc mới. Tác giả đã phan loại một cách khoa học, đặt tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì thế, sách này không chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng. Sự ra đời của quyển Bản thảo cương mục đã đẩy ngành y dược của Trung Hoa phát triển trên một bước rất lớn

.1.2.6. Về nghệ thuật.

Hai lĩnh vực đạt nhiều thành tựu là kiến trúc và hội hoạ 1.2.6.1. Kiến trúc

Những công trình kiến trúc của Trung Hoa cổ trung đại có những đặc điểm : - Sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau và chủ yếu là vật liệu bằng gỗ - Kiến trúc bao giờ cũng có nhiều mái, thường theo lối mái cong.

- Từng quần thể kiến trúc có hình thức độc đáo .

- Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc đại để, rung động lòng người. - Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc. - Bố cục đạt tính nghiêm chỉnh và linh hoạt

- Phong cách độc đáo và trình độ nghệ thuật cao

- Kĩ thuật thi công và phương pháp thiết kế tiên tiến của thời cổ đại

khắc

- Nhìn chung thời Tần Hán, thời Ngụy Tấn, Nam – Bắc triều, thời Đường, Thời Tống và thời Minh Thanh là những thời kì có nhiều công trinh kiến trúc tiêu biểu nhất

* Những công trình kiến trúc tiêu biểu

+ Vạn lí trường thành: do 3 nước Tần, Yên, Triệu thời Chiến quốc xây dựng nhằm ngăn chặn thời hung Nô từ phương Bắc tràn xuống. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa đã cho nổ 3 đoạn thành lại dài hơn 5000 km, cao từ 6- 12m rộng 5- 10m, cứ 360 m có một tháp canh.

+ Cố đô Bắc Kinh (Tử Cấm Thành ): Xây dựng khoảng 1406- 1420 ( đời vua Vĩnh Lạc) Cố Kinh từ đó trở thành nơi ở của 24 triều vua Minh Thanh. Hiện nay vẫn còn 100 toà cung điện, và 8600 gian. Trong quần thể kiến trúc này lớn nhất là điện Thái Hoà ( nơi tổ chức thi đình, yến tiệc, đón khách) và điện Trung Hoà (nơi vua và các quan chuẩn bị cho buổi thuyết triều).

+ Di Hoà Viên: một vườn hoa xây dựng cách thành phố Bắc Kinh 18km về phía tây bắc xây dựng vào thời Minh Thanh.

+ Định Lăng: ngôi mô của vua Vạn Lịch được xây dựng trong khu thập tam lăng, ở phía tây bắc thủ đô Bắc Kinh. Đặc điểm cách 14km/1km tường bao quanh. Khu thập tam lăng có nhiều kiến trúc như nhà thờ nhà để bia.

* Điêu khắc

Nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa gắn bó chặt chẽ với tập tục tôn giáo. Về chất liệu phần lớn các tác phẩm điêu khắc Trung Hoa tạc bằng đá hoa cương. Nhiều bức bộ tượng nhỏ được tìm thấy trong bức tượng người chết đời Đường. Nhiều di tích điêu khắc phật giáo cổ được giữ gìn trong các đền thờ trong hang đá. Tìm thấy các bức tượng Phật tạc trên đá tảng. Khác với phật của Ấn Độ siêu thoát khỏi trần tục, Phật của Trung Hoa người hơn trần thế hơn.

Ở Trung Hoa cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.

1.2.6.2. Hội hoạ

Hội hoạ Trung Hoa có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.

Trung Hoa đặc sắc với các gam màu vàng tranh

Chương 2: Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến thế giới, chủ yếu ở Đông Bắc Á và Việt Nam.

2.1. Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với thế giới

Trong suốt 3500 phát triển, nền văn hóa vĩ đại của Trung Hoa đã có nhiều lần vượt lên trên nền văn hóa các nước khác. Chính người Trung Hoa đã cống hiến cho nhân loại cách sản xuất ra giấy, kĩ thuật in ấn, chế ra thuốc nổ và la bàn. Xuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa Trung Hoa là khát vọng trường kì hoàn thiện tư duy của nhân loại. Nhà nước xuất hiện sớm cùng với những thành tựu lớn lao của nền văn hóa, văn hóa Trung Hoa thời cổ trung đại đã làm cho Trung Hoa trở thành một trung tâm văn hóa quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á (Việt Nam)Từ cuối thế kỉ XII đến thế kỉ XIII La bàn được truyền sang A Rập,từ đó sang Châu Âu và đã đóng góp rất nhiều cho nghành hàng hải thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau thế kỉ VI kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa được truyền sangTriều Tiên,Việt Nam và Nhật Bản. Đến thế kỉ VIII, phương pháp này qua Thổ Nhĩ Kì truyền vào A Rập, sau đó được truyền sang châu Âu.

Kĩ thuật in ấn của Trug Hoa cũng dần được truyền sang các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản sau đó truyền sang A Rập và Châu Âu.

Vào thế kỉ XIII thuôc súng và vã khí mang thuốc súng của Trung Hoa đã lần lượt đưa vào Ấn Độ, A Rập và vào cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV được truỳên sang châu Âu.

Ngoài bốn phát minh trên một số thành tựu khoa học kĩ thuật khác của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng nhất định đối với văn minh nhân loại. Thuật luyện đơn (bào chế thuốc) của Trung Hoa sau khi truyền vào A Rập, đã góp phần thúc đẩy kĩ thuật chế biến thuốc của nước này phát triển, sau đó kĩ thuật chế biến thuốc của Châu Âu lại chịu ảnh hưởng của A Rập và nền khoa học hiện đại sau này chính là được phát triển trên cơ sở kĩ thuật chế biến thuốc ở Châu Âu thời Trung Cổ.

Đồ sứ tinh sảo của Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới. Vào nửa cuối thế kỉ XV, kĩ thuật làm đồ sứ của Trung Hoa đã được truyền sang Italia, mở ra một kỉ nguyên mớ cho lịch sử ché tạo đồ sứ của Châu Âu và còn ảnh hưởng cho tới ngày nay.

Nền văn học rực rỡ và đồ sộ của Trung Hoa cũng ảnh hưởng rất lớn đến thế giới những tác phẩm văn học nổi tiếng ( Tam quóc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thuỷ Hử, Liêu trai chí dị, Kim bình mai), đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được học giả nước ngoài đánh giá cao.

Nền nghệ thuật phong phú và thần bí của Trung Hoa đã khiến bao nhiêu triết gia và nghệ thuật gia của Châu Âu thán phục. ở Thế kỉ XVIII. Nhà Khải mông tư tương Pháp Voltaire đã gọi Trung Hoa của phương Đông là “cái nôi của nền nghệ thuật”.

Triết học Trung Hoa cung có ảnh hưởng sâu sắc ở châu Âu vào thế kỉXVII – XVIII. Triết gia, Gottfdied Von Lebniz, người tiên phong của triết học cổ điển Đức là triết gia đầu tiên nhìn ra tầm quan trọng của văn hoá Trung Hoa đối với sự phát triển của châu Âu.

Ở Đức, trào lưu lấy “tôn giáo triết học” thay thế tôn giáo thần học cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.

2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Đông Bắc Á và Việt Nam

2.2.1.Ảnh hưởng của chữ viết 2.2.1.1. Đối với Việt Nam

Có nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ thứ I TCN, ngay sau khi Trung Hoa chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ thứ I TCN đến năm 938, tiếng việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho). Trong suốt thời gian bắc thuộc với chính sách hán hóa của nhà hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với ngôn ngữ tiếng Việt.

Việt Nam trước khi chữ Hán du nhập một số học giả cho rằng người Việt cho chữ viết kiểu nút gọi là “chữ khoa đậu”. Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu

Một phần của tài liệu Thành tựu của Văn Hóa Trung Hoa thời kỳ Trung đại (Trang 50 - 66)